Nguồn Gốc đặt Tên Cho Quần đảo Trường Sa - TỈNH CÀ MAU
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Nguồn gốc đặt tên cho Quần đảo Trường Sa
13/03/2018 08:49:34 AM Màu chữ Cỡ chữQuần đảo Trường Sa là của Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Một trong những bằng chứng là cội nguồn của cách đặt tên các đảo trên quần đảoTrường Sa để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo này. Quần đảo Trường Sa có tên tiếng Anh là Spratley Islands nằm ở phía nam Biển Đông, trong phạm vi từ 6o50’N đến 12o00’N và từ 111o20’E đến 117o20’E. Theo phương Tây Bắc – Đông Nam, có chiều rộng khoảng 400 km và theo phương Đông Bắc- Tây Nam rộng khoảng 900 km. Điểm gần nhất của quần đảo cách Vũng Tàu khoảng 340 hải lý và cách Cam Ranh khoảng 250 hải lý. Quần đảo Trường Sa có khoảng trên 150 đảo nổi, chìm lớn nhỏ với diện tích các đảo nổi vào khoảng 10 km2. Về mặt hành chính quần đảo Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa: huyện đảo Trường Sa. Cũng như ngôn ngữ chung, vấn đề địa danh ở nước ta cũng thể hiện được tính dân tộc, khoa học, đại chúng và thống nhất. Tính dân tộc Theo truyền thống Việt Nam, địa danh là tên của một đối tượng địa lý. Quần đảo Trường Sa là tên gọi theo đối tượng địa lý trên Biển Đông. Thời Hồng Đức, trong “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” trên bản đồ có ghi là Bãi Cát vàng. Như vậy, với truyền thống đại chúng Việt Nam, thì thuật ngữ Bãi Cát Vàng là một từ thuần Việt để xác lập chủ quyền của nước ta đối với quần đảo này. Còn trên “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được vẽ vào khoảng cuối thế kỷ XVIII cũng đã ghi quần đảo Trường Sa. Như vậy, theo các tư liệu cũ thì các thuật ngữ Bãi Cát Vàng rồi sau này là Trường Sa đều là các địa danh mang từ thuần Việt, thể hiện truyền thống của người Việt Nam. Tính khoa học của địa danh Mỗi địa danh đều có tính khoa học địa lý và nhân văn trong đó, đồng thời cũng mang tính quốc tế. Các đối tượng địa lý trên biển và đại dương nói chung, cũng như Biển Đông nói riêng đều có những tính chất ấy. Quần đảo là tên chỉ một nhóm đảo nằm gần nhau chiếm một vùng biển có diện tích không hạn chế (ví dụ quần đảo Indonesia có diện tích hàng triệu km2, quần đảo Trường Sa có diện tích hàng trăm ngàn km2). Tên tiếng Anh là Archipelago hoặc cũng có thể dùng từ đảo với số nhiều Islands. Đảo là một từ để chỉ một vùng đất, đá… nhô lên khỏi mực nước, ngay cả khi thủy triều dâng cao. Độ cao có thể thay đổi từ vài mét đến vài nghìn mét và diện tích thường khoảng trên 1km2. Tên tiếng Anh là Island. Hòn là một từ để chỉ các đảo có diện tích nhỏ hơn, thường dưới 1 km2 và độ cao cũng nhỏ hơn. Tên tiếng Anh là Islet. Ví dụ Hòn Tre, Hòn Trứng Lớn… Bãi là từ dùng để chỉ một vùng đất nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống và bị ngập khi thủy triều lên. Tên tiếng Anh là Shoal. Bãi ngầm là từ dùng để chỉ những khu vực có kích thước đáng kể và bị ngập dưới nước tương đối sâu (có thể tới vài chục mét hoặc hơn). Tên tiếng Anh là Bank. Đảo san hô vòng để chỉ các cấu tạo san hô dạng vòng thường là hình bầu dục không liên tục, phía trong là một vùng nước không sâu lắm (từ vài mét đến vài chục mét). Tên tiếng Anh là Atoll. Hầu hết các đảo ở hoàng sa và Trường Sa đều có dạng này. Thực tế, các đảo này đều được viết bằng Island chứ không dùng Atoll. Rạn san hô dùng để chỉ các cấu tạo san hô còn ngập dưới biển và không có dạng vòng. Tên tiếng Anh là Reef. Từ tiếng Anh này cũng được sử dụng nhiều lần trên quần đảo Trường Sa. Tính đại chúng, thống nhất Tính đại chúng của một địa danh nào đó phải được nhiều người trong nước hiểu hoặc hình dung ra đối tượng địa lý mà nó được mang tên và khi đọc lên hoặc viết ra không nhầm lẫn với một địa danh nước ngoài. Tính thống nhất của địa danh thể hiện ở chỗ trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, trong các văn bản, sách báo, bản đồ, mỗi đối tượng địa lý chỉ có một tên thống nhất, không đặt nhiều tên khác nhau để tránh nhầm lẫn. Nếu cần thiết thì ghi tên của địa phương có địa danh đó hoặc tên cũ của địa danh. Cho đến nay quần đảo Trường Sa đã có tới hơn 150 địa danh mang tên tiếng Việt và quốc tế. Việc đặt tên các địa danh ở Trường Sa đã sử dụng hầu hết các danh từ chung như đã nêu: Đảo (Island), Bãi (Bank), Đá (Reef hoặc Rock). Trong đó đa số địa danh được đặt tên theo tính dân tộc – đó là đặt tên đã sử dụng tính mô phỏng hay đặc tả (như các tên Thuyền Chài, Sơn Ca…), danh nhân (Phan Vinh, Huyền Trân…), định hướng (Song Tử Tây, Song Tử Đông, Đá Bắc, Đá Nam…), âm hán (Kỳ Vân, Song Tử…). Như vậy, nguồn gốc trong việc đặt tên cho quần đảo Trường Sa và các đảo, bãi, đá, hòn… trên quần đảo đó là một trong những bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam.
