​NGHĨA VỤ TRẢ NỢ CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN - HTC Law

NGHĨA VỤ TRẢ NỢ CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Kể từ ngày bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực, các bên chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Giữa vợ và chồng chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân theo Luật hôn nhân và gia đình. Một vấn đề được đặt ra đó là các khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân mà chưa được thanh toán hết sẽ được giải quyết như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật hôn nhân và gia đình 2014

II. Nội dung

1. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác trong gia đình, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung.

Nhưng nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, vợ chồng phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó chính là các khoản nợ mà vợ chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, trả cho chủ nợ. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm với giao dịch mà vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập”. Như vậy, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng. Cả vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó cho chủ nợ.

Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vềcác nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng bao gồm:

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

2. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng

Nghĩa vụ dân sự liên đới của vợ chồng là nghĩa vụ mà trong đó vợ hoặc chồng có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Theo quy định tại điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp:

Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng

– Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

– Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung, khi đó giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện theo ý định, mong muốn của cả hai vợ chồng. Tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh hai vợ chồng cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quan hệ tài sản.

– Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp này được áp dụng khi tài sản liên quan đến nhà đất, động sản phải đăng ký…mà chỉ có tên vợ hoặc chồng, nhưng đó là tài sản chung của 2 người. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung này đều do hai vợ chồng chịu trách nhiệm.

Như vậy, theo quy định trên thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung về tài sản do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng.

3. Giải quyết nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn

Khoản 1, Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.”

Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng, nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng cùng với các quy định pháp luật dân sự để giải quyết.

Đối với khoản nợ được xác lập trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn vợ chồng cần xác định khoản nợ đó có phải giao dịch do vợ chồng thỏa thuận xác lập hay khồng? Nếu như khoản nợ đó do một bên xác lập thì cần xem xét mục đích phát sinh khoản vay đó là gì?. Trong trường hợp giao dịch này là do vợ chồng thỏa thuận xác lập hoặc một bên xác lập nhưng dùng để sử dụng vào nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì vợ chồng co nghĩa vụ trả nợ khoản vay đó khi ly hôn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Khi ly hôn tài sản được phân chia như thế nào?

Giải quyết tài sản khi ly hôn

Tư vấn giải quyết tranh tài sản chung và nợ chung khi ly hôn thuận tình

Từ khóa » Nợ Sau Ly Hôn