- Thuốc
- Nhà thuốc
- Phòng khám
- Bệnh viện
- Công ty
Thông tin chung | Gửi câu hỏi>> | | |
Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt trong khi nói chuyện
Edit by thuocbietduoc. ngày cập nhật: 7/8/2021 Tôi 20 tuổi mà khi nói chuyện , tôi thường có nước bọt trong miệng ,khi đó rất mất tự nhiên. Vậy mong các chuyên gia cho một số lời khuyên và phương pháp điều trị. Cảm ơn rất nhiều Trả lời: Dịch bài tiết miệng là nước bọt. Nước bọt là sản phẩm bài tiết của các tuyến nước bọt. Tuyến gồm hai loại tế bào: tế bào nước bài tiết nước và enzym tiêu hoá, tế bào nhầy bài tiết nhầy. Tỉ lệ giữa hai loại tế bào thay đổi tuỳ theo từng tuyến mang tai, dưỡi hàm, dưới lưỡi hoặc là tuyến lẻ trong niêm mạc miệng. Nước bọt lấy từ miệng là hỗn hợp của sản phẩm được bài tiết từ các tuyến nước bọt kể trên. Nước bọt tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, không màu, quánh, PH = 6,5. Enzym tiêu hoá chủ yếu của nước bọt là amylase nước bọt, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường mantosa.Trong nước bọt có chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng, làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Nước bọt còn có những chất bài tiết theo nước bọt như ngưng kết nguyên của hồng cầu, nhờ đó người ta có thể xác định nhóm hồng cầu bằng nước bọt, trong đó có canxi, có thể kết tủa thành sỏi ống nước bọt. Nước bọt được tự động bài tiết mỗi khi niêm mạc mạc miệng bị kích thích nhờ phản xạ không điều kiện, nhờ đó khi ta nhai thức ăn, nước bọt được tự động bài tiết. Nước bọt cũng còn bài tiết nhờ các phản xạ có điều kiện do các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn gây ra và là nguyên nhân khiến ta bài tiết mỗi khi nhìn thấy thức ăn ưa thích. Nước bọt cũng được bài tiết mỗi khi đoạn dưới của thực quản bị kích thích (hóc, viêm, u thực quản), khi phúc mạc bị kích thích (có thai), khi trung tâm nôn bị kích thích. Tất cả những nguyên nhân trên đều thông qua dây thần kinh phó giao cảm mà gây bài tiết. Dùng các thuốc huỷ giao cảm có thể làm cho bài tiết nước bọt giảm đi, gây khô miệng. Việc bạn tăng tiết nước bọt trong khi nói có lẽ là do sự chuyển động của lưỡi và hàm đã kích thích tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm…và gây tăng tiết nước bọt. Hoặc việc tăng tiết nước bọt này là do những rối loạn thần kinh thần kinh thực vật hoặc cũng có thể có những tổn thương thực thể trong miệng cũng như ống tiêu hoá gây ra. Một số nguyên nhân có thể gây tăng tiết nước bọt
Thực phẩm ngọt hoặc nóngNhững đồ ăn ngọt, nóng hoặc cay có thể kích thích tiết nhiều nước bọt.
Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang taiTắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai có thể gây tăng tiết nước bọt. Ống này giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Đôi khi, sỏi có thể hình thành trong ống gây tắc khiến cho nước bọt không thể lưu thông. Ngoài ra, ống dẫn tuyến nước bọt cũng có thể bị tắc do chấn thương gây chảy dãi nhiều.
Viêm tuyến nước bọtViêm tuyến nước bọt cũng có thể là nguyên nhân gây tiết nhiều nước bọt.Con người có 3 tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm ở một trong 3 tuyến này có thể dẫn tới tiết nhiều nước bọt
Mọc răngChảy dãi ở trẻ em là tình trạng phổ biến và phần lớn phụ huynh không lo lắng trừ khi trẻ bắt đầu tăng tiết nước bọt. Từ 6 tới 8 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Trong thời gian mọc răng trẻ có thể bị chảy dãi.
Vệ sinh răng miệng kémNếu bị tiết nhiều nước bọt, có thể cần kiểm ra lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Vệ sinh răng miệng kém là một yếu tố góp phần gây tăng tiết nước bọt. Cần chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.
PellagraPellagra là một chứng bệnh do thiếu niacin. Một trong các triệu chứng là tăng tiết nước bọt. Kiểm tra hàm lượng niacin và bổ sung thực phẩm giàu niacin trong chế độ ăn để tránh tình trạng này.Tốt nhất, bạn nên đi khám răng hàm mặt, tiêu hoá để tìm nguyên nhân khắc phục. Cảm ơn bạn đã gửi thư đến chuyên mục
Bình luận
Gửi bình luậnÝ kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
- Tối thiểu 10 chữ
- Tiếng Việt có dấu
- Không chứa liên kết
Xem thêm
Các câu hỏi
- Tìm hiểu về hội chứng suy thận
- Hỏi về bệnh Đái tháo đường tuýp 1
- Một số lưu ý khi sử dụng kính áp tròng
- Mang thai khi đang điều trị tăng sản thượng thận
- Cơ thể gầy nên làm thế nào để tăng cân?
- Hỏi về hột Mắt Mèo có trị được bệnh hen phế quản?
- Điều trị bệnh động kinh
- Khắc phục tật tiết nước dãi khi ngủ
- Bệnh cao huyết áp ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
- Điều trị loét ống hậu môn
Được quan tâm
- BMI là gì? Cách tính chỉ số BMI
- Hội chứng loạn cảm họng và cách điều trị loạn cảm họng
- Rối loạn tiền đình và cách điều trị rối loạn tiền đình
- Tê chân tay là bệnh gì, cách trị tê chân tay
- Đi tiểu nhiều do nguyên nhân gì, cách chữa trị
- Liệu có thai sau khi sạch kinh 3 ngày mà quan hệ tình dục?
- Làm sao để khi quan hệ tình dục không đau
- Giãn dây chằng đầu gối - Cách điều trị
- Tiêm phòng dại (chích ngừa dại) khi bị chó cắn như thế nào, tiêm phòng dại ở đâu
- Điều trị giun chó, sán chó, diệt sán chó hiệu quả
Mới cập nhật
- Đau nhức vùng lông mày do nguyên nhân gì
- Nhóm máu ABO và sự di truyền nhóm máu
- Hội chứng loạn cảm họng và cách điều trị loạn cảm họng
- Tăng tiết nước bọt điều trị thế nào
- Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt trong khi nói chuyện
- Mụn màu trắng ở trên môi
- Bệnh u sợi thần kinh
- Điều trị bệnh mày đay
- Điều trị bệnh viêm lưỡi kéo dài
- Điều trị viêm môi bong vảy
Tin tức
- Nên mua An Cung Ngưu Hoàng Hoàn nào trong tiệm thuốc
- Viên uống tăng cường tuần hoàn não Kyolic Ginkgo Biloba có tốt như quảng cáo không? Giá bán?
- MỘT SỐ BỆNH CẢI THIỆN RÕ RỆT KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG TẾ BÀO GỐC NHẬT BẢN
- Bệnh nhược cơ - myasthenia gravis - những dấu hiệu nhận biết và thuốc điều trị
- Trầm cảm gây nên lão hóa nhanh
- Các nhà nghiên cứu tạo ra enzyme nhân tạo để phát hiện nhanh hormone liên quan đến bệnh tật trong mồ hôi
Mua thuốc:
0868552633 Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em |
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |