Nguyên Tắc Mece (bài Dịch) Phần 1

MECE là tên viết tắt của cụm từ: Mutually Exclusive Collectively Exhaustive; đây là nguyên tắc thường được các công ty tư vấn sử dụng, theo cách mà McKingsey mô tả phương pháp tổ chức thông tin.

MECE là hệ thống giải quyết vấn đề giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phức tạp. Nguyên tắc này cũng giúp bạn loại trừ những rắc rối để tập trung vào các dữ liệu căn bản, hướng tới thành công. MECE gợi ý cho chúng ta cách hiểu và giải quyết bất kỳ một vấn đề lớn nào. Chỉ cần bạn hiểu rõ các lựa chọn bằng cách chia nhỏ chúng thành các loại vấn đề nhỏ hơn:

Mutually Exclusive (ME) – có nghĩa là không trùng lặp.

Những khả năng đã đề cập ở một nhánh nào đó rồi thì sẽ không được lặp lại ở những nhánh khác. Cần tư duy theo nguyên tắc tổng hợp để đảm bảo tính không trùng lặp. Mỗi nhánh là một loại vấn đề khác nhau.

Collectively exhaustive (CE) – có nghĩa là không bỏ sót.

Ta cần xem xét, liệt kê mọi khả năng có thể có.

Cần tư duy theo kiểu phân tích để đảm bảo không bỏ sót bấy kỳ vấn đề nào. “Vấn đề/nhánh vấn đề nào xuất hiện?” hoặc là “Còn vấn đề nào nữa thuộc/trong phạm trù vấn đề ta vừa đặt ra?”.

Ví dụ trong phỏng vấn, bạn sẽ vẽ cây vấn đề thế này nhé.

(Giả thuyết chỉ Đúng nếu... các điều kiện 1, 2, 3 được phân tích thành các điều kiện nhỏ và thuộc chúng)

Trường hợp không dùng phân khúc MECE. (non-MECE)

Những người ra quyết định thường mắc sai lầm nếu không sử dụng nhóm cơ cấu phân khúc MECE, đặc biệt là khi nghĩ về "khách hàng" và "khách hàng được hưởng dịch vụ chuyên nghiệp" của họ.

Nếu không dùng phân khúc MECE, thông tin ban đầu có vẻ là trực giác. Dữ liệu thu được có thể hữu ích trong các bối cảnh khác, nhưng lại không giải quyết được vấn đề của bạn. Bạn có thể bị nghẽn dữ liệu, dẫn đến tạo ra một biểu đồ tư duy sai vì không tập trung vào các vấn đề chiến lược.

Phân khúc MECE và việc Lập kế hoạch.

MECE có thể được áp dụng vào bất kỳ công việc kinh doanh hay vấn đề cá nhân nào. Rõ ràng, nguyên tắc này mang lại lợi ích thực tế giúp bạn tư duy theo cách phân tích về một vấn đề gặp phải.

Sau đây là một số ví dụ về "không trùng lặp, không bỏ sót".

  • Xác định các Nhóm lứa tuổi (giới hạn giữa 2 mức tuổi) không trùng lặp.
  • Nơi sinh (giả định không trùng lặp về địa lý)
  • Trình độ học vấn cao nhất đạt được.
  • Xác định nhóm thu nhập (giới hạn giữa hai mức thu nhập)
  • Số lượng các nhóm nhân viên (giới hạn giữa hai mức)

Ví dụ: Phân khúc MECE nhóm tuổi. (giữa 2 mức tuổi và không trùng lặp. )

  • Tuổi từ 0-15
  • Tuổi từ 16 - 30;
  • Tuổi từ 31- 45;
  • Tuổi từ 46 - 60;
  • Tuổi từ 61- 75;
  • Tuổi 76+

hết phần 1. (còn tiếp)

sưu tầm và dịch: Nhật Quỳnh, Founder of CRG GLOBAL.

Từ khóa » Nguyên Lý Mece