Nghi Thức Bắt Tay - Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Hoa Sen
Có thể bạn quan tâm
Nghi thức bắt tay
Quý Anh/ Chị thân mến!
Bắt tay là một kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp, là nét đẹp văn hóa, thể hiện tình cảm quý mến nhau, là màn chào hỏi ban đầu để làm quen cho cuộc nói chuyện tiếp theo, làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn...
Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…”
Vậy bắt tay như thế nào mới đúng cách? Mục Văn hóa Doanh nghiệp kỳ 2 này sẽ gửi đến các Anh/ Chị những điều cần lưu ý khi bắt tay để mỗi người trong chúng ta có thể biết được đâu là cách bắt tay đem lại sự thân thiện và lịch thiệp với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp…
Các trường hợp nên bắt tay
- Người quen lâu không gặp.
- Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết;
- Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.
- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.
- Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.
- Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên.
- Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.
- Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác.
- Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.
- Khi tặng quà hoặc nhận quà
Những điều cần lưu ý khi bắt tay
- Việc bắt tay thường diễn ra sau hoặc cùng với lời chào. Người bắt tay phải chủ động, dứt khoát, không nắm quá chặt, không xiết quá mạnh, không lắc quá nhiều, không giữ quá lâu (không được gây ngại cho người bắt tay).
Ngược lại không nắm hững hờ, hời hợt. Trong trường hợp bắt tay những người đeo nhẫn, không để họ bị đau bởi cái bắt tay quá nhiệt tình của bạn.
Ngay khi gặp gỡ lần đầu tiên, cách bắt tay của bạn chính là một phương thức mạnh mẽ để giới thiệu về con người bạn và gây ấn tượng với đối tác. Chính vì vậy, hãy sử dụng kỹ năng giao tiếp này thật hiệu quả, để đối tác thấy trước mặt mình là một con người bản lĩnh, tự tin, chân thành và có thể tin tưởng được
- Người được tôn trọng, ưu tiên bao giờ cũng được quyền đưa tay ra bắt tay trước, người ít được tôn trọng ưu tiên mới được đưa tay bắt tay. Trong trường hợp ngang hàng nhau, khi gặp nhau thường xử sự theo nghi thức sau:
- Nữ giới được chủ động đưa tay bắt tay với nam giới.
- Người được giới thiệu chủ động chào và bắt tay người khác.
- Khi đón khách, hay khi chia tay khách, chủ nhà chủ động đưa tay bắt tay khách để thể hiện sự thịnh tình, mến khách của mình.
- Khi bắt tay phải nhìn thẳng vào mặt người mình bắt tay (không nhìn đi chỗ khác), cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt trong của các ngón tay với đối tác. Sau khi nắm tay và lắc vài lần, ánh mắt của bạn và của đối tác phải gặp nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp. Cử chỉ, thái độ phải thể hiện phù hợp với mức độ quan hệ.
- Hãy bắt tay kèm lời chào, gọi đúng tên, sau đó giới thiện bản thân. Ví dụ: Khi bắt tay, bạn hãy nói: Chào anh/chị, tôi là Thủy, Nhân viên bán hàng, rất vui được gặp anh/chị.
- Hãy đứng khi bắt tay, đó gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có một người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ, thay vì tiếp tục ngồi và để đối tác phải cúi người xuống. Không đứng trên cao chìa tay bắt tay người đứng dưới, trừ trường hợp cá biệt (người ngồi trên xe tiễn người ở dưới, hoặc trao thưởng cho người đoạt giải đứng trên bục).
- Không nên bắt tay chéo nhau, bắt tay qua đầu, qua vai người khác, hoặc dùng cả hai tay bắt với hai người cùng một lúc.
Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây:
- Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.
- Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.
- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
- Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.
- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.
NGUỒN: BAN BIÊN TẬP SEN VÀNG
Từ khóa » Cái Bắt Tay Là Gì
-
Những Chuyện ít Biết Về Nghi Thức Bắt Tay - Báo Thanh Niên
-
Nguồn Gốc Của Việc Bắt Tay Là Gì? - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Cách Bắt Tay đúng Cách "gây ấn Tượng" Khi Giao Tiếp
-
Văn Hóa Bắt Tay Trong Giới Chính Khách - CAND
-
Bắt Tay Là Một Kỹ Năng Quan Trọng Trong Giao Tiếp - Kênh Tuyển Sinh
-
Bắt Tay Như Thế Nào để Thể Hiện Phép Lịch Sự Xã Giao?
-
“ Đôi điều Về Nghi Thức Bắt Tay”
-
Điều Gì Sẽ Thay Thế Cái Bắt Tay Trong Cử Chỉ Giao Tiếp Của Con Người?
-
Những Cái Bắt Tay! - Tạp Chí Cộng Sản
-
Cách Cách Bắt Tay Trong Giao Tiếp Tạo Sự Gần Gũi Khi Nói Chuyện
-
Bắt Tay Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Từ Bắt Tay Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt