Người Lớn Bị Sốt Về đêm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
- Sốt là gì?
- Sốt về đêm là gì?
- Những nguyên nhân gây nên chứng sốt về đêm
- 1. Nguyên nhân nhiễm trùng
- 2. Dị ứng
- 3. Bệnh về miễn dịch và mô liên kết
- 4. Ký sinh trùng
- 5. Lao phổi
- Có thể xử trí như thế nào khi bị sốt về đêm?
- Việc phòng tránh cũng rất quan trọng
Sốt là gì?
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu sốt là gì. Sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại một số tác nhân có thể bên trong hoặc ngoài cơ thể. Là dấu hiệu khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ bình thường (khoảng 36,5-37,5 độ C). Thường sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm vi trùng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không phải nhiễm trùng cũng gây ra tình trạng sốt.
Sốt về đêm là gì?
Sốt về đêm là tình trạng người bệnh gặp hiện tượng sốt về ban đêm. Người bệnh có thể bình thường vào ban ngày, đôi khi là khỏe mạnh bình thường nhưng khi về đêm thì lại có biểu hiện sốt gây ra nhiều lo lắng. Việc này cũng gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh cũng như gia đình. Việc tốt nhất là khi có hiện tượng sốt về ban đêm thì cần đi khám ngay tại những cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên chứng sốt về đêm của người lớn mà có thể nghĩ tới:
Những nguyên nhân gây nên chứng sốt về đêm
1. Nguyên nhân nhiễm trùng
- Nhiễm trùng ngoài da: Các nhiễm trùng da có thể gây nên sốt bất cứ khi nào mà cũng có thể gây ra vào buổi tối. Các nhiễm trùng này tuy đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng cách thì có thể gây tình trạng nặng nề nên cần đi khám bác sỹ sớm.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân thường thấy gây sốt cao về đêm. Bệnh có thể là nhiễm trùng cao như thận, bể thận hay vùng thấp như viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Triệu chứng đi kèm có thể có tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu máu. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám ngay lập tức để được điều trị triệt để bệnh.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt và cũng có thể có sốt về đêm. Bệnh có thể là viêm mũi họng đơn giản, nhưng cũng có trường hợp nặng nề viêm phế quản, viêm phổi gây ra sốt. Nếu là những bệnh đơn giản thì có thể điều trị tại nhà theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng nề, sốt cao không giảm, người bệnh mệt mỏi cần đưa tới cơ sở y tế để được chăm sóc.
2. Dị ứng
Là nguyên nhân có thể gây nên sốt về ban đêm. Dị ứng có thể do nhiều dị nguyên như thuốc hoặc các loại thực phẩm, phấm hoa, lông động vật, bụi nhà,… Thường thì đặc trưng của dị ứng không phải là sốt mà là các dấu hiệu trên da như nổi ban, bọng nước, ngứa; các dấu hiệu toàn thân cũng có thể xảy ra như tiêu chảy, sốt, khó thở,… Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc, thực phẩm thì cơ thể sẽ xảy ra phản ứng dị ứng và biểu hiện với những triệu chứng nêu trên. Có thể trước khi ngủ, người bệnh ăn thức ăn hoặc loại thuốc nào đó thì đêm sẽ gây nên sốt kèm những triệu chứng đặc trưng của dị ứng. Khi đó, tùy từng mức độ mà người nhà có thể cho điều trị tại nhà hoặc tới cơ sở y tế.
3. Bệnh về miễn dịch và mô liên kết
Các bệnh về mô liên kết thường là một rối loạn hệ thống di truyền hoặc không di truyền nhưng được đặc trưng bởi một hiện tượng là tự cơ thể tấn công các mô của bản thân mà hay gặp nhất là các mô liên kết. Khi đó ta có các bệnh như viêm khớp dạng thấp rất hay gây đau và sốt về đêm khi các khớp bị viêm. Tương tự như vậy là bệnh lupus ban đỏ cũng có biểu hiện sốt về đêm tương tự. Bệnh vẩy nến cũng là nguyên nhân gây sốt về đêm có thể gặp.
4. Ký sinh trùng
Loại ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất là sốt rét với những cơn sốt cách nhau 24 hoặc 48 giờ nên có thể gây sốt hằng đêm hoặc cách đêm kèm theo đó trong cơn sốt có người bệnh rét run, vàng mắt, vàng da. Những triệu chứng như vậy cần đi khám để được điều trị đúng cách. Ngoài sốt rét còn một số ký sinh trùng khác cũng gây sốt như giun, sán nhưng ít nguy hiểm hơn.
5. Lao phổi
Bệnh lao là căn bệnh mà cả thế giới chung tay để loại trừ do mức độ lây lan nhanh, gây suy yếu cơ thể người bệnh nhanh chóng. Bệnh lao đặc trưng bởi ho có đờm dai dẳng kéo dài kèm sốt nhẹ về chiều nhưng đôi khi có thể sốt về đêm và ra mồ hôi lạnh. Nếu mắc lao sẽ được điều trị theo phác đồ của Bộ y tế với thuốc miễn phí và cần tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc sẽ khỏi hoàn toàn. Đừng quên, chuẩn bị một chiếc nhiệt kế điện tử trong tủ thuốc nhà mình!
Nhiệt Kế Điện Tử Beurer FT09 FT09 18 reviews 80,000 đ Nhiệt kế điện tử đầu cứng Beurer FT09 là một trong những sản phẩm giúp bạn cho ra kết quả đo thân nhiệt một cách chính xác nhất và còn có thể mang theo bên mình nhờ thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, dễ dàng sử dụng. Nhiệt Kế Điện Tử iMediCare iTM 32A iTM 32A 15 reviews 820,000 đ Nhiệt kế điện tử hồng ngoại iMediCare iTM 32A là sản phẩm chuyên dùng để theo dõi nhiệt độ cơ thể, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Nhiệt Kế Điện Tử Omron MC-720 MC-720 25 reviews 840,000 đ Nhiệt kế điện tử đo trán Omron MC-720 là thiết bị y tế được tích hợp 3 tính năng trong 1 sản phẩm giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong việc sử dụng sản phẩm. Nhiệt Kế Đo Tai Omron TH-839S TH-839S 12 reviews 695,000 đ Nhiệt kế đo tai Omron TH 839S là thiết bị y tế được hàng triệu người dùng trên thế giới yêu thích nhờ vào tính năng đo nhiệt độ cơ thể nhanh chóng và mang lại kết quả đo chính xác nhất.Có thể xử trí như thế nào khi bị sốt về đêm?
Nếu trong gia đình bạn có người mắc chứng sốt về đêm, tham khảo một số hướng dẫn sau đây:
- Đo nhiệt độ của người bệnh một cách thường xuyên:
- Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt đúng theo liều lượng chỉ định của bác sỹ. Sau đó, kiểm tra lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu nhiệt độ không hạ thì đưa tới cơ sở y tế.
- Nếu chỉ là sốt đơn thuần có thể chườm ấm bằng khăn ấm.
- Cho người bệnh mặc đồ thoáng mát, không trùm chăn kín.
- Cho uống nhiều nước, có thể bổ sung oresol nếu có, đặc biệt với những người sốt cao và sốt kéo dài.
- Ngoài thuốc hạ sốt, không nên cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc nào đặc biệt là không tự ý dùng kháng sinh.
- Đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân nặng nề như khó thở, ly bì, lơ mơ hoặc đã xử trí nhưng không cải thiện được nhiệt độ.
Việc phòng tránh cũng rất quan trọng
- Để tránh sốt do dị ứng, mỗi người cần chú ý tới những tác nhân gây dị ứng của mình để tự phòng tránh trong cuộc sống. Với các loại thuốc gây dị ứng cần thông báo với bác sỹ khi đi khám bệnh, không dùng thuốc bừa bãi.
- Vệ sinh nơi ở thường xuyên, loại bỏ nơi trú ngụ của các loại ký sinh trùng như sốt rét, những loại vi khuẩn virus gây bệnh.
- Vệ sinh cá nhân là điều không thể thiếu, bao gồm về sinh thân thể, vệ sinh mũi họng.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng, các chất khoáng, chất vitamin cần thiết cho sự phát triển và sức đề kháng của cơ thể.
- Khám bệnh thường xuyên, tốt nhất nên khám bệnh 6 tháng/ lần để kiểm tra phát hiện và điều trị những bệnh của bản thân.
Trên đây là một số nguyên nhân gây sốt về đêm thường gặp ở người lớn với những nguyên nhân từ đơn giản đến phức tạp. Việc xử trí cũng không quá phức tạp nhưng cần nhận định tình hình về mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu cảm thấy khó khăn thì tốt nhất nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Từ khóa » đầu Nóng Nhưng Không Sốt Người Lớn
-
Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Sốt ở Người Lớn: Đặc điểm, Phân Loại Và Khi Nào Nghiêm Trọng?
-
Sốt Virus ở Người Lớn: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Những Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau đầu Và Sốt | Hapacol
-
Sốt Siêu Vi ở Người Lớn Có Bị Sốt Cao đau đầu Không? - Hapacol
-
Bé Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Hiện Tượng Gì? Xử Lý Ra Sao?
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
Những điều Cần Biết Khi Bị “Sốt”
-
Chăm Sóc Trẻ F0 Tại Nhà: Những điều đơn Giản Không Phải Cha Mẹ ...
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Đau đầu Sốt Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Sốt Nóng Lạnh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Docosan
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Đau Họng Không Ho Là Tình Trạng Gì? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị