Nguyên Nhân Gây Ra Cảm Giác Khó Chịu Trong Người Và Cách điều Trị

Nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu và cách khắc phục

Chào bác sĩ, tôi tên là Phương. Thời gian gần đây tôi thường cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người, tôi dễ nổi cáu và khó tập trung vào công việc.Tôi không biết mình đang gặp phải vấn đề gì và làm cách nào để chấm dứt tình trạng trên. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Phương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì bạn miêu tả, chúng tôi nhận thấy tình trạng mà bạn đang mắc phải đó là khó chịu trong người. Để có thể giúp ích cho bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin sau:

1. Khó chịu trong người là gì?

2. Nguyên nhân gây ra khó chịu trong người

3. Cách khắc phục

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Khó chịu trong người là gì?

Cảm giác khó chịu (tên tiếng Anh là Irritable Mood) là cảm giác lo lắng, bứt rứt và kích động. Khi bạn khó chịu, bạn dễ dàng nản lòng hoặc bực mình. Bạn có thể trải qua cảm giác này khi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Cảm giác này cũng có thể là triệu chứng của một rối loạn tâm thần hoặc một bệnh tiềm ẩn nào đó.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cảm thấy khó chịu, nhất là khi chúng mệt hoặc bị bệnh. Trẻ thường làm phiền bạn khi chúng bị nhiễm trùng tai hoặc đau bụng. Không chỉ trẻ con mới có cảm giác khó chịu mà người lớn cũng có thể gặp cảm giác này vì rất nhiều nguyên nhân.

Cảm giác khó chịu thường dẫn tới các cơn giận dữ tức thời và có thể gây ra sự thất vọng với người khác. Cảm giác khó chịu quá mức có thể gây phản ứng cực đoan hơn những người bình thường. Việc thường xuyên cảm thấy khó chịu có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ bạn bè và quan hệ tình cảm, dẫn tới các rắc rối trong công việc. Trẻ em có thể sợ ở chung với cha mẹ thường cảm thấy khó chịu, và cảm giác này có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong gia đình.

Trong một vài trường hợp, cảm giác khó chịu của bạn có thể đi kèm hoặc đi sau các triệu chứng dưới đây:

  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Thở nhanh
  • Lú lẫn
  • Giận dữ

Nếu lượng hormone trong cơ thể bạn mất cân bằng và gây cho bạn cảm giác khó chịu, bạn có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Nóng bừng
  • Chu kì kinh nguyệt bất thường
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rụng tóc

2. Nguyên nhân gây ra khó chịu trong người

Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu trong người. Các nguyên nhân này có thể chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể.

Một vài nguyên nhân tâm lý thường gặp gây ra cảm giác khó chịu là:

  • Các tình huống căng thẳng trong cuộc sống
  • Căng thẳng
  • Lo âu
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Tâm thần phân liệt
  • Tự kỉ

Một vài nguyên nhân thực thể thường gặp gây ra cảm giác khó chịu là:

  • Thiếu ngủ
  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm trùng tai
  • Đau răng
  • Đái tháo đường (tiểu đường)
  • Cảm cúm

Một vài tình trạng sức khỏe làm thay đổi nồng độ hormone cũng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn như:

  • Thời kì mãn kinh
  • Hội chứng trước chu kì kinh
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Cường giáp
  • Đái tháo đường

Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu do tác dụng phụ của thuốc mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể làm bạn khó chịu là:

  • Sử dụng thuốc kích thích
  • Nghiện rượu
  • Cai nghiện thuốc lá
  • Cai nghiện cà phê

Nguyên nhân gây ra khó chịu trong người

3. Cách khắc phục tình trạng khó chịu trong người

Khi bạn cảm thấy khó chịu, tốt nhất bạn nên tránh xa hoặc đi ra khỏi các tình huống kích động hơn là phản ứng lại. Điều này có thể ngăn chặn cơn giận dữ bùng nổ.

Hãy chú ý tới tâm trạng và cơ thể của bạn: bạn thường cảm thấy khó chịu khi bạn buồn chán, không thoải mái, mệt mỏi và đói bụng. Hãy chăm sóc cơ thể bạn để ngăn ngừa cảm giác khó chịu và giận dữ

Tập luyện thể dục thể thao để ngăn ngừa và giúp bạn đối mặt với các cảm xúc của bạn: đi dạo, chạy bộ, chơi thể thao hoặc các hoạt động thể chất khác giúp bạn xoa dịu các triệu chứng của trầm cảm và lo âu, trong đó có cảm giác khó chịu.

Xác định các mối căng thẳng của bạn bằng cách viết chúng ra mỗi ngày: mỗi buổi tối, hãy dành ra một ít thời gian để viết ra những thứ ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn trong ngày hôm đó, khoanh tròn những thứ bạn đã kiểm soát được và ghi lại các bước để thực hiện được điều đó.

Dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày: để làm chuyện mà bạn yêu thích như vẽ móng tay, đọc một quyển sách hay chụp ảnh khu vườn nhà bạn. Nếu bạn không cho phép bạn có thời gian thảnh thơi, vui vẻ trong ngày, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy khó chịu.

Tập luyện: tập các kĩ thuật thư giãn như yoga, thiền định

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết mọi người cảm thấy khó chịu tùy thời điểm như sau một giấc ngủ kém chất lượng. Tuy nhiên có một số người lại cảm thấy khó chịu trong các công việc hàng ngày, nếu bạn là một trong số đó, bạn nên đi khám bác sĩ

Nếu sự khó chịu của bạn biến thành cơn giận dữ và bạn cảm thấy bạn sẽ tự làm tổn thương mình hoặc làm tổn thương ai đó, hãy tìm sự giúp đỡ y tế gấp và nhờ ai đó trông chừng bạn trong khi chờ đội ngũ y tế tới.

Bạn Phương thân mến, qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng mà mình đang mắc phải. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra. Nếu trong thòi gian dài mà triệu chứng khó chịu trong người của bạn vẫn không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ để sớm nhận được sự điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Từ khóa » Khó Chịu Trong Người Phải Làm Sao