NGỌC TRAI: NUÔI CẤY NGỌC VÀ CÁCH THỨC KHAI THÁC NGỌC ...
Có thể bạn quan tâm
Ngọc trai là một trong những loại trang sức sang trọng có giá trị cao và được nhiều người ưa chuộng.
Trong bài viết trước, Kya Jewel đã chia sẻ cùng các bạn một số kiến thức cơ bản về ngọc trai và những món trang sức có giá trị hàng đầu thế giới theo dòng lịch sử.
So với ngọc trai tự nhiên thì ngọc trai nuôi có giá thành dễ chịu hơn nhiều và điều này cũng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của phần lớn phái đẹp. Nội dung bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về quá trình nuôi cấy ngọc (cách tạo ra ngọc trai nuôi hay ngọc trai nhân tạo) và cách thức khai thác ngọc hiện nay.
Ngọc trai nuôi là gì?
Ngọc trai nuôi hay ngọc trai nhân tạo là loại ngọc trai được tạo ra bằng cách kích thích sự phản ứng tiết xà cừ thông qua hành động cấy một hạt nhân đã chế tác theo hình dạng mong muốn vào bộ phận sinh dục của con trai với các dụng cụ đặc biệt theo hình dích dắc để con trai không thể đào thải ra. Viên ngọc sẽ có hình dạng của nhân được cấy vào, trừ một số trường hợp ngoại lệ do có sự dịch chuyển bên trong “túi ngọc” trong quá trình nuôi. Quá trình tạo ngọc của trai nuôi tương tự như trai tự nhiên, con trai sẽ tiết ra xà cừ bọc lấy “vật thể lạ” tạo ra ngọc trai. Nếu ngọc trai tự nhiên chủ yếu là xà cừ (nhân nhỏ) thì ngọc trai nuôi chủ yếu là nhân chỉ có một lớp xà cừ bao quanh nhân được cấy vào. Vì thế, ngọc trai nhân tạo có hình dạng tròn đều và có giá trị thương mại cao.
Các loại ngọc trai nuôi
Ngọc trai nuôi chủ yếu gồm hai loại là ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn. Trai nước mặn cho ngọc đẹp và có giá trị kinh tế hơn nhiều lần ngọc trai nước ngọt. Chính vì thế mà ngọc trai nước mặn cũng được các nhà chế tác trang sức ưa thích hơn khi chọn cho những mẫu thiết kế độc đáo.
Quy trình nuôi cấy ngọc trai
Trước khi tiến hành cấy nhân phải chuẩn bị trai mẹ bằng cách nuôi trai trong các lồng bằng tre hoặc bằng lưới. Trai mẹ phải khỏe mạnh hội tụ đủ các yếu tố kích thước, độ tuổi và tình trạng của tuyến sinh dục (tuyến sinh dục không thành thục).
Ít khách hàng nào chú ý đến quy trình nuôi cấy ngọc trai, cách nuôi ngọc trai ra sao hay những kĩ thuật cấy ngọc trai quan trọng, rủi do trong nghề này nhưng cách nuôi ngọc trai và những kỹ thuật cấy ngọc trai nước ngọt khiến chất lượng ngọc trai bị ảnh hưởng khá nhiều.
Có nhiều cách nuôi ngọc trai cũng như kỹ thuật nuôi trai nước ngọt khác nhau mà tạo ra được những viên ngọc trai có chất lượng khác nhau. Dựa vào điều kiện nuôi trai lấy ngọc khác nhau mà người ta chia ngọc trai làm hai loại: ngọc trai nước mặn và ngọc trai nước ngọt. Do những điều kiện nuôi cấy cần và đủ cho các chủng loại trai sinh trưởng và tạo ngọc mà cách nuôi ngọc trai nước ngọt có phần phổ biến hơn. Chính vì vậy mà nuôi trai sông lấy ngọc cũng được nhiều người áp dụng.
Cách nuôi ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn nhìn chung không khác nhau nhiều. Tuy vậy, để tạo ra được ngọc trai tự nhiên nước ngọt cũng cần chú ý những điểm cơ bản với các cách nuôi ngọc trai sau:
Để có được những viên ngọc trai nước ngọt chất lượng và kích thước đảm bảo 4-12 mm. Trước hết phải tìm được nguồn trai phù hợp trước khi tìm cách nuôi ngọc trai chất lượng. Thông thường, hai loài trai nước ngọt được lựa chọn chủ yếu là loài trai xanh cánh mỏng và loài Trai đen cánh dày. Hai loài này đặc biệt thích hợp với cách nuôi ngọc trai nước ngọt bởi tuổi thọ cao, sức sống tốt và trọng lượng cơ thể lớn.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước và nhiệt độ ao nuôi là hai yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của cách nuôi ngọc trai nước ngọt. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới thời gian nuôi cấy nhanh hay chậm, chúng còn tác động không nhỏ đến tỷ lệ ngậm hoặc đào thải của nhân cấy và chất lượng viên ngọc khi thu hoạch.
Một trong những lưu ý không thể bỏ qua trong cách nuôi ngọc trai hay cách nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đó là giai đoạn hậu cấy ghép. Sau khi cấy nhân, sức khỏe của trai thường rất yếu và vị trí nhân cấy chưa ổn định. Đồng thời, Trai cũng rất dễ bị đau và nhiễm trùng nếu như thao tác cấy thực hiện không chuẩn xác và nguồn nước thiếu sạch sẽ. Người nuôi cấy trai cần chú ý điều này nếu không, dù có cách nuôi ngọc trai chất lượng đến đâu cũng không mang lại kết quả như mong muốn.
Cách nuôi ngọc trai nước ngọt
- Chuẩn bị trai mẹ
Có hai cách chuẩn bị trai mẹ:
Cách thứ nhất: ức chế tuyến sinh dục, thường được tiến hành vào đầu mùa sinh sản. Thời gian này nhiệt độ bắt đầu tăng sau mùa đông lạnh nhưng tầng nước sâu nhiệt độ vẫn còn thấp. Nuôi trai ở tầng nước sâu, với điều kiện nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục.
Cách thứ hai: kích thích tuyến sinh dục phát triển nhanh, thường được áp dụng vào mùa trai đẻ rộ. Kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bằng cách nuôi trai ở tầng nước mặt có nhiệt độ cao (28-32oC). Sau một thời gian ngắn trai sẽ thành thục và sinh sản. Sau khi trai đã sinh sản thì chúng ta có thể tiến hành cấy nhân. Tuy nhiên sau khi sinh sản Trai thường yếu đi nên hiệu quả của việc cấy nhân sẽ không cao.
- Chọn lọc trai mẹ
Chọn trai mẹ có kích thước phù hợp cho vào bể, đặt bụng Trai ngửa lên trên và duy trì nhiệt độ nước khoảng 28-30oC. Khoảng 1 giờ sau Trai sẽ mở vỏ, dùng kẹp mở miệng vỏ Trai (khoảng 1-1,5cm) để kiểm tra tuyến sinh dục. Nếu đạt yêu cầu thì chèn miệng vỏ và đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành cấy nhân.3. Cắt màng áoTrai dùng để cấy ngọc gồm hai loại, trai kỹ thuật và trai nguyên liệu.
Trai kỹ thuật là trai dùng để cấy nhân vào còn trai nguyên liệu là Trai dùng để lấy mảnh màng áo. Tỉ lệ của hai loại này là 2:1-5:1. Trai nguyên liệu là loại khoảng 1-2 tuổi, trai càng to càng tốt nhưng không nên vượt quá 5-6 tuổi. Việc chọn trai nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tạo ngọc và chất lượng sản phẩm sau này.
Lớp xà cừ của vỏ trai do toàn bộ biểu bì mặt ngoài màng áo (mặt tiếp xúc với vỏ) tiết ra, nhưng chất lượng tùy theo vị trí của màng áo mà quá trình hình xà cừ nhanh hay chậm và chất lượng của lớp xà cừ cũng khác nhau. Theo kết quả thí nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Ca45 thì mép màng áo là nơi hấp thu nhiều Ca45 nhất (trao đổi chất mạnh nhất). Vì vậy, hiện nay trong kỹ thuật cấy ngọc đều dùng lớp tế bào ở mép màng áo để cấy. Tuy nhiên, trên mép màng áo ở từng vị trí khác nhau cũng cho chất lượng xà cừ khác nhau. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy mép màng áo ở phần bụng có khả năng phục hồi nhanh nhất và cho chất lượng ngọc tốt nhất.
