Từ điển Tiếng Việt "sán Chay" - Là Gì?

Từ điển tổng hợp online Từ điển Tiếng Việt"sán chay" là gì? Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-Việt Việt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-Khmer Việt-Việt Tìm

sán chay

- (dân tộc) Tên gọi của một trong số 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam (x. Phụ lục)

tên gọi một dân tộc ít người ở Việt Nam. Dân số 147.315 (1999); gồm 2 nhóm: Cao Lan và Sán Chỉ. Cư trú ở các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Người SC di cư đến chỗ ở hiện nay cách đây khoảng 400 năm. Ngôn ngữ: người Cao Lan sử dụng ngôn ngữ Tày - Thái, người Sán Chỉ sử dụng thổ ngữ Quảng Đông. Hai nhóm Sán Chỉ và Cao Lan có phong tục, tập quán như nhau, có quan hệ dòng họ với nhau. Người Cao Lan hát Sình ca bằng tiếng Sán Chỉ, người Sán Chỉ có lúc dùng tiếng Cao Lan để cúng. Trước đây những người Sán Chỉ nhiều tuổi còn nói được tiếng Cao Lan. Làm ruộng và nương. Người đứng đầu bản là khán thủ; riêng ở phía nam Tuyên Quang có quản lãnh cai quản tất cả người SC. Nhà ở là nhà sàn, tượng trưng cho trâu thần. Áo dài truyền thống nữ “uyên ương” được trang trí đẹp. Người ta tôn trọng ông mối, bà mối như bố mẹ, thường đến thăm hỏi, khi chết để tang. Người SC có nhiều dòng họ Hoàng, Vi, Chu, Nùng, Đàm, Trân, La, Lý, Minh... Mỗi dòng họ bao gồm nhiều tiểu gia đình phụ hệ. Đời sống văn hoá tinh thần của người SC rất phong phú. Kho tàng truyện cổ dân gian, các hình thức hát dân ca “Sình ca”, các điệu múa đặc sắc, có trò chơi và diễn xướng dân gian, vv.

Nhóm Cao Lan Nhóm Sán ChỉNgười Sán Chay
Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

Từ khóa » Học Tiếng Sán Chỉ