Tiết Nhiều Nước Bọt Khi Nói Chuyện Do Những Nguyên Nhân Nào?

Tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện là hiện tượng thường gặp xảy ra ở rất nhiều người. So với người khác, khi tiết nhiều nước bọt hơn có thể làm dấy lên lo ngại về những vấn đề sức khỏe. Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Các trường hợp tiết nước bọt quá ít hay quá nhiều đều rất được quan tâm. Liệu có thể có điều gì đó bất thường không nếu bạn gặp tiết nhiều nước bọt trong lúc nói chuyện?

Hiện tượng tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện

Nhiều người không khỏi thắc mắc tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện là bệnh gì, liệu đó có phải là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề không. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể sẽ tiết ra khoảng 800-1500ml nước bọt mỗi ngày. Với thành phần là chất nhầy, men tiêu hóa, chất sát chuẩn... nước bọt giữ vai trò quan trọng trong việc làm ướt thức ăn, và tiêu hóa thức ăn.

Về cơ bản, tiết nước bọt khi nói chuyện là điều hết sức bình thường. Bạn không nên quá lo lắng khi thấy mình tiết nhiều nước bọt hơn. Hãy theo dõi thêm một thời gian để biết tình trạng này có giảm đi không, đồng thời theo dõi những biểu hiện của cơ thể để nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Mặc dù hiện tượng tiết nước bọt khi ngủ hay khi nói chuyện là bình thường, song nếu bị tiết nhiều quá nhiều, có thể cơ thể đang gặp một số vấn đề. Trong đó, các loại bệnh lý phổ biến như viêm tụy, trào ngược dạ dày, bệnh gan, bệnh về răng miệng.. là những nguyên do hàng đầu.

tiet-nhieu-nuoc-bot-khi-noi-chuyen-5.jpg

Tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Đa số những người gặp phải hiện tượng tăng tiết nước bọt đều do chế độ ăn của họ. Trong khi số khác không rõ nguyên nhân.

Trường hợp thấy tiết quá nhiều nước bọt, có thể do những nguyên nhân sau:

- Do đồ ăn cay nóng hoặc quá ngọt

- Bị tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai: Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến bạn bị tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện. Nếu ống dẫn bị tắc, nước bọt sẽ không thể lưu thông. Đó là lý do tại sao nước bọt ra nhiều.

- Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt cũng có thể do viêm tuyến nước bọt nằm ở tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi

- Do bệnh về răng miệng: Mọc răng, nhiệt miệng hoặc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng dễ khiến nước bọt tiết ra nhiều.

her-product-1271523008Lược Đá HerGlow Bian Gua Sha-50%250,000 đ499,000 đ

Mua ngay

- Do trào ngược dạ dày: Bệnh lý này khiến niêm mạc bị kích thích gây nên tình trạng ợ chua, ợ hơi và tăng tiết nước bọt.

- Bệnh viêm tụy: Tự nhiên bị tiết nhiều nước bọt còn có thể do bệnh viêm tụy gây nên. Hãy đến bệnh viện kiểm tra nếu thấy hiện tượng tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện diễn ra trong thời gian dài.

- Bệnh gan: Mắc bệnh gan có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong khi hệ thần kinh cũng góp phần vào việc điều khiển lượng nước bọt được tiết ra trong miệng.

Với những nguyên nhân này, bạn có thể kiểm tra xem liệu mình tiết nhiều nước bọt có phải bình thường không. Hãy tìm hiểu thêm những triệu chứng cơ thể nếu gặp những loại bệnh trên. Nếu nghi ngờ mình mắc một trong các bệnh lý này, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất, đồng thời cũng sẽ biết được bạn bị tiết nhiều nước bọt có sao không.

Không nên chủ quan với bất kỳ điều gì, mà hãy chủ động theo dõi và nhận biết những triệu chứng bất thường có thể xảy ra đối với cơ thể mình.

tiet-nhieu-nuoc-bot-khi-noi-chuyen-6.jpg

Tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện phải làm sao?

Bị tiết nhiều nước bọt trong lúc nói chuyện là điều không ai muốn. Bởi lẽ, nó không chỉ gây mất mỹ quan mà còn có thể là dấu hiệu của những rủi ro sức khỏe. Vậy xử lý hiện tượng tiết nhiều nước bọt trong giao tiếp hàng ngày bằng cách nào?

- Đầu tiên, hãy xem xét lại chế độ ăn, đảm bảo bạn đã hạn chế độ ăn cay nóng, quá mặn hoặc quá ngọt. Ngoài ra, cũng cần từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su.

- Uống nước thường xuyên và nên uống từng ngụm nhỏ. Đây là mẹo nhỏ nhưng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ trị tăng tiết nước bọt.

- Hạn chế thức khuya, không để cơ thể stress, áp lực mà hãy dành thời gian giải trí để giảm căng thẳng và mệt mỏi

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhất là khi thấy có dấu hiệu tiết nước bọt nhiều bất thường để có cách xử lý phù hợp nhất

Nhìn chung, tiết nhiều nước bọt khi nói chuyện là hiện tượng không phải là hiếm gặp. Thông thường, tình trạng này xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt của cơ thể hơn là do bệnh lý nào đó. Khi thấy dấu hiệu tiết nước bọt bất thường, bạn nên chủ động đi khám để được chẩn đoán tốt nhất. Chú ý không tự ý sử dụng thuốc điều trị vì nó có thể gây nên những tác dụng phụ và khiến cơ thể gặp những rủi ro sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị là tốt nhất.

Từ khóa » Cách Nói Không Bị Bắn Nước Bọt