Sốt Virus ở Người Lớn: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Sốt virus ở người lớn thường có biểu hiện như thế nào?
Sốt virus thường xảy ra ở trẻ em và người cao tuổi do hệ miễn dịch yếu, tuy nhiên cũng khá phổ biến ở người trưởng thành khi gặp các yếu tố thuận lợi. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến virus phát triển mạnh. Nhiễm virus có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, song nhiễm virus đường hô hấp là phổ biến nhất.
Sốt virus ở người lớn khá thường gặp
Sốt virus rất dễ lây lan từ người bệnh sang cộng đồng, đặc biệt là những người tiếp xúc gần trong gia đình hoặc môi trường làm việc. Sốt virus không quá nguy hiểm, thường tự diễn biến và khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.
Người bệnh bị sốt virus có những triệu chứng đặc trưng như:
1.1. Sốt cao
Bệnh nhân sốt virus có đặc điểm là sốt rất cao, sốt tăng dần theo diễn biến bệnh, nhiệt độ cơ thể có thể đạt từ 39 - 41 độ C. Đây cũng là triệu chứng phân biệt sốt virus với cảm sốt thông thường. Người bệnh sốt cao cần sớm được hạ sốt để tránh những biện chứng nguy hiểm.
1.2. Cơ thể mệt mỏi
Sốt virus thường khiến phần đầu và các cơ có cảm giác mệt mỏi, uể oải khó chịu, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng.
Thân nhiệt tăng cùng các triệu chứng đau nhức mệt mỏi toàn thân khiến người bệnh khó chịu, không thể làm việc.
1.3. Nhức đầu
Nhức đầu thường đến sau triệu chứng sốt và mệt mỏi. Để hạn chế giảm triệu chứng này, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
Sốt virus khiến bệnh nhân sốt cao
1.4. Ngạt mũi, khó thở
Sốt virus làm xuất hiện dịch mũi, ho và sổ mũi, gây tình trạng khó thở.
1.5. Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da
Thông thường, người bệnh sốt virus bị nổi mẩn, phát ban trên da sau khi sốt 2 - 3 ngày. Nguyên nhân do sốt kéo dài, thân nhiệt luôn ở mức cao, trên da xuất hiện mẩn đỏ li ti. Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng này.
1.6. Đau nhức mắt
Người bị sốt virus cũng cảm thấy đau mắt, nóng rát trong nhãn cầu, cảm giác khó chịu, không muốn mở mắt.
1.7. Xuất hiện hạch
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp gây sốt virus, bệnh nhân sẽ bị sưng các hạch nhỏ ở đầu, cổ, có thể nhận thấy khi sờ bằng tay.
Như vậy, sốt virus ở người lớn có triệu chứng khá giống với sốt, cảm cúm thông thường, nhưng bệnh kéo dài với triệu chứng bệnh nặng hơn.
2. Sốt virus ở người lớn có nguy hiểm không?
Ở người trưởng thành, với hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bệnh sốt virus không quá nguy hiểm, bệnh tự diễn biến và khỏi hẳn sau khoảng 5 - 7 ngày. Muộn nhất bệnh tự khỏi sau khi mắc khoảng 10 ngày. Tuy nhiên nếu thấy bệnh kéo dài, diễn biến nặng thì cần sớm tới khám, điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Sốt virus có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:
2.1. Viêm thanh quản
Thanh quản bị viêm sưng phù, chèn hẹp thanh quản. Người bệnh có triệu chứng thở rít, khó thở, thậm chí thiếu oxy cần can thiệp hỗ trợ thở.
2.2. Viêm phổi
Đây là biến chứng nặng của sốt virus, đồng thời bệnh cũng dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng hơn.
Sốt virus có thể gây biến chứng viêm phổi
2.3. Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim
Nhiều người bệnh đã hết sốt nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, đặc biệt có thể bị viêm cơ tim, làm xuất hiện cơn đau ở tim, nhịp tim đập loạn, có thể ngừng tim gây ngất.
