Người Làm Việc Trong Lĩnh Vực Xăng Dầu Có Phải Học Nghiệp Vụ Kinh ...

Người làm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì có phải bắt buộc học nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu hay không? (Ở đây tôi muốn đề cập đến nhiều loại hình kinh doanh xăng dầu). Còn riêng đối với cửa hàng xăng dầu, có thể cho tôi biết liệu có phân cấp cụ thể dựa trên quy mô của từng cửa hàng hay không? Tôi thấy có nhiều cửa hàng xăng dầu lắp cột bơm có vẻ không an toàn lắm. Vậy có quy chuẩn nào đối với cột bơm của cửa hàng xăng dầu không? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Người làm việc trong lĩnh vực xăng dầu có phải học nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và các nghiệp vụ khác liên quan không?
  • Cửa hàng xăng dầu có được phân cấp dựa trên quy mô từng cửa hàng không?
  • Cột bơm xăng dầu tại cửa hàng xăng dầu có quy chuẩn lắp đặt và xây dựng nào không?

Người làm việc trong lĩnh vực xăng dầu có phải học nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu và các nghiệp vụ khác liên quan không?

Vì trong câu hỏi bạn không đề cập cụ thể loại hình kinh doanh xăng dầu là gì nên căn cứ theo một số quy định tại Điều 19, Điều 22 và Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP đối với người làm việc tại đại lý bán lẻ xăng dầu, nhận quyền bán lẻ xăng dầu và cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:

"Điều 19. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):
...
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 22. Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
...
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 24. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
...
4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành."

Theo đó, có thể thấy pháp luật hiện hành chỉ quy định các điều kiện đối với cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp kinh doanh tại các đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và cửa hàng bán lẻ xăng dầu về yêu cầu huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường; chứ không bắt buộc phải học nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu.

Cửa hàng xăng dầu có được phân cấp dựa trên quy mô từng cửa hàng không?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BCT có quy định cụ thể về phân cấp cửa hàng như sau:

(1) Cửa hàng xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu như quy định trong Bảng 1.

Bảng 1: Phân cấp cửa hàng xăng dầu

Theo đó, cửa hàng xăng dầu được phân cấp dựa trên tổng dung tích của cửa hàng đó.

Cột bơm xăng dầu tại cửa hàng xăng dầu có quy chuẩn lắp đặt và xây dựng nào không?

Cột bơm xăng

Cột bơm xăng dầu tại cửa hàng xăng dầu có quy chuẩn lắp đặt và xây dựng nào không?

Tại Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu, ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BCT có quy định cụ thể đối với cột bơm xăng dầu như sau:

(1) Đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất.

a) Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu cầu sau:

- Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng. Trường hợp cột bơm đặt trong nhà, phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thông gió và có cánh cửa mở quay ra ngoài.

- Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.

b) Cột bơm phải được đặt trên đảo bơm. Đảo bơm phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu sau:

- Cao độ phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,15 m.

- Chiều rộng không được nhỏ hơn 1,0 m.

- Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái che bán hàng hoặc cột bơm ít nhất 0,5 m.

c) Khoảng cách an toàn từ cột bơm đến các công trình bên ngoài cửa hàng được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4: Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng

- Khoảng cách an toàn trong Bảng 4 được phép giảm 30% khi cửa hàng có lắp hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.

- Khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến nơi tập trung đông người được giảm xuống còn 25 mét (17 mét trường hợp có hệ thống thu hồi hơi xăng dầu) nếu cửa hàng xăng dầu được trang bị hệ thống chữa cháy cố định hoặc bán cố định

(2) Đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt nước.

Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các yêu cầu sau:

a) Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng, thuận tiện.

b) Đảm bảo các phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng.

Bảng 5: Khoảng cách an toàn đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt nước đến các hạng mục xây dựng

Từ khóa » Kế Toán Doanh Nghiệp Bán Lẻ Xăng Dầu