Nghiên Cứu Kiểu Gen Mầm Bệnh, Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Kết Quả ...

Luận văn Nghiên cứu kiểu gen mầm bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân tại miền Bắc Việt Nam.Bệnh sán dây taeniasis do loài sán dây lợn Taenia solium hoặc sán dây bò Taenia saginata hoặc sán dây châu Á Taenia asiatica gây nên. Bệnh ấu trùng sán dây lợn cysticercosis do Cysticercus cellulosae là ấu trùng của Taenia solium gây nên [16] [45]. Hiện nay chỉ phát hiện được ấu trùng sán dây lợn gây bệnh trên người. Đây là bệnh truyền từ động vật sang người. Sán dây trưởng thành sống ký sinh ở ruột người. Chúng chiếm thức ăn, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của đường ruột. Các sản phẩm chuyển hoá của sán dây gây độc cho cơ thể. Đặc biệt là các cơ quan tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thần kinh, tuyến nội tiết, ngoại tiết. Tại ruột sán dây trưởng thành gây viêm ruột, làm rối loạn chức năng ruột. Tuổi thọ của sán dây cao nên tác hại do sán dây gây ra kéo dài, trường diễn. Âu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể người, chủ yếu là dưới da – cơ, mắt, đặc biệt là ở trong và ngoài não chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra ấu trùng sán lợn còn ký sinh ở các cơ quan khác như: dây thần kinh, tuỷ sống, tim, cơ lưỡi, cơ má, cơ miệng. Âu trùng sán lợn có thể sống ký sinh trong cơ thể người 20 – 25 năm. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ấu trùng sán lợn là động kinh, co giật, liệt nửa người, yếu vận động, nói ngọng, nhức đầu, các biểu hiện bệnh tùy thuộc vào vị trí ký sinh của ấu trùng. Vấn đề điều trị bệnh ấu trùng sán lợn còn gặp nhiều khó khăn và nan giải [16] [34] [42][47].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00339

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo có tới 100 triệu người nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn phân bố ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam [46]. Vấn đề chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn đã được y văn thế giới đề cập từ lâu và trải qua nhiều thập niên được bổ sung hoàn chỉnh, song cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt ở Việt Nam [52] [61].

Từ trước đến nay chủ yếu xác định loài sinh vật chủ yếu bằng hình thái học (kiểu hình=phenotipe) và phương pháp này đã có nhiều thành tựu lớn. Tuy vậy, do da dạng sinh học của sinh vật, trong đó có hình thái làm cho ta khó phân biệt bằng kiểu hình. Sử dụng gen để định loại sinh vật (kiểu gen=genotipe) là bước tiến bộ mới trong khoa học, phương pháp này đã khác phục được những khiếm khuyết mà kiểu hình mắc phải trong đó có sán dây [24]. Hơn chục năm qua, hàng ngàn bệnh nhân sán dây, bệnh nhân ấu trùng sán lợn và bệnh nhân mắc các bệnh ký sinh trùng khác đã đến khám, theo dõi, cấp cứu, điều trị, tại khoa Khám bệnh chuyên ngành Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. Trong đó có hàng trăm bệnh nhân sán dây và ấu trùng sán lợn đã được thăm khám và điều trị khỏi bệnh, thoát khỏi bệnh cảnh hiểm nghèo. Việc chan đoán đúng nguyên nhân và chẩn đoán sớm là vấn đề cốt lõi để có hướng điều trị đúng. Nghiên cứu kiểu gen mầm bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân bố bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn là góp một phần nhỏ vào quá trình chẩn đoán đúng bệnh và điều trị thành công đạt kết quả cao. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và quy mô về kiểu gen mầm bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân bố bệnh và điều trị bệnh sán dây trưởng thành và bệnh ấu trùng sán lợn. Đặc biệt bệnh ấu trùng sán lợn, vấn đề điều trị hết sức khó khăn hiện nay. Đã có một số nghiên cứu sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau và cho kết quả chưa được như mong đợi. Đây là công trình nghiên cứu cấp thiết về đặc điểm của bệnh sán dây trưởng thành và bệnh ấu trùng sán dây lợn được tiến hành tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương [34][41][42]. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘”Nghiên cứu kiểu gen mầm bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân tại miền Bắc Việt Nam” với các mục tiêu sau:

ỉ. Xác định thành phần loài bằng sinh học phân tử (kiểu gen) của sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân điều trị tại viện Sốt rét-Ký sinh trùng -Côn trùng Trung ương.

2.  Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn.

3.  Đánh giá kết quả điều trị bệnh sán dây trưởng thành và bệnh ấu trùng sán lợn bằng praziquantel và albendazol.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Đề, Hồ Sỹ Triều, Lê Thanh Hoà (2008). Biểu hiện bệnh lý trong chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercosis. Tạp chí Thông tin YDược. Số 3: 29-34. 2. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà, Hồ Sỹ Triều (2008). Giám định phân tử loài sán dây Taenia asiatica phân lập trên người tại Hoà Bình. Tạp chí Y học Thực hành. Số 5 (608-609): 130-133. 3. Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Mạnh Hùng (2009). Điều trị bệnh sán dây trưởng thành Taeniasis gây bệnh trên người bằng Praziquantel. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Viên Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương số 6 : 63 – 66. 4. Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Mạnh Hùng (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của bệnh sán dây trưởng thành gây bệnh trên người. Báo cáo tại hội nghị khoa học của nghiên cứu sinh lần thứ XV. Trường Đại học Y Hà Nội: 112 – 113. 5. Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Đề (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh sán dây trưởng thành gây bệnh trên người. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 5: 62 – 67. 6. Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Mạnh Hùng (2011). Chẩn đoán và điều trị bệnh ấu trùng sán lợn tại khoa Khám bệnh chuyên ngành, viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương từ năm 2007 – 2010. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 6: 72 – TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Y tế (2005). Hoá sinh lâm sàng, sách dùng đào tạo cử nhân kỷ thuật, y học. NXB Y học, Hà Nội tr 83 – 107. 2. Bộ Y tế – Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương (2006), Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị một số bệnh giun sán ở Việt Nam, NXB Y học Hà Nội tr 13 – 17. 3. Bộ Y tế (2006), Dược học và thuốc thiết yếu, NXB Y học Hà Nội tr 46 – 54. 4. Bộ Y tế (2006), Kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng. Sách dùng đào tạo cử nhân kỹ thuậty học, NXB Y học Hà Nội: 27 – 33. 5. Bộ Y tế – Vụ khoa học và đào tạo (2007), Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu y tế, Tài liệu dịch NXB Y học Hà Nội: 32 – 36; 64 – 72; 77, 101 – 105. 6. Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và CTV (1998). Tình hình nhiễm bệnh giun sán 7 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 2; 34 – 36. 7. Nguyễn Quốc Doanh, Lê Thanh Hoà, Nguyễn Văn Đề (2003). Giám định ấu trùng sán lợn Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử hệ gen trong the. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. Số 2: 33 – 40. 8. Nguyễn Quốc Doanh và CS (2002). Bệnh ấu trùng sán dây trên lợn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Số 6: 82 – 88. 9. Nguyễn Văn Đề, Kiều Tùng Lâm và CS (1998), Nghiên cứu bệnh sán lá, sán dây. Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 2: 29-32. 10. Nguyễn Văn Đề và CS (2002), Điều tra tại tỉnh Yên Bái tỉ lệ nhiễm sán dây và triệu chứng lâm sàng. Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Số 5: 62-67. 11. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà, Hồ Sỹ Triều (2008), Giám định phân tử loài sán dây Taenia asiatica phân lập trên người tại Hoà Bình, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (608 – 609): 130 – 133. 12. Nguyễn Văn Đề, Hồ Sỹ Triều, Lê Thanh Hoà (2008), Biểu hiện bệnh lý trong chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercosis, Tạp chí thông tin y dược số 3: 29 – 34. 13. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2006). Định loại sán dây và ấu trùng sán dây thu thập ở người tại 9 tỉnh miền Bắc Việt Nam bằng sinh học phân tử, Tạp chí nghiên cứu y học số 4: 9 – 13. 14. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2001), Giám định phân tử ấu trùng Cysticercocus sán dây lợn phân lập trên người Việt Nam, Tạp chí Y học Việt Nam Số 8: 35 – 41. 15. Nguyễn Văn Đề (2003), Mầm bệnh ký sinh trùng trong thực phẩm ở Việt Nam, Tạp chí thông tin y dược số 9/2003 tr: 47 – 51. 16. Nguyễn Văn Đề (2004), Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn ở người Việt Nam, Tạp chí thông tin y dược số 9: 32 – 51. 17. Nguyễn Văn Đề, Lê Văn Châu, Đặng Thanh Sơn, Lê Thị Chuyền, Nguyễn Thị Hợp, Hà Viết Viên, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Trung Dũng, Lê Khánh Thuận (2004), Điều tra ở nhiễm ấu trùng sán dây lợn trên thịt lợn, trâu, bò tại một số điểm tại Hà Nội, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 6: 64 – 67. 18. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2005), Nghiên cứu sán lá, sán dây gây bệnh ở người Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành số 509: 63 – 65. 19. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2006), Xác định loài sán dây taenia. saginata và taenia.asiatica gây bệnh trên người Việt Nam bằng sinh học phân tử, Tạp chíy học Việt Nam số 1: 37 – 41. 20. Nguyễn Văn Đề, Đặng Cẩm Thạch, Annet Eharte, Hà Viết Viên và CS (2001), Nghiên cứu dịch tễ chẩn đoán và điều trị bệnh ATSL tại Bắc Ninh, Thông tin phòng chống sốt rét và ký sinh trùng số 3: 87 – 93. 21. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà, Nguyễn Quốc Doanh, Nguyễn Bích Nga, Lê Đình Công (2001). Thông báo loài sán dây mới (Taenia asiatica) ký sinh ở người Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng – Số 3: 80-85 22. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hòa (2008). Những nghiên cứu sinh học phân tử trong lĩnh vực Ký sinh trùng ở Việt Nam. Hội nghị Hóa sinh-Nông nghiệp toàn quốc lần thứ 4. Nhà XBKH&KT: 456 23. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà. Phát hiện và giám định phân tử loài sán dây Taenia asiatica phân lập trên bệnh nhân tại Hà Tây. Tạp chí Thông tin Y -Dược. Số 10/2003.Tr. 28-32 24. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hòa (2010). Sán dây/ấu trùng sán lợn. Sinh học phân tử ứng dụng. Sách chuyên khảo. Nhà XBYH 318 trang. 25. Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung (1997). “Nhân 23 trường hợp bệnh gạo ở người phát hiện bằng phương pháp huyết thanh miễn dịch học”, Công trình nghiên cứu khoa học trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh: 32 – 35. 26. Lê Thanh Hoà (2002). Phát hiện và giám định loài mới ký sinh trùng gây bệnh trên người tại Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử hệ gen ty thể. Tập san Hội nghị Khoa học Hoá sinh Y – Dược Hà Nội và các tỉnh phía Bắc (8/2002): 66-75. 27. Lê Thanh Hoà (2007). Chấn đoán phân loại ký sinh trùng bằng các phương pháp truyền thống và sinh học phân tử. Tạp chí Y học thành phố Hồ chí Minh, 11 (PB2): 1-8. 