Dùng dao mổ luồn vào cát đứt cơ khép vỏ, chú ý không nên để dao đụng vào màng áo nếu không màng áo sẽ co lại. Lật vỏ ra cắt lấy phần bụng của màng áo, tẩy sạch chất nhầy rồi đặt lên giá tế bào. Khi đặt màng áo lên giá tế bào, lật mặt tiếp xúc với vỏ quay lên trên sẽ thấy có một đường vàng nâu cách mép màng áo khoảng 3-4mm chạy song song với mép vỏ. Dùng kéo cắt theo đường đó và loại bỏ phần mép rồi cắt màng áo thành từng miếng khoảng 2-3mm2. Khi cắt màng áo cần chú ý đến những điểm sau:
Phần mép ngoài màng áo là các tế bào tiết ra chất sừng chứ không tiết ra ngọc cho nên cần loại bỏ phần này. Khi cắt màng áo xong thì phải tiến hành cấy ngay. Trai dùng để lấy màng áo phải khỏe, không bị thương hay dị tật. Dụng cụ phải sạch sẽ. Thao tác nhanh và chính xác.
- Cấy màng áo
Khi cấy đặt Trai lên giá cấy, bụng ngửa lên trên. Dùng móc móc lấy phần giữa chân kéo về phía sau cho chân giãn rộng ra. Cắt lấy một lỗ nhỏ ở giữa gốc chân, kích thước của vết cắt phải tương ứng với đường kính nhân cấy (lỗ mở hơi nhỏ hơn nhân cấy) rồi dùng kim thọc qua lỗ mở đó thông đến vị trí đặt nhân tạo thành một đường ống. Có ba vị trí cấy là nội tạng, trước xoang bao tim, và gốc xúc biện. Sau khi đã thông đường thì dùng kim đưa màng áo ghim lên mép của miếng màng áo đã cắt sẵn và đưa thẳng vào cuối đường ống. Khi cấy chú ý mặt ngoài của mảnh màng áo phải quay về phía nhân cấy.
- Cấy nhân
Nhân thường dùng là vỏ trai nước ngọt hoặc thủy tinh đã được mài tròn, nhẵn bóng, đường kính của hạt từ 2-9mm (tùy theo kích thước của trai kỹ thuật). Sau khi cấy màng áo xong thì tiến hành cấy nhân. Đặt nhân cấy vào đầu lõm của kim đưa nhân và đưa nhân vào tiếp xúc với miếng màng áo vừa mới cấy. Thao tác đưa nhân cũng giống như khi cấy màng áo.
Mỗi trai kỹ thuật ta có thể cấy 5 nhân, một ở nội tạng, hai ở gốc xúc biện, hai ở trước xoang bao tim. Khi cấy ở trước xoang bao tim và gốc xúc biện thì thao tác cấy ở vị trí bên phải và bên trái là như nhau. Khi cấy màng áo và nhân ở nội tạng cố gắng tránh làm tổn thương đến cơ co rút chân và ống tiêu hóa, cấy ở vị trí trước xoang bao tim thì tránh việc cấy quá sâu dễ làm chết Trai.6. Nuôi thành ngọc
Nuôi vỗ: sau cấy nhân trai bị tổn thương nên cần phải nuôi vỗ để trai phục hồi sức khỏe. Nơi nuôi vổ phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động. Sau một tuần nuôi vỗ vết thương sẽ lành và lớp biểu bì mặt ngoài màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong 2 ngày.
Nuôi thành ngọc: sau khi trai đã phục hồi chúng ta chuyển chúng đến bãi chính để nuôi thành ngọc. Bãi nuôi thành ngọc có nồng độ muối 25-30%, nhiệt độ từ 20-30oC. Nuôi trai bằng lồng tre hay lưới, thời gian nuôi thường từ 1-4 năm tùy theo yêu cần ngọc to hay nhỏ.
- Chăm sóc quản lý
Trong quá trình nuôi công việc chăm sóc chủ yếu là giữ cho lồng sạch và tránh những bất lợi cho trai. Lồng trai thường bị các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nên định kỳ tẩy rửa khi thấy trên vỏ Trai có nhiều sinh vật bám, nhất là sinh vật bám trên bản lề của trai nếu không trai sẽ không mở vỏ được. Trong điều kiện môi trường bất lợi phải di dời đi nơi khác. Trai cũng có nhiều địch hại như Hải miên, Cua, Sao biển… cần có biện pháp phòng trừ thích hợp.
- Nuôi gây màu
Ngọc trai được ưa chuộng có màu trắng hồng. Loại ngọc này có thể được tạo thành ở những vùng biển nhất định mà nơi khác không tạo ra được. Vùng biển như vậy được người ta dùng để nuôi gây màu. Điều kiện môi trường cụ thể để tạo màu cho ngọc trai thì chưa được xác định rõ nhưng theo kinh nghiệm thì khu vực này có thức ăn dồi dào, các điều kiện môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, khí hậu biến đổi theo mùa rõ rệt. Vì vật trước khi thu hoạch ngọc người ta chuyển trai đến vùng biển gây màu để nuôi, sau vài tháng nuôi gây màu thì có thể tiến hành thu hoạch.
- Thu hoạch
Ngọc trai được thu hoạch vào mùa nhiệt độ thấp thì chất lượng ngọc làm trang sức tốt hơn thu hoạch ở mùa có nhiệt độ cao. Thời kỳ thu hoạch rộ thường vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Tách vỏ trai, thu lấy ngọc sau đó rửa sạnh và tiến hành phân loại. Trai không đạt tiêu chuẩn như hạt không tròn, có nhiều vết bẩn sẽ được xử lý tiếp. Có thể tẩy bẩn cho ngọc bằng dung dịch H2O2 2% từ 10 đến 15 phút, sau đó rửa lại bằng xà phòng và ngâm vào cồn 40o trong 6 giờ. Có thể dùng sóng siêu âm để tẩy vết bẩn.
Ngọc không tròn có thể được mài tròn và đánh bóng. Nếu màu sắc không đẹp có thể dùng phẩm nhuộm để nhuộm màu như yêu cầu.
Nhìn chung thì bài viết này đã cung cấp cho các bạn kha khá thông tin về cách tạo ra một viên ngọc trai nhân tạo. Càng ngày, chúng ta càng có nhiều phương pháp nuôi cấy và khai thác hiện đại hơn để mang đến những sản phẩm chất lượng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó thì việc nuôi cấy ngọc trai cũng giúp giảm giá thành một cách đáng kể so với việc sử dụng ngọc trai nuôi bởi ngọc trai tự nhiên đang giảm dần một cách đáng kể. Càng ngày, càng có nhiều phụ nữ có thể sở hữu cho mình những món trang sức được chế tác từ ngọc trai như cách tôn vinh vẻ đẹp từ giới tự nhiên.
Carmen
Từ khóa » Cách Chế Biến Ngọc Trai
-
Kỹ Thuật Cấy Ngọc Trai - Hoàng Gia Pearl
-
Ăn Trai Ngọc - VnExpress Đời Sống
-
Quy Trình Và Kỹ Thuật Nuôi Trai Lấy Ngọc Hiện Nay Trên Thế Giới
-
Kỹ Thuật Cấy Ngọc Trai Nước Ngọt - Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Kim Tín
-
CON NGỌC TRAI NƯỚNG MỠ HÀNH THƠM NGON LẠ L XANH TV
-
Gợi ý 5 Món ăn Từ Lúa Mạch Ngọc Trai - Organic Life
-
Ảnh độc Quy Trình Chế Biến Ngọc Trai Cực Quý Hiếm - Báo Mới
-
Kĩ Thuật Nuôi Trai Nước Ngọt Lấy Ngọc - Tép Bạc
-
Các Món Làm Từ Hạt Ngọc Trai - Sổ Tay Nấu ăn
-
Kokichi Mikimoto: Vua Ngọc Trai Của Mọi Thời đại - Tép Bạc
-
Ngọc Trai Phú Quốc - Quà Tặng Quý Giá Từ Thiên Nhiên - Klook Blog
-
Phát Triển Ngành Nuôi Trai Lấy Ngọc: Hướng đi Rất Tiềm Năng
-
Ngọc Trai Phú Quốc | Bật Mí Cách Lựa Chọn Món Quà Tinh Tế