Nguyên Lý MECE | Tư Duy Một Cách Có Hệ Thống Chỉ Với Vài Bước ...

Nội dung chính

  • GIỚI THIỆU
  • I. Nguyên lý MECE là gì
    • Ví dụ thực tế
  • III. MECE hoá mọi thứ như thế nào?
    • 1. Sử dụng công thức toán học
    • 2. Sử dụng danh sách tổng hợp
  • Tổng kết

GIỚI THIỆU

Nguyên lý MECE là một khái niệm đến với tôi khá tình cờ vào khoảng cuối năm 2017 khi tôi có dịp làm việc với các đối tác người Nhật Bản. Chính cách làm việc kỷ luật và logic của họ đã cho tôi nhiều bài học và góp phần hình thành những nền móng đầu tiên trong phương pháp tư duy của tôi hiện tại.

MECE giúp tôi cấu trúc các suy nghĩ của mình một cách có hệ thống và hoàn chỉnh hơn từ đó phát triển các giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc và cuộc sống thường ngày. Giờ đây Nguyên lý MECE được tôi coi là một trong những phương pháp cần truyền đạt lại cho nhân viên mới khi tham gia team đồng thời giúp những người mình cộng tác tăng cường nhận thức về cách làm việc có hệ thống trong những dịp cộng tác chung.

I. Nguyên lý MECE là gì

MECE là cách viết tắt của cụm từ Mutually Exclusive Collectively Exhaustive.

Nguyên lý MECE (tách biệt lẫn nhau và toàn diện) là một nguyên tắc nhóm các mục trong một tập hợp thành các tập hợp con tách biệt lẫn nhau (ME) và toàn diện (CE). MECE được phát triển vào cuối những năm 1960 bởi Barbara Minto tại McKinsey & Company và là nền tảng cho Nguyên tắc Kim Tự Tháp (Minto Pyramid) của bà. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với McKinsey, bà nói rằng ý tưởng cho MECE có nguồn gốc từ thời Aristotle. –Wikipedia–

MECE thường được dùng để hệ thống hóa cách chũng ta giải quyết những vấn đề phức tạp. Bạn có thể áp dụng MECE để bóc tách những vấn đề phức tạp bằng cách chia nhỏ chúng thành những vấn để nhỏ hơn và có thể kiểm soát.

Nguyên Lý MECE | Nguồn: Bulletproof Problem Solving: The One Skill That Changes Everything
Nguyên lý MECE | Bulletproof Problem Solving: The One Skill That Changes Everything – Charles Conn & Robert McLean

Mutually Exclusive (ME) – tức không trùng lặp.

Mỗi một vấn đề lớn được chia thành các danh mục vấn đề nhỏ hơn, độc nhất và không trùng lắp lẫn nhau. Mỗi phần tử của các danh mục vấn đề không xuất hiện đồng thời ở nhiều danh mục vấn đề khác nhau. Tổng hợp các danh mục vấn đề này tạo ra bức tranh tổng thể của vấn đề chính cần giải quyết.

Collectively exhaustive (CE) – tức không bỏ sót.

Mọi khả năng có thể xảy ra từ vấn đề chính phải được liệt kê toàn vẹn và đảm bảo không bỏ sót yếu tố nào.

Ví dụ thực tế

Một ví dụ rất phổ biến về nguyên lý MECE mà các Digital Marketer ngày nay thường gặp đó là phân khúc khách hàng theo độ tuổi. Dưới đây là minh họa về cách phân khúc độ tuổi của người dùng Facebook toàn cầu tính đến tháng 7/2020 của Statista.

facebook age segmentation
MECE với thống kê về các nhóm tuổi của người dùng Facebook tháng 7/2020 bởi Statista.

Như các bạn có thể thấy độ tuổi của người dùng Facebook từ 13 – 65+ có thể được chia thành các nhóm hoàn toàn không trùng lặp lẫn nhau và chúng bổ sung nhau để tạo nên 1 dải tuổi của người dùng một cách liền mạch. Độ tuổi của mỗi người dùng nhất định không thể cùng lúc được xếp vào nhiều nhóm khác nhau.

Nguyên tắc số 3 kỳ diệu.

Theo nhiều nghiên cứu, bộ não con người dễ bị sao nhãng và khó xử lý nhiều hơn 4 vấn đề cùng lúc. Do đó việc chia nhỏ vấn đề chính thành 2-4, và lý tưởng trong 3 nhóm vấn đề sẽ luôn dễ nhớ và tiện quản lý một cách khoa học.

III. MECE hoá mọi thứ như thế nào?

1. Sử dụng công thức toán học

Dưới đây là một ví dụ kinh điển hẳn các bạn đã tiếp cận từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học các trường về Kinh tế, Marekting đó là cấu trúc của Lợi nhuận.

Chúng ta đã quen thuộc với công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

Doanh thu = Số sản phẩm bán ra x Giá sản phẩmChi phí = Số sản phẩm bán giá x Chi phí cho mỗi sản phẩm

Từ những công thức toán học trên ta có thể biểu diễn trực quan thành mô hình nguyên lý MECE như dưới đây.

MECE Principle
Xây dựng mô hình MECE dựa trên công thức toán học

2. Sử dụng danh sách tổng hợp

Sản phẩm của Luxstay: Homestay, Khách sạn, Villa…

Thị trường: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam…

Chủ thể kinh doanh: Chủ nhà, Khách đặt phòng, Đối thủ cạnh tranh, Cơ quan quản lý, …

Kênh phân phối: Online Booking, Direct Sale,…

Tổng kết

MECE là một phương pháp hữu ích được tôi sử dụng thường xuyên để hình thành nên phương pháp làm việc có hệ thống của chính mình và bạn cũng vậy. MECE có thể được sử dụng rất nhiều trong Digital Marketing khi bạn muốn tìm cách Optimize các chiến dịch quảng cáo, xây dựng Action Plan, lên kế hoạch content, giải quyết các vấn đề phức tạp, … Nguyên lý MECE khi kết hợp với phương pháp lập bản đồ tư duy sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong việc cấu trúc luồng suy nghĩ và lên kế hoạch hành động một cách hết sức mạch lạc. Bài viết ngắn này hy vọng có thể cung cấp cho bạn thông tin hữu ích trong việc hình thành phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề có thể áp dụng trong công việc và cuộc sống thường ngày. Nếu bạn muốn đóng góp ý kiến thêm cho bài viết của tác giả, đừng ngại để lại comment nhé.

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Nguyên Lý Mece