28. Lê Thanh Hoà (2007). Chỉ thị di truyền phân tử sử dụng trong giám định, chấn đoán, phân loại, phả hệ, dịch tễ học và di truyền quần thể ký sinh trùng. Tạp chí Y học thành phố Hồ chí Minh, 11 (PB2): 9 – 14. 29. Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề (2007). Thấm định loài sán dây ở Việt Nam bằng sinh học phân tử. Hội nghị nKhoa học và dào tạo Ký sinh trùng toàn quốc: 22-29 30. Học viện Quân Y (2008). Ký sinh trùng và côn trùng y học, giáo trình giảng dạy đại học, NXB Quân đội nhân dân: 67 – 83. 31. Học viện Quân Y (2008). Phương pháp nghiên cứu y dược học, giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, NXB Quân đội nhân dân: 47 – 51. 32. Học viện Quân Y (2005). Ký sinh trùng và côn trùng y học, Giáo trình giảng dạy sau đại học NXB Quân đội nhân dân: 38 – 41. 33. Đỗ Đình Hồ (2007). Xét nghiệm hoá sinh lâm sàng. Sách dùng cho cử nhân kỹ thuật y học, NXB Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 57 – 61. 34. Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Trung Dũng (2010). Công tác phòng chống giun sán giai đoạn 2006 – 2010, phương hướng thực hiện chương trình phòng chống bệnh giun sán 2011 – 2015, Báo cáo tại hội nghị ký sinh trùng lần thứ 38 tập II, NXB Y học Hà Nội: 7 – 15. 35. Nguyễn Thị Hưng, Phan Huy Tập, Nguyễn Cao Vũ và CS (1999). Một vài kết quả điều tra nhiễm giun sán, tại một điểm đồng bằng thuộc tỉnh Ninh Bình, Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 2: 77 – 81. 36. Kiều Tùng Lâm, Nguyễn Thị Tân và CS (1998). Một số nhận xét về bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thông tin phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng Q4: 15 – 19. 37. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Ngọc Châu, Phan Văn Lực, Hà Duy Ngọ (2000), Lớp sán dây, giun sán học đại cương, NXB Khoa học Kỹ thuật: 21 – 27. 38. Trần Xuân Mai (2004) chủ biên, Ký sinh trùng y học, Bộ môn ký sinh trùng trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đà Nẵng: 37-42. 39. Trần Xuân Mai, Trần Thị Kim Dung, Ngô Hùng Dũng, Lê Thị Xuân, Phạm Anh Tuấn (2002). Tăng bạch cầu toan tính trong bệnh ký sinh trùng – ký sinh trùng y học, NXB Đà Nẵng: 492 – 501. 40. Trần Kim Ngọc, Phạm Văn Ý, Nguyễn Hữu Hoàn, Vũ Anh Nhị (2001), Hình thái lâm sàng nhiễm ký sinh trùng hệ thần kinh trung ương, Y học Tp. Hồ chí Minh, tập 5, phụ bản 4: 210-219. 41. Đoàn Hạnh Nguyên, Hồ Sỹ Triều và CS (2001). Điều trị bệnh ấu trùng sán lợn Cysticercosis ở người bằng Allrendazal và Praziquantel, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Sốt rét – KST – CT TƯ 1996 – 2000: 642 – 646. 42. Đoàn Hạnh Nguyên, Hồ Sỹ Triều và CS (2006). Nghiên cứu lâm sàng, điều trị bệnh ấu trùng sán lợn, sán dây trưởng thành và các bệnh ký sinh trùng khác trên người tại khoa Khám bệnh chuyên ngành Viện sốt rét – KST – CT TƯ, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Sốt rét – KST – CT TƯ 2000-2005: 562 – 571. 43. Vũ Anh Nhi (2001). Viêm màng não bán cấp do sán dây heo, Thần kinh học lâm sàng và điều trị. NXB Cà Mau: 457 – 464. 44. Nguyễn Xuân Phách (1995). Tính cỡ mẫu thống kê y học, NXB Y học: 130 – 139. 45. Đào Văn Phan, chủ biên (2010). Sách dùng đào tạo bác sỹ đa khoa, NXB giáo dục Việt Nam tập 2: 25 – 28. 46. Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm Hoàng Thế, Phạm Văn Thân, Phạm Trí Tuệ, Hoàng Tân Dân, Trương Kim Phượng, Phạm Thị Hương Liên (1998). Bệnh ấu trùng sán lợn – ký sinh trùng y học, NXB Y học Hà Nội: 218 – 226. 