Nguồn Gốc Họ Lê Việt Nam Qua Các Nguồn Phả, Ngọc Phả Của Một ...
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử 4.000 năm của cộng đồng người Việt sống trên đất nước Việt Nam đã được sử sách lưu dấu từ khi hình thành nhà nước Văn Lang của các vua Hùng cho tới ngày nay. Theo dòng chảy lịch sử, cùng với sự hình thành các tộc người Việt cũng đã hình thành các họ tộc của người Việt Nam từ xa xưa như: họ Đinh, Lê, Lý, Trần, Trịnh, Nguyễn, Hồ, Võ, Trương, Ngô, Phan… tạo nên cộng đồng hơn 54 dân tộc của người Việt, góp phần nên sự trường tồn của Đại Việt xưa và Việt Nam ngày nay. Họ Lê là một trong những giòng họ phổ biến ở nước ta, quy mô lớn, chiếm 15% dân số nước ta hiện nay.
Họ Lê Việt Nam theo chiều dài lịch sử đã được hình thành từ rất sớm, mang nét đặc thù thuần Việt như trong một số nghiên cứu của một số tác giả. Họ Lê Việt Nam đã định cư khu vực đồng bằng sông Mã, vùng ven biển Ninh Bình từ rất lâu đời. Trong suốt 1000 năm bị chế độ phong kiến phương Bắc thống trị, chưa tìm thấy tên các vị quan Trung Quốc mang họ Lê sang Việt Nam cai trị, làm quan (Theo An Nam chí lược của Lê Tắc). 1. Nguồn gốc Họ Lê thời tiền sử qua Lê gia phả ký của Họ Lê – Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội (gia phả của Họ Lê – Bối Khê hiện còn bản gốc Hán Nôm và được Bảo tàng Hà Tây, tỉnh Hà Tây (cũ) dịch): Tôi đã có dịp cùng với anh Trinh Dung về thăm chùa Bối Khê 3 năm trước, gặp bác Lê Văn Tập trưởng tộc Lê Phúc-2 Bối Khê nên mới biết một phần câu chuyện lịch sử họ Lê qua cuốn gia phả của giòng họ này..Chùa Bối Khê (thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây) cách thủ đô Hà Nội chừng 25km về phía Tây Nam. Nơi đây hiện tồn Lăng và hai nhà thờ họ Lê nằm tĩnh tại dưới những tán cây cổ thụ rêu phong. Đây là giòng họ nổi tiếng, thủy tổ Quận công Lê Phúc An, được mệnh danh là dòng “Thi thư thế trạch – võ văn thế thất”. Giòng họ này còn giữ được rất nhiều “di bảo” của tổ tiên truyền lại. Một trong những “báu vật” ấy là cuốn Lê gia phả ký do Hoài Viễn tướng quân điện tiền Đô chỉ huy sứ tư Đô chỉ huy sứ Viên triệu hầu Lê Đình Trân khởi thảo phần “Thanh Oai Bối Khê Lê gia phả ký cựu biên tự” năm Nhâm Tuất, tức năm Cảnh Hưng 3 (1742); đến năm Nhâm Tý, tức năm Chiêu Thống 3 (1789), tức Kỷ Hợi Thịnh khoa nhị giáp Tiến sỹ xuất thân triều thụy đại phu Hàn lâm viện thị độc Sơn Nam Hiệp trấn Ứng Khê hầu Lê Huy Trâm hiệu đính và biên chép tiếp mục “Thanh Oai Lê gia phả tiền biên tự”; năm Đinh Dậu, tức năm Thành Thái 9, Hàn lâm Lê Tân viết tiếp phần “Thanh Oai Bối Khê Lê tộc hội mộ độc biên sách dẫn” thì cuốn Lê gia phả ký mới hoàn thiện, chỉn chu và truyền đến ngày nay.. Đây là một cuốn gia phả khá đồ sộ, mang tính hàn lâm bác học, được chia thành các phần rất rõ ràng. Cuốn gia phả này được phó bảng Bùi Kỷ và nhà văn kiêm lương y Nguyễn Tử Siêu đánh giá rất cao, gồm 181 trang chữ Hán, chữ viết chân phương, văn phong bay bổng. Mỗi phần trong gia phả có thể coi là một sự kiện của giòng họ viết về các cụ hiển danh, từng giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình phong kiến Lê – Trịnh xưa. Trong bài tựa gia tộc phả của cụ Lê Đình Trân, tước Viên Triệu hầu, viết ngày 16 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1742) đời vua Lê Hiển Tôn niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba: Họ Lê ta bắt đầu từ thời vua Bàn Cổ. Ở nước Việt nam có họ Lê từ đời vua Đế Minh (cháu 3 đời vua Thần Nông) đi kinh lý phương nam, đến núi Ngũ Lĩnh phong cho con là Kính Dương Vương làm vua là họ Hồng-Bàng.Kể từ khi có trời đất, có con người là có họ Lê. Bên nước Trung quốc sau đời Thiếu Hiệu có họ Cửu Lê, đời Đường Nghiêu có họ Chủng Lê (sau đời Lê Hy Hoà) đời Ân có Lê Quốc, đời Chu có Lê Hầu, đời Xuân Thu có LêThự, đời Hậu Lê có Lê Thục, Lê Khai (Niên hiệu Thiên Hoà) đời Tống có Lê Chí, Lê Thuần. Dòng dõi sinh ra nhiều tất nhiên có nhiều biện phái không biết các cụ làm quan bên Trung Quốc có biết rõ được thế hệ không. Tổ họ Lê có từ đó tức là có trước đời Thiếu Hiệu. Từ ấy về sau, con cháu sinh ra ngày càng nhiều. Tản cư chỗ nào cũng có, nhiều nơi đã nỗi tiếng là Thế gia cư tộc. Từ vua Lê Đại Hành nối ngôi nhà Đinh, qua nhà Lý, nhà Trần đến nay đời nào cũng có người hiển đạt . Đời lý có Lê Phụng Hiểu, Lê Bá Ngọc. Đời Trần có Lê Bá Quát, Lê Văn Hưu, Lê Duy, Lê Cư Nhân, Lê Cảnh Tuân, Lê Phụ Trần. Đức Triệu tổ tên là Lê Hối ở núi Lam Sơn được bốn đời truyền đến Lê Lợi tức là vua Lê Thái Tổ lên làm vua (1428-1433) cùng các bậc danh thần như các ông Lê Thạch, Lê Khôi, Lê Văn Linh… Đời Trung hưng có ông: Lê Bá Ly, Lê ích Mộc, Lê Nại… xem thế đủ biết tiên tổ họ Lê có từ xưa là thực vậy. Duy họ Lê ta (họ Lê – Bối Khê) từ Lê Trung Hưng niên hiệu Nguyên Hoà, đời vua Trang Tông (1533-1548) là cụ Lê Đạt Nghị, mới từ xã Khê tang sang ở xã Bối khê đến nay là sáu đời đã 200 năm. Ông bác ta là Lê Tiến Quý làm quan đến chức Thái bảo Thượng trụ quốc thống Trường quận công. * Chú thích: Bàn Cổ Bàn Cổ là thần thoại về khai thiên lập địa Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Theo truyền thuyết, thì từ thời Hoàng Đế tới nay, đã ngót 5000 năm. Trong gần 5000 năm lịch sử Trung Quốc có rất nhiều câu chuyện có ý nghĩa, trong đó, nhiều câu chuyện đã được ghi chép trong sử sách. Còn về thời viễn cổ từ 5000 năm về trước thì chưa có văn tự ghi chép, nhưng vẫn lưu truyền lại một số thần thoại và truyền thuyết. 2. Nguồn gốc Họ Lê – Việt Nam qua tư liệu tại Bảo tàng Chí Linh được Hội đồng Họ Lê Quảng Nam Đà Nẵng ghi chép, thỉnh về Quảng Nam Đà Nẵng năm 1978 (bản quốc ngữ, không tìm thấy bản Hán Nôm): Tiền nhân thường nói con giòng cháu giống nhà Lê bất diệt. Từ Kinh Triệu Quận hữu niệm từ đời Tiên Hoàng nguyên thủy của tiền nhân ta để lại. Hồng hiện sơ khai nói cả loài người khởi đầu từ thế kỷ khai nguyên giòng giống ta đã có. Riêng phần họ ta thuộc về Châu Á do giòng giống Lạc Hồng phát sinh. Âu Cơ và Lạc Long Quân xuất hiện, con rồng cháu tiên ra đời.Tục thường gọi trăm trứng nở ra trăm con dùng bách tánh phân chia trăm nhà, trăm họ cả nam lẫn nữ (khi chết chia làm trăm quận, phân chia như thế để chết sống phân biệt dễ biết). Vào khoảng đại nguyên thứ 1 các bậc tiền nhân vô định.Cuối đời Hùng Vương thứ 18, Nam Đế khi đó loạn thần, Thục, Ngô, Ngụy, Triệu nổi lên biến cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt, kỳ thị chủng tộc, hiệp lực các tộc mạnh đánh các tộc yếu, ai hơn thì chiếm đất đai xưng Vương, xưng Bá, ai yếu thua phải bỏ xứ chôn nhau cắt rốn đi nơi khác, làm ăn sinh sống. Cho nên ông bà tiền thân ta hiệp cùng các tộc yếu khác phải bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn ra đi mang mối hận muôn đời.Đầu tiên, ông bà ta định cư cạnh bờ nam sông Dương Tử (tức tỉnh Quảng Đông bây giờ), lập nhóm tụ họp đoàn kết làm ăn. Mãi những năm tháng chuỗi ngày trôi qua, nguôi dần thù hận. Nhưng cây muốn lặng mà gió lại không ngừng,từng cơn nổi giận cứ vang lên khôn nguôi. Thế rồi lại bị giặc đuổi theo ỷ sức mạnh của mình bày trò tàn ác.Một lần nữa ông bà tiền thân ta lại chạy qua mảnh đất bên kia sông Nhị Hà thuộc tỉnh Quảng Tây bây giờ được 2 năm trong thời gian tạm yên, đời sống cần cù vất vả, đầu óc vẫn luôn luôn vương vấn hận thù.
