Nghĩa Tường Minh Và Hàm ý Là Gì ? Lý Thuyết, Ví Dụ, Phân Biệt Khái ...

Home » Văn Học » Nghĩa tường minh và Hàm ý là gì ? Lý thuyết, Ví dụ, Phân biệt khái niệm ? Văn Học Nghĩa tường minh và Hàm ý là gì ? Lý thuyết, Ví dụ, Phân biệt khái niệm ? admin.ta 30 Tháng Ba, 2022 25 Views 0 SaveSavedRemoved 0
nghia tuong minh va ham y

Nghĩa tường minh và Hàm ý là gì ? Cùng chúng tôi phân biệt nội dung lý thuyết của nghĩa tường minh và hàm ý dưới bài viết của chúng tôi nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Thành phần biệt lập gọi đáp là gì ?
  • Thành phần biệt lập tình thái là gì ?

         Khái niệm nghĩa tường minh và Hàm ý

Tóm tắt nội dung

  • 1          Khái niệm nghĩa tường minh và Hàm ý
    • 1.1         1. Nghĩa tường minh là gì ?
    • 1.2         2. Hàm ý là gì ?

        1. Nghĩa tường minh là gì ?

– Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

– Ví dụ minh họa:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một chiếc làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. – Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và vội quay đi.

==> Ô ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! ==> không có ẩn ý, là câu mang nghĩa tường minh.

nghia tuong minh va ham y

        2. Hàm ý là gì ?

– Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, vãn chương, nhưng trong văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý.

– Muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:

+) Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

+) Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

==> Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt.

– Ví dụ minh họa:

A: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

B: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất !

Người xem: 475

Từ khóa » Ví Dụ Về Tường Minh Và Hàm ý