47. Phạm Văn Thân (2007) chủ biên. Ký sinh trùng y học, Bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội. NXB Y học: 76 – 80. 48. Phạm Hoàng Thế, Phạm Trí Tuệ (1985). Nghiên cứu 61 bệnh nhân được điều trị tại bộ môn ký sinh trùng, Trường đại học Y Hà Nội. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học viện sốt rét – KST – CT TƯ: 101 – 103. 49. Ngô Đăng Thục (1996). Một số nhận xét về hình ảnh ấu trùng sán lợn trên não, Tạp chíy học Việt Nam, tập 208. Số 9: 51 – 54. 50. Ngô Đăng Thục (1995). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng thần kinh và điều trị kén sán não, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Hà Nội. 51. Ngô Đăng Thục (1998). Tăng áp lực nội sọ do kén sán não, Tạp chíy học thực hành số 2 (322): 32 – 34. 52. Ngô Đăng Thục, Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương (1999). Kén sán não, một số kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề thần kinh học 33: 10 – 16. 53. Lê Khánh Thuận, Đặng Thị Cẩm Thạch (2006). ”Công tác phòng chống giun sán giai đoạn (2000 – 2005), phương hướng thực hiện dự án phòng chống giun sán quốc gia đến năm 2010”, Công trình nghiên cứu khoa học. Báo cáo tại hội nghị toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chủ yếu ở Việt Nam. Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng trung ương, NXB Y học Hà Nội: 93 – 101. 54. Hứa Văn Thước và CS (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và kết quả điều trị nang ấu trùng sán dây lợn ở người tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh chuên đề ký sinh trùng, phụ bản của tập 5, số 1: 55 – 58. 55. Vũ Ngọc Thuý, Tào Duy Cần (1989). Albendazol sách tra cứu sử dụng thuốc và biệt dược, NXB khoa học – Kỹ thuật Hà Nội: 49- 538. 56. Tổ chức y tế thế gới, văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương (2003). Phương pháp nghiên cứu sức khoẻ, hướng dẫn đào tạo các phương pháp nghiên cứu tài liệu dịch, NXB Y học Hà Nội: 37 – 42. 57. Phạm Trí Tuệ (1997). Đánh giá hiệu quả, áp dụng kỹ thuật miễn dịch để chan đoán một số bệnh ký sinh trùng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học viện sốt rét KST – CT TƯ: 100 – 108. 58. Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Mạnh Hùng (2009). Điều trị bệnh sán dây trưởng thành Taeniasis gây bệnh trên người bằng praziquantel, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 6: 63 – 66. 59. Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Mạnh Hùng (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chính của bệnh sán dây trưởng thành gây bệnh trên người, Báo cáo khoa học của nghiên cứu sinh lần thứXV, trường Đại học YHà Nội: 103 – 104. 60. Trường Đại học y học Hà Nội (1998). Phương pháp nghiên cứu khoa họcy học, NXB Y học Hà Nội: 51 – 63. 61. Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng trung ương (2007). ”Kiểm soát các bệnh lây nhiễm, do WHO hỗ trợ năm 2007”, Thuộc dự án lớn, phát triển mô hình tối ưu phòng chống bệnh ký sinh trùng WP/2006/VTN/CPCP/1.2/001: 62 – 69. 62. Hà Viết Viên, Lê Đức Đào, Nguyễn Đức Mạnh, Hoàng Văn Tâm, Đoàn Hạnh Nguyên, Vũ Thị Nhung (2008), Định loại sán dây Taenia spp, ấu trùng sán lợn ở người bằng kỹ thuật PCR đa mồi, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng số 1: 62 – 69.

Từ khóa » đại Cương Về Lớp Sán Dây