Nguyễn Thanh Điệp (Theo BNA)
Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Nhiều định hướng, đề xuất thay đổi mang tính đột phá nội dung dạy và học lịch sử đã được bàn luận tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông.Hội thảo do Bộ GD-ĐT phối hợp Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức trong hai ngày 18-19.8 tại Đà Nẵng.
(16/10/2017) -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là thầy giáo dạy sử - địa. Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế.
(11/10/2017) -
Trung Quốc luôn thực hiện chính sách hai mặt đối với ASEAN trong chính sách Biển Đông, một mặt muốn phát triển quan hệ với ASEAN, mặt khác lại không muốn ASEAN lớn mạnh và có vai trò lớn trong các vấn đề an ninh khu vực.
(09/10/2017) -
Hơn 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật ghi dấu những bằng chứng lịch sử của Việt Nam và quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các lực lượng chức năng qua các thời kỳ; hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế, đã được tái hiện sinh động trong triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - chủ quyền Việt Nam".
(06/10/2017) -
Là một quốc gia ven biển, vừa gắn liền với lục địa, vừa thông rộng với đại dương, Việt Nam đã sớm có tư duy hướng biển. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, từ rất sớm, người Việt đã hết sức quan tâm khai thác kinh tế biển, phát triển hải thương.
(21/09/2017) -
Trong tâm thức của người Việt, quê hương, đất nước luôn bao hàm khái niệm “Nước”. Nước không chỉ là nguồn gốc của sự sống mà còn là cảm thức của người Việt về cội nguồn. “Hồn nước” luôn linh thiêng, là tâm thức cố kết, dẫn dắt sự kết tụ cộng đồng, được thể hiện sâu sắc trong lịch sử, văn hóa dân tộc.
(15/09/2017) -
Sáng 30-7-2014, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, Cục Văn thư - Lưu trữ đã tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận tư liệu châu bản triều Nguyễn là di sản ký ức thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
(15/09/2017) -
Trong gần 220 năm của ba thế kỷ XVI đến XVIII, các chúa Nguyễn (gồm 9 đời, tính từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đến năm 1778, chúa Nguyễn Phúc Thuần mất) đã một mặt xây dựng chính quyền Đàng Trong từng bước vững mạnh về chính trị, mặt khác cũng tăng cường giao lưu đối ngoại, đẩy mạnh quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước. Đặc biệt, chính quyền Đàng Trong đã chủ động thực thi những phương thức hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác nguồn lợi kinh tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
(08/09/2017) -
Gia Long - vị vua khai sáng triều Nguyễn, ngay từ khi lên ngôi (1802) đã tích cực tiếp nối truyền thống từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII) xây dựng lực lượng thủy quân vững mạnh, để có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển đảo của Việt Nam. Bộ Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn được giới khoa học coi là bộ Quốc sử Việt Nam triều Nguyễn đã ghi chép khá đầy đủ những sắc lệnh của vua Gia Long từng ban hành để bảo vệ và khai thác quần đảo Hoàng Sa trong những năm ở ngôi (1802-1820).
(10/08/2017) -
Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên. Nội dung như sau:
(04/08/2017) -
Trang đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh có thư khen 12 cơ quan, đơn vị, địa phương về phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định ban hành danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, chuẩn bị hội nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh sởi.
- UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là 61.500 đồng/hộ/tháng.
- Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” được tổ chức từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Chủ Quyền Biển đảo Tiếng Anh Là Gì
-
Chủ Quyền Biển Đảo Tiếng Anh Là Gì?
-
"Tranh Chấp Chủ Quyền Biển Đông" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Qua Các Bản đồ Cổ - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Chủ Quyền, Quyền Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Theo Quy định Của ...
-
Biển Đông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghị Luận Xã Hội Về Chủ Quyền Biển đảo - HIU
-
Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam - Mega Story
-
Chủ Quyền Quốc Gia Là Gì? Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
-
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, đảo Trong Tình Hình Mới
-
Bảo Vệ Chủ Quyền Biển đảo: Vững Vàng Nơi đầu Sóng - VOV
-
Tuyên Bố Của Chính Phủ Việt Nam Về Chủ Quyền Biên Giới Quốc Gia
-
“Đại Sứ Không Lương” Về Chủ Quyền Biển đảo Thiêng Liêng Của đất ...
-
đấu Tranh, Phản Bác Luận điểm Sai Trái Về Chủ Quyền