Người Lái Xe Chở Thi Hài Bác Hồ - Sự Kiện Nhân Chứng
Tôi gặp ông Hoàng Đình Thinh (80 tuổi) trong một nhóm CCB Văn phòng Tổng cục Hậu cần (TCHC), tại gia đình ông Bùi Ngọc Anh, đồng đội cũ của cả nhóm, ở Nam Định.
Ông Thinh cho biết, ông tham gia chở thi hài Bác Hồ sáu lần, trong đó ba lần ông trực tiếp cầm lái, ba lần ông ngồi ngay cạnh lái chính. Lần thứ nhất, vào mùa đông năm 1969, đưa Bác từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) lên căn cứ K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây - nay là Hà Nội). Lần thứ hai, ngay sau sự kiện vụ tập kích của quân Mỹ ở ngoại ô thị xã Sơn Tây rạng sáng ngày 21-11-1970, đưa Bác từ K9 trở lại Bệnh viện 108. Lần thứ ba, sau "đại hồng thủy" Đồng bằng sông Hồng tháng 8-1971, đưa Bác từ Bệnh viện 108 trở lại K9. Lần thứ tư, vào tháng 7-1972, đưa Bác từ K9 qua sông Đà, đến căn cứ H21 ở xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Lần thứ năm, sau ngày Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27-1-1973), đêm 8-2-1973, đưa Bác rời H21 trở lại K9. Lần thứ sáu, ngày 18-7-1975, đưa Bác từ K9 về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Sau lần cuối cùng này, ông trở lại Đội xe 29, làm Trưởng ban xe đến năm 1989 thì nghỉ hưu. Ông Hoàng Đình Thinh (2017).
Theo đề nghị của mọi người, ông Thinh tường thuật lần ông lái xe chuyển thi hài Bác đầu tiên. Đó là đưa Người từ Bệnh viện 108 lên K9, mùa đông năm 1969. "Ban đầu tôi không biết mình sẽ thực hiện nhiệm vụ gì, chỉ được trên yêu cầu tập luyện, chuyên tâm lái xe đi từ Hà Nội lên K9 bảo đảm đúng thời gian. Sau này, khi đã rõ nhiệm vụ tôi mới hiểu, vì chưa có phương án bảo đảm nhiệt độ giữ thi hài Bác trong xe nên phải di chuyển trong thời gian quy định"-ông Thinh kể. Suốt nhiều tháng liền, ban ngày ông Thinh vẫn đến đơn vị làm việc bình thường, tối đến thì tập luyện cho nhiệm vụ đặc biệt. Cứ khoảng 21 giờ, tổ tập dượt cùng xe kéo chiếc linh cữu (giống hệt chiếc linh cữu sẽ đặt thi hài Bác để đi sơ tán) và xe chở người hộ tống đã được chuẩn bị kỹ, tập kết tại cổng căn nhà bảo quản thi hài Bác ở Bệnh viện 108. Đúng 22 giờ xuất phát, lên Đá Chông - Ba Vì. Người nào việc ấy. Trong linh cữu, Trung úy Vũ Quốc Bình - cán bộ phòng bảo vệ TCHC (khi nghỉ hưu là trung tá, ở khu tập thể Học viện Quân y, quận Hà Đông, Hà Nội) chú ý quan sát chiếc cốc thủy tinh bên trong có cái thìa sắt nhỏ, được đặt chính giữa sàn linh cữu; căn cứ vào sự va chạm giữa cốc và thìa trong hành trình, báo cáo đầy đủ tình trạng chuyển động của linh cữu, về cường độ, tầm, hướng xóc, lắc, nảy... tại các điểm tiếp xúc giữa xe đặt linh cữu và mặt đường để đồng chí Kinh Chi ghi lại. Có lúc ông áp cả má và lỗ tai xuống đáy linh cữu lạnh buốt để nhận biết thật cụ thể độ xóc của xe. Khi không thấy ông phát tín hiệu, đồng chí Kinh Chi lại hỏi: “Đoạn này thế nào?”. “Lắc, nhưng lắc sang phía nào?”… Đêm về, toàn tổ chụm đầu nghiên cứu cách thức xử lý đường xóc, tập trung hiệu chỉnh kỹ thuật xe, nhất là về độ nhún; tìm đủ loại lò xo, bổ sung phù hợp vào chỗ tiếp xúc giữa cầu xe và nhíp xe...
Hơn hai tháng ròng “đi, ghi, sửa”. Khi các đồng hồ báo số đo tiêu chuẩn kỹ thuật vận chuyển bảo đảm tuyệt đối an toàn, cũng là thời điểm cuộc hành trình lịch sử bắt đầu. Ông Thinh bồi hồi nhớ lại: "Vào khoảng 23 giờ, ngày 23-12-1969, chiếc linh cữu chính thức, bên trong đặt thi hài Bác được tổ công tác đặc biệt cùng một số đồng chí cán bộ cao cấp và các bác sĩ đưa từ Bệnh viện 108 đi K9. Đã từng mong đợi giờ phút này đến cháy bỏng tâm can, vậy mà chúng tôi vẫn không nén nổi xúc động. Ai cũng như nín thở, tập trung hết trí lực vào công việc. Bác về tới K9 trước khi trời sáng, không chậm phút nào so với kế hoạch. Bác nằm như trước lúc khởi hành, không hề suy chuyển… Những giọt nước mắt của thành viên tổ công tác trào ra, nóng hổi. Mỗi người được Ban bảo quản thi hài Bác tặng một tấm ảnh ghi hình Bác trong linh cữu, chụp tại K9"…
Người kể chuyện và những người nghe đều rất xúc động. Lặng đi một lúc, ông Thinh nói như tâm sự: "Từ sau những lần được trực tiếp lái xe chở thi hài Bác, trên mọi cương vị công tác cũng như khi đã về đời thường, làm việc gì tôi cũng nghĩ đến Bác, nghĩ đến vinh dự đặc biệt ấy. Tôi kể cho con cháu nghe và dạy chúng phải tu dưỡng thành người tốt để xứng đáng với sự tin cậy mà Đảng, quân đội đã dành cho tôi”.
Bài và ảnh: PHẠM XƯỞNGTừ khóa » H21 ở đâu
-
ĐỊA ĐIỂM MANG BA MẬT DANH: “CÔNG TRƯỜNG 5”, “K9” VÀ “K84”
-
Bảo đảm Tuyệt đối An Toàn 6 Lần Di Chuyển Thi Hài Bác
-
Khu Di Tích Đá Chông, Nơi Gìn Giữ Thi Hài Bác Trong Kháng Chiến ...
-
Mã Loại Hình Xuất Khẩu H21 - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu
-
H21 Hospedaje Boutique, Mexico City
-
Đoàn 69, đơn Vị Tiền Thân Của Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ Lăng Chủ Tịch Hồ ...
-
Phú Thọ Những Lần đón Bác
-
Vinh Dự, Tự Hào Của Người Lính Trong Những Năm Tháng Bảo Vệ Thi ...
-
Địa điểm Chuyên Sỉ Các Loại Hộp Nhựa Trong H21, H30, H50, H55 ở ...
-
Khu Di Tích K9 Đá Chông Nơi Lưu Giữ Dấu Chân Bác Hồ - Du Lịch Ba Vì
-
Chương III: Những Nơi Bác Yên Nghỉ | Việt Nam
-
50 Năm Gìn Giữ Thi Hài Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Những Nhiệm Vụ ...