Không ngờ nạn chiến tranh lấn chiếm tiếp diễn thời bấy giờ là sự bất quá tam của những người bỏ xứ ra đi một phương trời lại được 23 tộc như sau: Đinh, Lê,Trần, Phạm, Mã, Lương, Hồ, Mạc, Nguyễn, Đặng, Võ, Ông, Thái, Châu, Phùng, Cù, Văn, Đàm, Hà, Lý, Tôn, Hứa, Trịnh, tổng kết được 3,700 dân từ lớn đến nhỏ (nam, nữ kể chung). Kẻ trước, người sau cứ phương Nam mà Tiến, ngày đi, đêm nghỉ, cuối cùng tràn qua xử đất Nam mang, biên giới Lạng,Hà Nam xứ này đời xưa gọi là ranh giới đều tay áo những dân tộc chậm tiến. Đến đây tiền thân là cùng сác Tộc bằng dựng tướng Lạc Hùng (cháu Hùng Vương) sắp đặt binh bị để chống lại kẻ thù không đội trời chung là(Trung Quốc bây giờ). 3. An Dương Vương là Tổ Họ Lê theo sách Lễ hội và Danh nhân Lịch sử Việt Nam của tác giả Hà Hùng Tiến (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội 1997): Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 108 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳđầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai, con gái, dâu rể.Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là An Dương Vương, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm.Thục Phán An Dương Vương là người giòng họ Lê , con cháu giòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 BC đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang giòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta Thục Phán An Dương Vương là ông Tổ của giòng Lê đại tộc (trích). Qua khảo cứu và nhiều lần về làng Vân Nội, xã Phú Lương,huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, tôi được biết Bách Việt tộc phả và Cổ lôi ngọc phả truyền thư (hiện còn bản gốc Hán Nôm) là nguồn phả của Họ Nguyễn Vân nguyên trưởng làng Vân Nội, xã Phú Lương, huyện Thanh Oai,thành phố Hà Nội được Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính (Nguyễn Bính là cha đẻ của Trạng Nguyên Nguyễn Quốc Trinh 阮國楨, 1624-1674), La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp và sau này là các Hương Quận công của dòng họ này phụng soạn, chỉnh tu qua nhiều đời cho đến ngày nay. Trong Bách Việt tộc phả và Cổ lôi ngọc phả truyền thư có ghi An Dương Vương là người họ Lê, tên Lê Phán. Chính vì vậy, tác giả Hà Hùng Tiến đã viết trong sách Lễ hội và Danh nhân Lịch sử Việt Nam An Dương Vương là ông Tổ họ Lê. Trong Sự tích văn hóa lịch sử Việt Nam – Thời đại trước Công nguyên, của tác giả Vũ Tuấn Doanh (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin) cũng đề cập An Dương Vương là người họ Lê,tên Lê Thục Phán. Các bản phả gốc này hiện nay vẫn còn được lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn Vân – Vân Nội do ông Nguyễn Văn Liên, Trưởng tộc phụ trách và xem như bảo vật của dòng họ mình. 4. Người họ Lê có tên trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40 – 43):Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng quy tụ nhiều giòng họ tham gia như họ Lã, họ Đặng, họ Nguyễn, họ Phùng, họ Đào…được ghi trong các thần tích, ngọc phả. Trong đó Họ Lê có các tướng lĩnh như Lê Hoàn, Lê Hiệp, Lê Chân. Tương truyền, Lê Chân quê ở làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thuỷ An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ bà là Trần Thị Châu. Ông Lê Đạo làm nghề thầy thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại và sẵn lòng bao dung cứu giúp kẻ nghèo khó, sa cơ lỡ bước. Những ân nghĩa của ông ban ra làm dân chúng xa gần mến phục. Bà vợ ông là người cũng nổi tiếng là người thuỳ mị, đảm đang và nhân đức.
