Ngữ âm Tiếng Sán Dìu ở Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Tiến sĩ
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 162 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIM THOANGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU Ở VIỆT NAMChuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt NamMã số : 62 22 01 25LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌCNgười hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí DõiHà Nội 20111LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận án Nguyễn Thị Kim Thoa2MỤC LỤC3MỤC LỤC BẢNG BIỂUTrangBảng 0.1: Dân số người Sán Dìu tại các tỉnh, thành trong cả nước 11Bảng 1.1: Thành phần cấu tạo âm tiết 27Bảng 1.2: Tổng hợp về vị trí cấu âm 28Bảng 1.3: Tổng hợp về phương thức cấu âm 30Bảng 2.1: Khả năng kết hợp giữa âm chính âm cuối 64Bảng 2.2 : Khác biệt về âm đầu 67Bảng 2.3 : Khác biệt về âm chính 70Bảng 2.4: Sự phân bố thanh điệu của tiếng SD 83Bảng 2.5: Hệ thống phụ âm tiếng SD 84Bảng 3.1: Hệ thống ghi âm thanh điệu tiếng SD 95Bảng 3.2: Hệ thống ghi âm âm đầu tiếng SD 99Bảng 3.3: Hệ thống ghi âm nguyên âm tiếng SD 102Bảng 3.4: Hệ thống ghi âm âm cuối tiếng SD 103Bảng 3.5: Tổng hợp hệ thống chữ viết ghi âm tiếng SD 108Bảng 4.1: Tương ứng phụ âm đầu 111Bảng 4.2 : Tương ứng âm chính và phần vần 113Bảng 4.3 : Tương ứng âm đầu và phần vần 114Bảng 4.4 : Tương ứng thanh điệu 116Bảng 4.5: Tương ứng hoàn toàn 117Bảng 4.6: So sánh từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng SD và tiếng Hán 119Bảng 4.7: So sánh số đếm cơ bản trong tiếng SD và tiếng Hán hiện đại 120Bảng 4.8: So sánh số đếm 123Bảng 4.9: So sánh các từ chỉ bộ phận cơ thể người (Bảng 4.9) 124Bảng 4.10: So sánh các từ chỉ hoạt động cơ bản của con người (Bảng 4.10) 1254Bảng 4.11: So sánh các từ chỉ hiện tượng, sự vật khách quan (Bảng 4.11) 126Bảng 4.12: So sánh một số tính từ cơ bản (Bảng 4.12) 127Bảng 4.13: So sánh các từ chỉ sự vật, hiện tượng (Bảng 4.13) 129Bảng 4.14: So sánh về các từ chỉ động vật (Bảng 4.14) 130Bảng 4.15: So sánh các từ chỉ thực vật, đồ ăn (Bảng 4.15) 131Bảng 4.16: So sánh các từ thân tộc (Bảng 4.16) 132Bảng 4.17: So sánh các từ chỉ thời gian (Bảng 4.17) 133Bảng 4.18: So sánh các từ chỉ màu sắc (Bảng 4.18) 133Bảng 4.19: So sánh một số từ khác (Bảng 4.19) 133Bảng 4.20: Quy ước phiên âm phương ngữ Khách Gia 135Bảng 4.21: Tương ứng hoàn toàn giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 136Bảng 4.22: Tương ứng âm đầu giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 138Bảng 4.23: Tương ứng phần vần giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 144Bảng 4.24: Tương ứng âm chính giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 145Bảng 4.25: Tương ứng âm chính và phần vần giữa tiếng SD và phương ngữKhách Gia 147Bảng 4.26: Tương ứng âm tiết giữa tiếng SD và phương ngữ Khách Gia 1485MỤC LỤC SƠ ĐỒTrangSơ đồ 1.1: Không gian nguyên âm 39Sơ đồ 1.2: Nguyên âm chuẩn 39Sơ đồ 1.3: Nguyên âm chuẩn hạng thứ 39Sơ đồ 2.1: Thanh 1 74Sơ đồ 2.2: Thanh 2 75Sơ đồ 2.3: Thanh 3 76Sơ đồ 2.4: Thanh 4 77Sơ đồ 2.5: Thanh 5 78Sơ đồ 2.6: Thanh 6 79Sơ đồ 2.7: Thanh 7 80Sơ đồ 2.8: Thanh điệu được biểu diễn bằng phương pháp quan sát 82Sơ đồ 2.9: Thanh điệu được biểu diễn bằng phương phân tích ngữ âm 82Sơ đồ 2.10: Nguyên âm tiếng SD 846MỤC LỤC CÁC HÌNHTrangHình 1.1: Hình minh họa formant 43Hình 1.2: Ngữ liệu trên màn hình Praat 2000 46Hình 1.3: Diễn tiến của tần số cơ bản Fo 47Hình 2.1: Mô tả thanh 1 75Hình 2.2: Mô tả thanh 2 76Hình 2.3: Mô tả thanh 3 77Hình 2.4: Mô tả thanh 4 78Hình 2.5: Mô tả thanh 5 79Hình 2.6: Mô tả thanh 6 80Hình 2.7: Mô tả thanh 7 81MỞ ĐẦU0.1. Lý do chọn đề tàiỞ Việt Nam, tiếng Sán Dìu (SD) mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu ởcấp độ ngữ âm dựa vào tư liệu của một vùng địa phương nào đó chứ chưamang tính tổng thể, khái quát. Vì vậy, luận án là công trình đầu tiên mô tả vềngữ âm tiếng SD đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng địa phương vàcho thấy một bức tranh chung về ngữ âm của ngôn ngữ này. Trên cơ sở ngữâm chúng ta còn có thể tiếp tục nghiên cứu tiếng SD ở các bình diện khác nhưtừ vựng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa…7Nghiên cứu ngữ âm tiếng SD cũng cho chúng ta thấy được vị trí của nótrong gia đình các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và đó cũng là cầu nối để tìm hiểuvề các ngôn ngữ dân tộc thiểu số thuộc họ Hán Tạng có mặt ở VN hay cácnước trong khu vực. Ngoài ra, nghiên cứu ngữ âm tiếng SD còn là cơ sở choviệc biên soạn các sách công cụ, sách dạy tiếng cũng như việc đặt chữ viết đểghi lại tiếng nói cũng như vốn văn hóa dân gian của tộc người này.Với những lý do như trên, nghiên cứu ngữ âm tiếng SD là thiết thựcgóp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ ngôn ngữ, văn hóa của người SD nói riêngvà dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung.0.2. Lịch sử nghiên cứuTừ trước đến nay đã có một số tài liệu viết về dân tộc SD nhưng đềuviết dưới góc độ Dân tộc học. Có thể kể đến một số tài liệu điển hình như sau:- Ma Khánh Bằng. Người Sán Dìu ở Việt Nam. NXBKHXH.HN.1993.- Nguyễn Khắc Tụng. Mấy ghi chép về người Sán Dìu. TC Dân tộc họcsố 37 năm 1959.- Ma Khánh Bằng. Nương, đồi, soi , bãi của người Sán Dìu. TC Dântộc học số 03 năm 1972- Ma Khánh Bằng. Vài nét về dân tộc Sán Dìu. Thông báo Dân tộc họcsố đặc biệt xác định thành phần các dân tộc miền Bắc, tháng 3 năm 1973 Tất cả các tài liệu này chủ yếu đề cập tới các khía cạnh như xã hội, vănhóa, phong tục tập quán của người SD. Tuy nhiên, trong cuốn “Người SánDìu ở Việt Nam” Ma Khánh Bằng đã giới thiệu một bảng từ vựng bao gồm 23từ tiếng Sán Dìu so sánh với tiếng Dao, tiếng Hoa, tiếng Sán Chỉ và tiếng Tày.Sau khi so sánh, ông kết luận, có 18/23 từ tiếng SD tương ứng với tiếng Hoa,05/23 từ tương ứng với tiếng Dao và ông cho rằng “tiếng Sán Dìu đã xa dầnvới cái gốc xưa và các nhóm đồng tộc của mình. Họ đã tiếp thu tiếng Hántrước khi di cư vào Việt Nam” [ 5;16].8Còn về các tài liệu nghiên cứu tiếng SD một cách chính thức thì có thểnói đến một bài báo đầu tiên là của Nguyễn Văn Ái “Vài nét về hệ thống ngữâm tiếng Sán Dìu” đăng trên cuốn “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc” (1971).Trong bài viết này, tác giả đưa ra danh sách các phụ âm đầu, nguyên âm, âmcuối, thanh điệu của tiếng SD dựa trên 1000 từ được điều tra tại xã VĩnhThực, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ giớithiệu một cách ngắn gọn chứ chưa có những lý giải một cách chi tiết về kếtquả nghiên cứu ấy.Trong những năm gần đây, có một số bài viết của tác giả luận ánnghiên cứu về tiếng SD như:- Hệ thống âm đầu tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Ngữ học trẻ 2005. HộiNgôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm .- Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Tạp chíNgôn ngữ số 11 tháng 11 năm 2005. - Phương thức ghép trong cấu tạo từ tiếng Sán Dìu. Ngữ học trẻ 2006.Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm. - Một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua lời chào hỏi củangười Sán Dìu. Ngữ học trẻ 2007. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đạihọc Sư phạm. - Những tương ứng ngữ âm giữa tiếng Sán Dìu ở Việt Nam và tiếngHán hiện đại. Tạp chí Ngôn ngữ số 02 tháng 8 năm 2008. - Phương thức cấu tạo từ tiếng Sán Dìu ở Việt Nam. Ngữ học trẻ 2009.Hội Ngôn ngữ học Việt Nam- So sánh cách cấu tạo từ chỉ ngày trong tiếng Sán Dìu và tiếng Hán.Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam – Trung Quốc tháng 11 năm 2009.9- Từ mượn Việt trong tiếng Sán Dìu. Hội thảo khoa học toàn quốc tháng11 năm 2009. Viện Ngôn ngữ học.Tại Trung Quốc thì dân tộc này chỉ là một nhóm nhỏ nằm trong dân tộcDao được gọi là Sơn Dao [80;325], có ở huyện Vân Sơn tỉnh Vân Nam,huyện Ninh Minh tỉnh Quảng Tây [82],[87].Nhóm người này rất ít được cácnhà khoa học chú ý đến và cũng chưa có ai nghiên cứu về ngôn ngữ của họ.Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam, tiếng SD mới chỉ bắt đầu được quantâm đến chứ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện. Còn ở cácnước khác, tiếng SD vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Vì thế,trong Luận án này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu ngữ âm của tiếng SD mộtcách có hệ thống, trên một phạm vi rộng, để từ đó làm cơ sở cho nhữngnghiên cứu tiếp theo. Đây cũng là một bước đi tất yếu cho việc nghiên cứumột ngôn ngữ dân tộc thiểu số ít được biết đến ở nước ta.0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là ngữ âm của tiếng SD ở VN. Tiếng SDđược xác định là ngôn ngữ thuộc nhóm Hán phía Nam, nhánh Hán, họ Hán –Tạng [15]. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu được xác định là hệ thống ngữ âmcủa tiếng Sán Dìu ở Vĩnh Phúc và một số địa phương khác ở Việt Nam làThái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh.Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chọn địabàn khảo sát là 4 tỉnh miền Bắc VN là: Vĩnh Phúc (xã Đạo Trù, xã Hợp Châuhuyện Tam Đảo), Quảng Ninh (xã Bình Dân huyện Vân Đồn), Tuyên Quang(xã Ninh Lai huyện Sơn Dương), Thái Nguyên (xã Nam Hòa huyện ĐồngHỷ).0.4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu10Mục đích quan trọng nhất của luận án là mô tả hệ thống ngữ âm củatiếng SD ở Việt Nam. Vì thế, luận án sẽ có nhiệm vụ chính là mô tả hệ thốngngữ âm của tiếng SD và chỉ ra được sự khác biệt về mặt ngữ âm của ngôn ngữnày giữa các vùng địa phương Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TuyênQuang. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả mô tả ngữ âm, luận án sẽ đề xuất mộtphương án chữ viết với mục đích ghi lại tiếng nói của dân tộc này. Ngoài ra, dựa vào vốn từ tiếng SD đã thu thập được, chúng tôi bướcđầu so sánh tiếng SD với tiếng Hán và một số phương ngữ tiếng Hán ở QuảngĐông, Trung Quốc để tìm hiểu về mức độ tương đồng giữa tiếng SD vớinhững ngôn ngữ này.0.5. Phương pháp nghiên cứuTrong Ngữ âm học, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khácnhau như phương pháp quan sát, miêu tả…Với phương pháp quan sát, ngườita có thể quan sát bằng các khí cụ, máy móc như trong ngữ âm học thựcnghiệm (phương pháp khách quan) hoặc quan sát trực tiếp như phương pháptruyền thống (phương pháp chủ quan). Với nhiều phương tiện làm việc phongphú, đa dạng, phương pháp khách quan sẽ đem đến cho chúng ta những cứliệu chính xác. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta không cần dùng đếnphương pháp chủ quan. Với một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, người nghiên cứukhông thể sử dụng các khí cụ, máy móc nếu chưa xác định trước được thànhphần âm vị cũng như đặc tính cơ bản của các âm vị đó. Lúc này, phương phápkhách quan phải dựa vào phương pháp chủ quan. Hay nói một cách khác,phương pháp quan sát trực tiếp sẽ tạo cơ sở, đưa ra phương hướng để thựchiện các phương pháp trong ngữ âm học thực nghiệm. Trên thực tế, có rấtnhiều hệ thống ngữ âm của nhiều ngôn ngữ đã được nhận diện trước khi ngữâm học thực nghiệm ra đời và ngữ âm học thực nghiệm chỉ làm vai trò kiểmchứng lại những kết quả của phương pháp quan sát trực tiếp mà thôi. Điều11này chứng tỏ mặc dù đã có rất nhiều phương pháp hiện đại nhưng phươngpháp quan sát truyền thống vẫn có vị trí quan trọng của nó.Với tiếng Sán Dìu, một ngôn ngữ mới bắt đầu được tiếp cận ở khíacạnh ngữ âm thì theo chúng tôi, sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp(quan sát bằng thính giác) để nhận diện hệ thống ngữ âm là phù hợp hơn cả.Sau khi hệ thống âm vị của ngôn ngữ này ở các vùng địa phương được nhậndiện một cách chi tiết, nếu có điều kiện thì kết quả đó sẽ được kiểm chứngbằng các phương pháp của ngữ âm học thực nghiệm trong các nghiên cứu tiếptheo của chúng tôi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của LA, chúng tôi cũng bướcđầu sử dụng phần mềm phân tích ngữ âm Praat để mô tả hệ thống thanh điệucủa tiếng SD.Phương pháp chính được sử dụng trong luận án là phương pháp miêutả của Ngôn ngữ học nhằm miêu tả trạng thái hiện tại của ngữ âm tiếng SDhay nói một cách khác là mô tả ngữ âm của ngôn ngữ này theo hướng đồngđại. Một phương pháp quan trọng khác cũng được sử dụng trong luận án làphương pháp điều tra điền dã. Người nghiên cứu đến các vùng có người SDsinh sống, dùng bảng từ bằng tiếng Việt đã được chuẩn bị trước để thu thậpcác đơn vị ngôn ngữ tương ứng trong tiếng SD bằnh cách hỏi, phỏng vấn. Saukhi các tư liệu ngôn ngữ được thu thập và ghi âm lại, chúng tôi sẽ tiến hànhxử lý tư liệu bằng cách nghe lại nhiều lần và dùng các ký hiệu phiên âm quốctế (IPA) để ghi lại. Bước cuối cùng là kiểm tra bằng cách nhìn vào các kýhiệu phiên âm đó để đọc lại dưới sự kiểm chứng của người bản ngữ.Cộng tác viên của đề tài là những người dân tộc SD sống tại các địabàn mà chúng tôi đến khảo sát. Họ đều là những người minh mẫn, có bộ phậncấu âm hoàn chỉnh. Do vốn từ của tiếng SD đã bị mai một nhiều, những ngườitrẻ mặc dù vẫn nói được tiếng mẹ đẻ nhưng họ lại dùng một số lượng lớn từmượn Việt thay cho các từ đã quên. Vì thế, cộng tác viên mà chúng tôi lựa12chọn đều nằm trong độ tuổi từ 30 – 60. Với độ tuổi này thì họ vẫn còn nhớtương đối nhiều tiếng mẹ đẻ. Những người được chọn làm cộng tác viên đềucó trình độ tiếng Kinh tốt, có thể hiểu đúng nghĩa của từ tiếng Việt để tìm từtương ứng trong tiếng SD. Ngoài ra, họ cũng là những người có hiểu biết nhấtđịnh về văn hóa của dân tộc mình.Cộng tác viên của chúng tôi có nhiệm vụ cung cấp (nói) các từ tiếngSD tương ứng với bảng hỏi. Những từ họ cung cấp được chúng tôi ghi lạidưới dạng phiên âm IPA và ghi âm vào băng từ, đĩa CD. Chính họ cũng lànhững người kiểm tra lại độ chính xác của tư liệu bằng cách người thu thập tưliệu nhìn vào phiên âm IPA để đọc lại các từ đó. Tất cả những điều này đảmbảo cho sự chính xác, khách quan của tư liệu thu thập.Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như thao tác phân tích,đối chiếu, so sánh, tổng hợp; điều tra xã hội học: tìm hiểu các yếu tố ngoàingôn ngữ như xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa… để hiểu rõ hơn cảnh huốngngôn ngữ của địa bàn khảo sát0.6. Đóng góp của LA Chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ đóng góp về mặt lý luận của luận án.Phần lý thuyết được trình bày trong chương 1 chỉ là những cơ sở cho việc tiếnhành mô tả ngữ âm của một ngôn ngữ. Đóng góp chính của luận án là nhữngkết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn.Đây là công trình đầu tiên áp dụng lý thuyết Ngữ âm học để nhận diệnhệ thống ngữ âm của tiếng SD một cách toàn diện trên phạm vi rộng. Luận ánsẽ tìm ra được những điểm khác biệt về mặt ngữ âm của tiếng SD ở bốn vùngđịa phương miền Bắc, những vùng có tỉ lệ người SD sống đông và tập trunghơn cả. Qua đó, chúng tôi sẽ khái quát về ngữ âm của ngôn ngữ này và nhậndiện vị trí của tiếng SD trong bức tranh chung của các ngôn ngữ dân tộc thiểusố Việt Nam về mặt ngữ âm. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ đề xuất một phương án13chữ viết để ghi lại tiếng nói cũng như vốn văn hóa dân gian của dân tộc này.Dựa trên cơ sở ngữ âm của tiếng SD đã được chỉ ra, chúng tôi bước đầu khảosát sự tương ứng về mặt ngữ âm giữa ngôn ngữ này với tiếng Hán và một vàiphương ngữ ở TQ để tìm hiểu về mối quan hệ của nó với tiếng Hán. Bằng những việc làm cụ thể trên, luận án đã góp phần hiện thực hóanghị định 53/CP về việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộcthiểu số ở Việt Nam. 0.7. Bố cục của LANgoài phần mở đầu và kết luận, Luận án sẽ được chia thành 4 chươngChương 1: Cơ sở lý thuyếtChương 2: Mô tả ngữ âm tiếng Sán DìuChương 3: Vấn đề xây dựng hệ thống chữ viết cho dân tộc SDChương 4: Một vài nhận xét về mối quan hệ giữa tiếng SD với tiếng Hán0.8. Một vài nét khái quát về dân tộc Sán Dìu và địa bàn khảo sát0.8.1. Dân tộc SDTên gọi “Sán Dìu” được Tổng cục thống kê Trung ương công nhận vàotháng 3 năm 1960. Ngoài ra, dân tộc SD còn có nhiều tên gọi khác như SánDéo, Trại, Trại Đất, Mán quần cộc…Ngày nay, đến các vùng dân tộc SD thìcó thể thấy tên “Trại” được dùng phổ biến hơn cả.Trong các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam thì nguồn gốc, lai lịch củangười SD được cho là đến từ Trung Quốc. Ma Khánh Bằng dựa vào “Kiếnvăn tiểu lục” của Lê Quý Đôn cho rằng một dân tộc có tên gọi là Sơn Man cónghĩa là Sơn Dao (vì tất cả các nhóm Dao ở nước ta đều có tên gọi là Man hayMán nên ta có thể nghĩ Man là Dao), hay cũng chính là Sán Dìu. Nếu đúngnhư vậy thì người SD đã có mặt ở Việt Nam vào khoảng trên dưới 300 nămnay. “Đến Việt Nam, người SD đã qua Quảng Ninh vào Hà Bắc rồi ngược lên14Tuyên Quang và dừng tại đó” [5;9]. Ông cũng nhận định rằng nếu tên gọi SánDìu có nghĩa là Sơn Dao thì người SD rất có thể có nguồn gốc từ người Dao.Cũng có thể, từ xưa do bọn phong kiến phương Bắc thống trị nên khối ngườiDao đã bị chia tách thành nhiều nhóm nhỏ và phân tán ở nhiều nơi khác nhau.“Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu ngàybên cạnh người Hán (phương Nam) nên dần dần mất đi tiếng mẹ đẻ (tiếngDao) và tiếp thu một thổ ngữ Quảng Đông” [5;15]. Còn Bùi Đình thì cho rằng“Quần Cộc từ Quảng Đông di cư sang đất nước ta mới được độ ba bốn trămnăm nay, còn có tên gọi là Sơn Dao; họ ở rải rác khắp chu vi đồng bằng trongcác vùng Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Yên, Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên,Vĩnh Yên, Tuyên Quang” [5;9 ]. Như vậy, cả hai ý kiến này đều cho rằngngười SD ở Việt Nam là một nhóm của người Dao ở Trung Quốc và đã cómặt ở Việt Nam khoảng hơn 300 năm.Trong một số tài liệu của Trung Quốc thì có ghi rõ rằng người SD ởViệt Nam là một bộ phận của dân tộc Dao ở Trung Quốc gọi là Sơn Dao ( 山瑶 – Shan Yao ). Tên Sán Dìu (山由- Shan You) là do Sơn Dao biến âm màthành [80], [84]. Vì nhiều nguyên nhân mà dân tộc Dao ở Trung Quốc đã dicư sang Việt Nam vào nhiều giai đoạn khác nhau. Sau khi sang Việt Nam,nhóm Sơn Dao này trở thành một dân tộc riêng. Như vậy về mặt nguồn gốcthì chắc chắn người SD ở Việt Nam là từ Trung Quốc đến. Tuy nhiên vẫnchưa có tài liệu nào chứng minh được thời điểm có mặt ở Việt Nam của dântộc này. Người ta chỉ phỏng đoán rằng người SD đã có mặt ở nước ta khoảngtrên 300 năm nay [5].Theo số liệu điều tra của Tổng cục điều tra dân số vào năm 1999 thìdân tộc Sán Dìu có 126.237 người (64.023 nam và 62.214 nữ). Tình hìnhphân bố cụ thể như sau:STT Tỉnh Tổng số Nam Nữ151 Hà Nội 182 114 682 Hải Phòng 35 23 123 Hà Tây 99 84 154 Hải Dương 1.516 809 7075 Hưng Yên 12 08 046 Hà Nam 09 09 07 Nam Định 04 01 038 Thái Bình 0 0 09 Ninh Bình 0 0 010 Hà Giang 26 17 0911 Cao Bằng 18 13 0512 Lào Cai 28 20 0813 Bắc Kạn 84 50 3414 Lạng Sơn 112 75 3715 Tuyên Quang 11.007 5.555 5.45216 Yên Bái 37 27 1017 Thái Nguyên 37.365 18.748 18.61718 Phú Thọ 95 66 2919 Vĩnh Phúc 32.495 16.119 16.37620 Bắc Giang 23.779 12.004 11.77521 Bắc Ninh 53 44 0922 Quảng Ninh 17.216 9.045 8.17123 Lai Châu 41 35 0624 Sơn La 25 17 0825 Hòa Bình 05 02 0326 Thanh Hóa 08 05 031627 Nghệ An 11 04 0728 Hà Tĩnh 0 0 029 Quảng Bình 0 0 030 Quảng Trị 01 0 0131 Thừa Thiên Huế 05 04 0132 Đà Nẵng 03 03 033 Quảng Nam 23 16 0734 Quảng Ngãi 0 0 035 Bình Định 07 07 036 Phú Yên 29 20 0937 Khánh Hòa 02 02 038 Kon Tum 36 18 1839 Gia Lai 34 22 1240 Đắc Lắc 626 336 29041 Hồ Chí Minh 39 28 1142 Lâm Đồng 383 225 15843 Ninh Thuận 12 06 0644 Bình Phước 155 100 5545 Tây Ninh 0 0 046 Bình Dương 11 06 0547 Đồng Nai 541 289 25248 Bình Thuận 30 22 0849 Bà Rịa Vũng Tàu 25 15 1050 Long An 05 04 0151 Đồng Tháp 0 0 052 An Giang 03 01 0253 Tiền Giang 03 03 054 Vĩnh Long 0 0 055 Bến Tre 0 0 056 Kiên Giang 0 0 057 Cần Thơ 0 0 058 Trà Vinh 01 01 059 Sóc Trăng 01 01 060 Bạc Liêu 0 0 061 Cà Mau 0 0 0Bảng 0.1: Dân số người Sán Dìu tại các tỉnh, thành trong cả nướcNhư vậy, người SD có mặt ở 50/61 tỉnh thành và tập trung chủ yếu ởmiền Bắc Việt Nam. Những tỉnh có số người SD đông hơn cả là Thái Nguyên17(37.365 người), Vĩnh Phúc (32.495 người), Bắc Giang (23.779 người), QuảngNinh (17.216 người), Tuyên Quang (11.007 người)…Mặc dù họ sống rải rác trên cả nước nhưng tại những nơi đó thì ngườiSD lại sống tương đối tập trung. Họ thường tập trung thành từng xóm, làngnhỏ dưới những chân núi thấp hoặc những đồi bằng. Nhà ở của họ khôngkhác gì mấy so với nhà của người người Việt ở vùng nông thôn. Quan niệmcủa người SD về hôn nhân, gia đình vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến,trọng nam khinh nữ nhưng cộng động SD là một cộng đồng sống ổn định, cótôn ti, trật tự. Tuy có trang phục riêng của mình nhưng ngày nay hầu như họ khôngmặc nữa. Chỉ còn một số cụ già là còn giữ được và mặc loại trang phục này.Tuy ngày càng bị mai một nhưng người SD vẫn giữ được một số nét văn hóariêng đặc biệt là trong các lễ cưới hỏi, ma chay.Do kinh tế ngày càng phát triển nên đời sống bà con cũng được cảithiện hơn. Hình thức kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, cấy lúa, chăn nuôi.Khu vực ở của người SD có rất đông người Kinh nên đa số người SD nóitiếng phổ thông rất thành thạo. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiếnngôn ngữ cũng như văn hóa của họ ngày càng bị mai một dần.0.8.2. Địa bàn khảo sátTừ bảng số liệu trên, ta có thể thấy người SD tập trung nhiều nhất tạicác tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang. Ma Khánh Bằng cho rằng, dân tộc SD khi đến Việt Nam thì “ban đầuhọ đến Quảng Ninh, sau đó mới tỏa đi các nơi như hiện nay” [5;75]. Vì vậychúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu đầu tiên là tỉnh Quảng Ninh vì rất có thểtiếng SD tại nơi đây sẽ lưu giữ được nhiều yếu tố gốc ban đầu. Ở tỉnhQuảng Ninh thì thị xã Cẩm Phả có số người SD đông nhất nhưng lại chỉchiếm 3,94% còn ở huyện Vân Đồn thì tỉ lệ người SD là cao nhất( 10,54% ) - theo Dư địa chí tỉnh Quảng Ninh năm 1990. Xã Bình Dân của18huyện Vân Đồn là xã có tỉ lệ người SD cao hơn cả, chiếm 90% còn lại 10%là người Kinh, Hoa, Dao.Mặc dù tỉnh Thái Nguyên có đông người SD nhất nhưng tỉ lệ chỉ chiếm2,4% dân số toàn tỉnh và dân tộc Sán Dìu ở đây sống đan xen với nhiều dântộc khác như Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Mông. Huyện Đồng Hỷ có sốngười SD đông hơn cả, trong đó xã Nam Hòa có khoảng 73% là dân tộc SDtrong tổng số 7 dân tộc cùng sinh sống.Với tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là xã Đạo Trùvà xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo. Ở xã Đạo Trù, người SD chiếm 87,5%, cònlại là người Kinh. Còn ở xã Hợp Châu thì có 48% là người SD và 52% làngười Kinh. Ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi chọn xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương. Đâycũng là xã có tỉ lệ người SD đông nhất. Địa bàn xã có 4 dân tộc anh em cùngsinh sống trong đó gần 75% là người SD, 10% dân tộc Kinh, còn lại 15% làngười Cao Lan và Dao.Như vậy, với địa bàn khảo sát là năm xã thuộc bốn tỉnh mà chúng tôichọn trên thì đây đều là những nơi có tỉ lệ người SD cao và sống tập trung.Đó cũng là những địa bàn mang tính “thuần Sán Dìu” hơn cả. Những điều nàyđảm bảo cho tư liệu thu thập mang tính chính xác hơn vì tiếng SD sẽ ít bị ảnhhưởng bởi các ngôn ngữ khác trong quá trình cộng cư lâu dài với các dân tộcanh em.0.8.2.1. Xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh PhúcLà một xã thuộc khu vực I miền núi, phía Đông xã Đạo Trù giáp dãynúi Tam Đảo, phía Nam giáp xã Đại Đình, phía Tây giáp xã Yên Dương, phíaBắc giáp xã Ninh Lai của tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên có7.450,84 ha, trong đó đất ruộng và đất màu chỉ có 712,66 ha (chiếm 9,56%),còn lại là đất lâm nghiệp 636 ha (8,53%), đất ở và đất vườn 135,31 ha19(1,81%), và các loại đất khác 5.966,87 ha (80,1%) chưa sử dụng đến. Nhưvậy, diện tích đất có thể đem lại hoa màu, lợi nhuận cho người dân chiếm mộttỷ lệ rất nhỏ, cộng với điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nên đời sốngcủa bà con còn rất khó khăn, đặc biệt là đa phần họ đều sống bằng nghề nông.Xã Đạo Trù có tổng số dân là 12.224 người trong đó có 87,5% là ngườiSán Dìu (10.696 người), còn lại là người Kinh. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là1,44% hàng năm. Vấn đề phát triển kinh tế cũng như phát triển giáo dục củaxã còn rất nhiều hạn chế. Công tác y tế, dân số, văn hóa cũng đang từng bướcđược quan tâm và cải thiện.Tuy là một xã miền núi nhưng được hưởng chính sách 135 nên xã cóđường giao thông đi lại khá thuận tiện. Cơ sở hạ tầng cũng được Nhà nướcđầu tư như xây dựng cụm chợ miền núi, trường Phổ thông, trường cấp I haitầng, trường mầm non mẫu giáo, 02 trạm biến áp điện, trụ sở làm việc của Uỷban Nhân dân xã, trung tâm y tế đa khoa Đặc biệt là xã đã được xây dựnghệ thống thủy lợi kênh mương khu vòng Chốc Cóc bằng bê tông dài 1.338 m,các trục đường chính trong xã cũng đã được đổ bê tông. Như vậy, có thể nói, tuy đã được Nhà nước đầu tư và quan tâm nhưngxã Đạo Trù vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí thấp. Chính vì thế đối với địaphương này cần phải có một thời gian tương đối dài nữa mới có thể rút ngắnđược khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi.0.8.2.2. Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh PhúcNằm trên trục đường lên thị trấn Tam Đảo, xã Hợp Châu là một xã nhỏcó tổng diện tích đất tự nhiên là 1.012,28 ha (chỉ bằng khoảng 1/7 diện tíchđất của xã Đạo Trù) với diện tích đất nông nghiệp chiếm 52,16%. Xã có 1.543hộ cư trú tại 14 thôn với 6.797 nhân khẩu, trong đó người SD chiếm 48% dânsố của xã (3.262 người). Người dân ở đây 89,2% là làm nghề nông, chỉ có10,8% là làm nghề buôn bán và các dịch vụ khác.20Trong quá trình phát triển, xã Hợp Châu có được một số thuận lợi nhưmạng lưới giao thông, thủy lợi phát triển khá tốt và có tính ổn định cao. Cơ sởhạ tầng ngày càng được Nhà nước đầu tư, xây dựng mới. Công tác an ninhtrật tự luôn được bảo đảm tạo sự ổn định trong cuộc sống của người dân. Cưdân SD cũng như người Kinh ở khá tập trung và trình độ nắm bắt cũng nhưkhả năng vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao.Trên địa bàn của xã có hai dân tộc, SD và Kinh. Mặc dù ngôn ngữ sửdụng khác nhau nhưng đây chỉ là một khó khăn nhỏ bởi hầu hết người SDđều biết tiếng Kinh, trình độ song ngữ khá tốt. Một khó khăn chung đối vớicác xã miền núi cũng như đối với xã Hợp Châu là trình độ dân trí củangười dân chưa cao cho nên công tác quản lý, giáo dục của Nhà nước vàcác đoàn thể chưa có hiệu quả như mong muốn. Ví dụ như các phong tụcvề cưới xin, ma chay, lễ hội tuy đã được giản tiện đi nhiều nhưng vẫn cònrườm rà và rất tốn kém.Huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có tiềm năng về dulịch bởi trên địa bàn của huyện có hai khu du lịch sinh thái là Tây Thiên vàTam Đảo nhưng có lẽ huyện vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng này nênđời sống của bà con ở các xã thuộc huyện vẫn không có nhiều thay đổi.0.8.2.3. Xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhCó thể nói đây là một xã có địa hình khá đặc biệt trong số các địa bànmà chúng tôi đến khảo sát. Huyện đảo Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnhQuảng Ninh, có nhiều đảo và nhiều bãi biển nên có tiềm năng du lịch lớn.Cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 60 km, xã Bình Dân có phía đônggiáp huyện Vạn Yên, phía Bắc giáp huyện Tiên Yên, phía Tây giáp thị xãCẩm Phả và phía Nam giáp xã Đoàn Kết huyện Vân Đồn. Là một xã thuộchuyện đảo Vân Đồn nhưng Bình Dân lại được bao bọc xung quanh là núi vàđi khoảng 10 km là đến biển. Diện tích của toàn xã là 2965,86 ha trong đó 3/421là đồi núi. Địa hình tương đối đa dạng có sự đan xen của đồng bằng, đồi núi,thung lũng và biển. Đặc điểm này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho cuộc sốngcủa người dân nơi đây. Xã Bình Dân có 5 thôn: Đầm Tròn, Vòong Tre, Đồng Cống, Đồng Đávà Đầm Giọong với 1.188 người trong đó 90% là người SD, còn lại là ngườiKinh, Hoa, Dao. Dân cư sống thưa thớt, rải rác.Cơ sở hạ tầng của xã tương đối tốt. Các công trình công cộng như ủyban, nhà văn hóa, trường học… được xây dựng khang trang. Giao thông thuậntiện. Đường bê tông đều được trải ở các trục đường chính tới tận các thôn.Hình thức kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Trong những năm gần đây,thanh niên nơi đây có phong trào đi làm thuê ở các thành phố lớn. Đặc biệt,xã Bình Dân mới được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Ninh đầu tư xâydựng một nhà trưng bày các nét văn hóa đặc sắc như trang phục, hát sọongcô… nhằm bảo tồn văn hóa của dân tộc này.0.8.2.4. Xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên QuangNinh Lai là một xã nằm ở phía tây nam huyện Sơn Dương thuộc tỉnhTuyên Quang. Phía Bắc giáp xã Thiện Kế, phía Tây giáp xã Sơn nam, phíaNam giáp với xã Đạo Trù của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc và phía Nam làdãy núi Tam Đảo. Diện tích đất tự nhiên là 2.468 ha. Toàn xã có 12 thôn với1.450 hộ. Dân số là 7.230 người thuộc 4 dân tộc Kinh, SD, Cao Lan và Dao,trong đó người SD chiếm gần 75%.Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, giao thông đi lại thuận tiện.Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người không caonhưng tình hình kinh tế của bà con cũng đã được cải thiện nhiều so vớitrước đây.0.8.2.5. Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 22Xã Nam Hòa nằm ở phía Đông của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên,cách thành phố Thái Nguyên khoảng 15 km. Là một xã nằm ở vùng đồi núicủa huyện, với tổng diện tích là 247,7 ha, xã có nhiều điều kiện thuận lợitrong việc trồng các cây công nghiệp, đặc biệt là chè. Ngoài ra, người dân ởđây cũng trồng một số cây lương thực, thực phẩm khác. Khí hậu ở đây đặctrưng cho khí hậu vùng trung du đông bắc. Xã Nam Hòa còn có một thế mạnhvề khoáng sản như than, đá vôi.Ở tỉnh Thái Nguyên, Đồng Hỷ là huyện có người Sán Dìu sống đôngnhất và trong huyện thì dân tộc SD sống tập trung nhất là ở xã Nam Hòa. Xãcó 7 dân tộc anh em cùng sinh sống như Tày, Nùng, SD, Dao, Hà Nhì, Mông,Kinh trong đó dân tộc SD chiếm khoảng 73% trong tổng số hơn 10.000người. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trồng lúa nước. Bên cạnh đócòn có có một số ngành kinh tế khác như trồng cây công nghiệp, khai tháckhoáng sản. Nhìn chung đời sống kinh tế của bà con dân tộc nơi đây ngàycàng được cải thiện.Với những nét khái quát về năm xã trên, chúng ta thấy những địa bànđược chọn để khảo sát có một số điểm chung. Về địa hình thì đây đều là cácxã miền núi. Về dân số, những nơi này đều là các xã có tỉ lệ người SD tươngđối cao, sống tập trung. Chính những đặc điểm về dân số, nơi cư trú như vậysẽ giúp cho tư liệu chúng tôi thu thập có độ tin cậy cao vì mức độ ảnh hưởngbởi các yếu tố ngoài ngôn ngữ là ít hơn cả.2324CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1. Vấn đề mô tả ngữ âm của một ngôn ngữVới một ngôn ngữ xa lạ, đặc biệt là những ngôn ngữ chưa được nghiêncứu như một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì nhiệm vụ quantrọng nhất của việc nghiên cứu ngữ âm là chỉ ra các tiêu chí khu biệt và từ đónêu lên được hệ thống âm vị của chúng. Muốn làm được công việc đó thì việcđầu tiên phải nhận diện cho được đơn vị ngữ âm cơ bản nhất của ngôn ngữ,đó là âm tiết. Về phương diện phát âm, âm tiết là đơn vị cuối cùng có thể táchra được, còn về phương diện thính giác thì âm tiết có thể chia thành các đơnvị nhỏ hơn, đó là các âm tố. Để nêu đặc điểm của một âm tố - âm vị ta có thể dựa vào những thuộctính cấu âm - âm học làm cho nó khác với các âm tố khác và cũng có thể dựavào việc nó được sử dụng như một âm tố khu biệt để phân biệt nghĩa. Âm tốlại bao gồm nguyên âm và phụ âm. Đây chính là các thành phần cấu tạo nênâm tiết . Ngoài các thành phần đoạn tính này ra, âm tiết còn bao gồm cả cácđơn vị siêu đoạn tính như trọng âm , ngữ điệu, thanh điệu…Khi miêu tả một âm vị trong một ngôn ngữ bất kỳ thì phải sử dụng cácthao tác như đối chiếu, phân tích, so sánh để tìm ra đặc trưng cấu âm – âmhọc của nó rồi miêu tả chúng thông qua chính các đặc trưng ấy. Miêu tả mộtnguyên âm cần xác định ba nét đặc trưng cơ bản. Đó là: độ cao của lưỡi (caohay thấp; kèm theo là độ mở của miệng), vị trí của lưỡi (trước hay sau), độtròn của môi (tròn môi hay không tròn môi). Ngoài ba nét đặc trưng trên,người miêu tả ngữ âm có thể dùng thêm các đặc trưng về độ căng/lơi, trườngđộ ngắn/dài, tính chất mũi hóa…Người ta cũng có thể căn cứ vào lược đồnguyên âm chuẩn, phân tích, so sánh và định vị nguyên âm đó vào vị trí phùhợp trong tương quan với các nguyên âm chuẩn. Với việc miêu tả một phụ âm25
Trích đoạn
- Hình 2.7: Mô tả thanh 7
Tài liệu liên quan
- Nghiên cứu khả năng hấp thụ cu, zn, pb từ đất của một số loại thực vật
- 110
- 578
- 1
- Bước đầu nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi với chức năng của một số loài trong họ củ nâu
- 39
- 623
- 0
- nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng
- 134
- 640
- 0
- Bước đầu nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi với chức năng của một số loài trong họ củ nâu ( dioscoreaceae)
- 40
- 593
- 0
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- 112
- 416
- 0
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật tại xã Thành Công, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- 104
- 844
- 0
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã rừng trồng ở khu vực Nhạc Sơn, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (LV thạc sĩ)
- 108
- 348
- 0
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại vườn quốc gia nặm puy tỉnh say nha bu ly nước CHDCND lào
- 101
- 505
- 0
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại vườn quốc gia nặm hạ, tỉnh luổng nặm thà nước CHDCND lào
- 99
- 201
- 0
- Nghiên cứu cấu trúc và khả năng tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật ở xã Minh Tiến, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)
- 102
- 444
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.84 MB - 162 trang) - Ngữ âm tiếng sán dìu ở việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Học Tiếng Sán Chỉ
-
Học Tiếng Cao Lan (Săn Chấy) Số Đếm | Ông Trẻ Tâm Tv - YouTube
-
Tiếng Sán Chay - Wikipedia
-
Sán Chỉ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tiếng Sán Chay – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
[PDF] Vị Trí Của Tiếng Cao Lan Trong Các Ngôn Ngữ Tai
-
DÂN TỘC SÁN CHÍ, CAO LAN - Chi Tiết Tin Tức
-
Truyền Dạy Tiếng Sán Dìu Cho Thế Hệ Trẻ
-
Tiếng Sán Chay - Wikiwand
-
Tiếng Sán Chay - Wiki - Du Học Trung Quốc
-
[PDF] Ngữ âm Tiếng Sán Dìu ở Việt Nam - VNU
-
Dân Tộc Sán Chay - Nguồn Gốc, Tên Gọi - Blog
-
Ngữ âm Tiếng Sán Dìu ở Việt Nam | Xemtailieu
-
Từ điển Tiếng Việt "sán Chay" - Là Gì?
-
Đặc Sắc Ngày Hội Văn Hóa Dân Tộc Sán Chay Xã Thanh Sơn