2.5. Biến chứng não
Sốt virus có thể diễn tiến gây biến chứng não, co giật, hôn mê sâu. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn.
3. Làm gì khi bị sốt virus?
Sốt virus thường gặp hơn ở trẻ em và người già có hệ miễn dịch yếu, song người lớn lại là đối tượng tượng bị nặng hơn. Nguyên nhân chủ yếu do chủ quan không điều trị, hoặc bận công việc, lao động quá sức. Biến chứng sốt virus ở người lớn cũng kéo dài và nặng nề hơn.
Hơn nữa, người bệnh sốt virus nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ dễ dàng gây lây nhiễm cho cộng đồng. Các triệu chứng không được can thiệp sớm như khó thở, sốt cao, viêm phổi, biến chứng não có thể dẫn tới tử vong.
Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của sốt virus, người bệnh nên sớm có ý thức đi khám và điều trị bệnh. Đồng thời nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức để bệnh mau khỏi. Hạn chế tiếp xúc gần với mọi người để tránh lây nhiễm. Nếu triệu chứng bệnh nặng thì cần sớm tới cơ sở y tế để được can thiệp sớm.
Hầu hết các trường hợp sốt virus nhẹ không cần phải đến bệnh viện mà có thể tự điều trị tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ định. Theo đó, người bệnh nên ưu tiên nghỉ ngơi ở nơi thuốc mát, bổ sung nước, vitamin C và cân bằng điện giải. Bên cạnh đó nên ăn các thức ăn dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với mọi người.
Khi có biến chứng nặng hoặc đang mắc bệnh, điều trị bệnh khác, đặc biệt là bệnh lý mạn tính nguy hiểm, cần sớm báo với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Tâm lý chủ quan, coi thường bệnh là nguyên nhân khiến bệnh diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng cao.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt virus ở người lớn mà chỉ có thuốc giúp điều trị triệu chứng, giúp giảm khó chịu và thúc đẩy thời gian khỏi bệnh. Các phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân sốt virus là:
3.1. Hạ sốt
Sốt cao cần được can thiệp sớm và nhanh chóng, sử dụng thuốc hạ sốt (thường là Paracetamol) theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, dùng quá liều lượng bác sĩ chỉ định. Kết hợp chườm ấm để hạ sốt.
3.2. Giữ ấm
Nghỉ ngơi ở phòng ấm, giữ quần áo sạch sẽ, thoáng mát, đồng thời hạn chế ra gió, để cơ thể bị lạnh.
3.3. Bổ sung dinh dưỡng
Sốt cao khiến cơ thể thiếu nước, do đó người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, có thể kết hợp uống dung dịch điện giải, nước hoa quả chứa Vitamin C để tăng sức đề kháng. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ chống bội nhiễm.
Sốt virus ở người lớn thường tự khỏi sau 5 - 7 ngày
Sốt virus sau khi chữa khỏi hoàn toàn có thể bị lại nếu tiếp xúc với người bệnh. Do đó, để phòng ngừa sốt virus, tất cả mọi người nên chủ động tăng sức đề kháng cho cơ thể, thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, lao động phù hợp.
Tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng để hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe cần tư vấn.
Từ khóa » đầu Nóng Nhưng Không Sốt Người Lớn
-
Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Sốt ở Người Lớn: Đặc điểm, Phân Loại Và Khi Nào Nghiêm Trọng?
-
Những Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau đầu Và Sốt | Hapacol
-
Sốt Siêu Vi ở Người Lớn Có Bị Sốt Cao đau đầu Không? - Hapacol
-
Bé Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Hiện Tượng Gì? Xử Lý Ra Sao?
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
Người Lớn Bị Sốt Về đêm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
-
Những điều Cần Biết Khi Bị “Sốt”
-
Chăm Sóc Trẻ F0 Tại Nhà: Những điều đơn Giản Không Phải Cha Mẹ ...
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Đau đầu Sốt Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Sốt Nóng Lạnh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Docosan
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Đau Họng Không Ho Là Tình Trạng Gì? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị