Quy Trình Và Kỹ Thuật Nuôi Trai Lấy Ngọc Hiện Nay Trên Thế Giới

Quy trình và kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc trải qua nhiều công đoạn nghiêm ngặt và đòi hỏi kỹ thuật khó. Bao gồm các bước: nuôi vỗ, nuôi thành ngọc, chăm sóc quản lý, nuôi gây màu ngọc và thu hoạch.

1. Nuôi vỗ

sau khi cấy nhân trai được đem đi nuôi vỗ

Sau khi cấy nhân trai được đem đi nuôi vỗ.

Sau quá trình cấy nhân, cơ thể con trai chịu nhiều tổn thương nên yếu đi. Vì thế cần được nuôi vỗ để trai phục hồi sức khỏe. Môi trường nuôi vỗ phải yên tĩnh và điều kiện môi trường ít dao động ảnh hưởng tới trai. Sau thời gian nuôi vỗ vết thương bình phục và lành dẫn, lớp biểu bì mặt ngoài màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Biểu bì mặt trong sẽ bị mô liên kết hấp thụ trong hai ngày rồi sẽ chuyển qua nuôi thành ngọc.

2. Nuôi thành ngọc

sau khi nuôi vỗ trai được đi đem đi nuôi thành ngọc

Trai được nuôi trong lồng tre hay lưới treo trong nước biển.

Sau thời gian nuôi vỗ, trai đã phục hồi, chúng được chuyển đến bãi nuôi chính để nuôi thành ngọc. Dùng lồng tre hay lưới treo trong nước biển có nồng độ muối từ 25-35% ( dưới 15% trai dễ bị chết). Nhiệt độ từ 20-30 độ C. Phụ thuộc vào giống trai mà thay đổi độ sâu của lồng nuôi trai để duy trì điều kiện thích hợp nhất cho trai. Thời gian nuôi cấy ngắn hay dài tùy thuộc vào yêu cầu ngọc to hay nhỏ thường từ 1-4 năm.

Tham khảo thêm:

  • Tổng quan về ngọc trai nuôi
  • Tiêu chuẩn đánh giá ngọc trai
  • Mẹo làm mới trang sức ngọc trai đơn giản tại nhà
  • Làm đẹp từ bột ngọc trai
  • Tác dụng thần kỳ khi sử dụng trang sức ngọc trai

3. Chăm sóc quản lý

Quy trình chăm sóc nuôi trai lấy ngọc

Lồng trai cần được vệ sinh khi các sinh vật ăn bám bám nhiều ở vỏ trai.

Trong quá trình nuôi trai, công việc chăm sóc chủ yếu là giữ cho lồng trai sạch để trai không mắc bệnh và tránh những bất lợi cho trai. Do lồng trai thường bị các sinh vật sống bám làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nên định kỳ vệ sinh lồng trai khi thấy vỏ có nhiều sinh vật ăn bám. Trong trường hợp môi trường nuôi bất lợi phải chuyển lồng trai đến nơi khác.

4. Nuôi gây màu ngọc

trai có màu như ý khi ở khu vực gây màu lý tưởng

Trai có màu như ý khi được nuôi cấy trong khu vực lý tưởng.

Ngọc trai được ưa chuộng có màu trắng hồng. Để có màu này thì trai phải nuôi ở những vùng biển nhất định, nơi khác sẽ không cho màu ngọc như ý. Vùng này được gọi là "khu gây màu". Điều kiện cụ thể để tạo màu ngọc trai chưa được tìm ra nhưng theo nghiệm, khu vực gây màu có thức ăn dồi dào. Và điều kiện môi trường thuận lợi như nhiệt độ, nồng độ muối, khí hậu...biến đổi theo mùa rõ rệt.

5. Thu hoạch

bước cuối cùng là thu hoạch trai

Sau khi thu hoạch trai, ngọc trai được lấy ra và được chế tác thành các sản phẩm tuyệt mỹ.

Công đoạn cuối cùng chính là thu hoạch ngọc, tân hưởng thành qua sau bao ngày nuôi trai. Trai được lấy ngọc vào lúc nhiệt độ thấp thì chất lượng ngọc tốt hơn thu ở nhiệt độ cao. Thời kỳ thu hoạch rộ vào tháng 8-10 hàng năm.

Sau khi thu hoạch được ngọc, chúng sẽ được chuyển tới tay những người thợ chế tác và bắt đầu được xuất hiện trên những món đồ làm đẹp. Rất nhiều mẫu dây chuyền bạc, nhẫn bạc... có gắn ngọc trai đã rất hợp lòng các quý cô.

Ngọc trai là tài nguyên quan trọng, đem lại cho con người món quà vô giá. Ngọc trai làm đồ trang sức đắt tiền, vừa đẹp vừa bảo vệ sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng. Cùng ngắm nhìn một số mẫu sản phẩm từ ngọc trai của Eropi Jewelry - tôn vinh vẻ đẹp Việt.

các sản phẩm từ Eropi jewelry

Những mẫu trang sức bạc ngọc trai mang thương hiệu Eropi Jewelry.

Quy trình và kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc đòi hỏi sự công phu, để có được các sản phẩm từ ngọc trai hoàn hảo, viên ngọc đã trải qua nhiều giai đoạn.

Từ khóa » Cách Chế Biến Ngọc Trai