Theo truyền thuyết dân gian, trong các lễ hội, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày sinh và 25 tháng 12 âm lịch là ngày mất của Lê Chân. Các vua đời sau cũng có chiếu phong bà là Thượng đẳng Phúc thần công chúa. Để nhớ công ơn khai khẩn của Bà, Hải Phòng đặt tên một quận mang tên Bà và dựng tượng Bà tại gần trung tâm thành phố; đồng thời, tên của bà được đặt tên cho giải thưởng “Nữ tướng Lê Chân” để trao cho những phụ nữ có thành tích xuất sắc của đất Cảng. 5. Họ Lê là họ thuần Việt: Họ Lê – Trung Quốc gọi là Cửu Lê, vốn gốc từ họ Cửu Di nên người Trung Quốc nguyên gốc họ Lê không có như họ Lê Việt Nam. Căn cứ An Nam chí lược của Lê Tắc (biên soạn nửa đầu thế kỷ 14): Trong danh sách các viên quan Thứ Sử, TháiThú ở các Quận Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam, phụ-biên các quan Thứ-Sử, Thái-Thú Trung Quốc từ đời Tam Quốc đến đời Nhà Trần được phái sang cai trị ở nước ta thì không tìm thấy, ông quan nào mang họ Lê (Trung Quốc). Theo Nhà Biên khảo Vũ Hiệp: Giòng họ Lê có dân số đông thứ nhì trong tổng dân số Việt Nam. Họ Lê chỉ đặc biệt có ở người Việt nước ta mà thôi. Trong lịch sử Trung Quốc rất hiếm có người họ Lê, hơn một ngàn năm Bắc Thuộc không có một viên quan cai trị nào mang họ Lê. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Họ Lê là một trong những họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt đã định cư ở đất Thanh Hoá -Ninh Bình từ rất lâu đời đến nay.
Ngày nay họ Lê có thể chiếm đến 15% dân số nước ta, là một dòng họ đã có đến hai lần lập ra triều đại Vương quyền: Tiền Lê và Hậu Lê, tổng cộng 399 năm. Trong danh sách khoa bảng triều Nguyễn trong 115 năm có đến 650 vị Hương Cống, Cử Nhân, Tiến Sĩ, Phó Bảng là con cháu họ Lê trong 5.230 vị đăng khoa. Nghiên cứu về giòng họ Lê vô cùng thú vị, vì có nhiều danh nhân lịch sử, văn hóa nước ta mang giòng họ này. Đặc biệt những vị Thủy Tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Đại Việt, không hề có ai gốc tích từ Trung Quốc sang mang giòng họ Lê (Trích tham luận của Nhà Biên khảo Vũ Hiệp, bản tin No: 01 ngày 26 Jun 1999 Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh).
Ngày cuối năm Tây lịch 31/12/2020 TS.BS Lê Văn Nho
Chia sẻ:Từ khóa » Họ Lê Nho
-
Họ Lê Nho – Đại Mão, Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh
-
Lịch Sử Văn Hóa Dòng Họ Lê Nho ở Xã Hoài Thượng , Huyện Thuận ...
-
Nhà Thờ Họ Lê Nho - Xã Hoài Thương - Wikimapia
-
Lê (họ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Của Tên Lê Nho
-
Họ Lê Nho'ss Út | Facebook
-
Họ Lê Nho'k | Facebook
-
Họ Lê Bắc Ninh Trong Dòng Chảy Dân Tộc
-
Nhớ Những Người Họ Lê - Báo Lao động
-
Các Dòng Họ Việt Nam
-
Họ Le NHo (Church) - Huyện Quế Vo, Bắc Ninh - Helpmecovid
-
Nhà Thờ Họ Lê Thế Tướng đón Nhận Bằng Xếp Hạng Di Tích Cấp Tỉnh
-
Nho Giáo Và Văn Hóa Dòng Họ - Văn Bản Hồ Thượng Thư Gia Lễ