Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia

Unilever Việt Nam
  • Bảo quản quần áo
  • Gia đình
  • Giặt Là
  • Ngoài nhà
  • Sự bền vững
  • Trong nhà
  • Vệ sinh nhà bếp
  • Vệ sinh phòng tắm
  • Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình

Theo các bác sĩ về chuyên khoa Nhi, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình là phản xạ sinh lý hoàn toàn bình thường. Vì khi mới sinh thể vân, tế bào thần kinh và vỏ não của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, trẻ sơ sinh có thói quen vặn mình để dễ dàng thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng có thể do tư thế ngủ không phù hợp, môi trường ngủ không thoải mái, đệm quá cứng hoặc do dùng gối cao. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vặn mình kèm theo triệu khó ngủ, nôn ói, ra mồ hôi trộm nhiều và hay giật mình thì cần lưu ý vì đây là dấu hiệu bệnh lý. 

2. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình giữa sinh lý và bệnh lý sẽ có triệu chứng khác nhau. Bố mẹ hãy chú ý để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất nhé. Cụ thể:

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý

Dấu hiệu nhận biết là trẻ thường gồng mình khoảng vài phút và kéo dài trong thời gian 2 - 3 tháng. Khi đó trẻ vẫn tăng cân bình thường. Nguyên nhân thường do: 

  • Trẻ bị đói nên vặn mình, uốn người hoặc quấy khóc. 

  • Do môi trường ngủ của bé không thoải mái, quá ồn ào hoặc quá nhiều ánh sáng khiến bé vặn mình, giật mình. 

  • Trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài kèm theo triệu chứng rặn mạnh và đỏ mặt.

  • Đôi khi trẻ vặn mình sinh lý do quấn khăn quá chật, bỉm ướt khiến bé không thoải mái. 

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý kéo dài kèm theo một số triệu chứng nôn ói nhiều, ăn kém, thường xuyên giật mình… sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé như: 

  • Tổn thương thần kinh khiến trẻ vặn mình, gồng mình, hay bị co giật và khó ngủ. 

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, đổ mồ hôi trộm, nấc, nôn ói, quấy khóc, chậm tăng cân... Tình trạng này kéo dài khiến bé rụng tóc, chậm mọc răng và còi xương do hệ tiêu hóa kém, thiếu canxi. 

  • Đôi khi trẻ vặn mình do da bị tổn thương khi bị nóng, ngứa ngáy hoặc côn trùng cắn. 

3. Những việc bố mẹ có thể làm khi con bị vặn mình

Vậy trẻ sơ sinh hay vặn mình nên làm gì? Chắc chắn phải tham khảo từ bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Bên cạnh đó, Cleanipedia có tổng hợp một số cách xử lý cha mẹ có thể tham khảo:

Trẻ vặn mình bệnh lý: Trong trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và xác định tình trạng bệnh cụ thể. Khi đó bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý: Nếu trẻ vặn mình do sinh lý bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thay bỉm tã thường xuyên. Nên chọn loại bỉm có khả năng thấm hút tốt và lựa chọn loại quần áo rộng rãi giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn. 

  • Môi trường ngủ thoải mái: Để bé không bị vặn mình khi ngủ, cha mẹ cũng nên chú ý tới nhiệt độ phòng không quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến bé giật mình khó ngủ. Nên chọn phòng yên tĩnh, thoáng mát và tránh tiếng động lớn. Bên cạnh đó, nên thường xuyên vệ sinh phòng và giặt giũ chăn màn.

  • Âu yếm bé: Khi trẻ vặn mình khó ngủ bạn cũng nên ôm con vào lòng âu yếm và hát ru để bé được ngủ ngon hơn. 

  • Thường xuyên tắm nắng: Nên cho con tắm nắng mỗi ngày từ 6 - 9h sáng hoặc sau 17h chiều, giúp hấp thụ vitamin D qua da và canxi tốt. Thời gian tắm nắng tốt nhất là khoảng 15 phút. 

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sơ sinh: Cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ canxi cho con dưới sự tư vấn của bác sĩ. Đối với những bé đang bú mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu canxi qua nguồn sữa mẹ. 

Hy vọng với những thông tin tư vấn về nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách xử lý ở trên sẽ giúp bé yêu nhà bạn ngủ ngon, phát triển toàn diện nhất. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất từ Cleanipedia để có những kiến thức chăm sóc con yêu nhé!

>>> Xem thêm:

  • 4 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh

  •  Làm thế nào để bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh khi giao mùa?

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chào mừng bạn đến với #CleanTok

Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.

Khám Phá Cleanipedia VN

Tự hào hỗ trợ #CleanTok

Hình ảnh cho thấy một đôi tay đang đeo găng tay màu vàng và chùi rửa một vật dụng trong video trên màn hình điện thoại di động, xung quanh có bong bóng xà phòng.

Bài viết này hữu ích không?

LikeDislike Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

Có, khả năng mua sản phẩm có mã QR cao hơn

0%

Không, tôi thích mua sản phẩm không có mã QR hơn

0%

Không quan tâm

0%

0 phiếu bầu

Đọc Tiếp

  • Bàn tay người đang giơ lên với ba hình ảnh ớt đỏ có mắt và miệng, đang "thở lửa".

    Mách bạn 9 cách chữa bỏng ớt an toàn và nhanh chóng tại nhà

  • Lọ hoa sứ xanh lá cây nứt men với nắp trang trí hoa văn phức tạp, đặt trên đế gỗ, trên bàn phủ vải họa tiết.

    Bỏ túi 10 cách xông nhà xả xui, rước may mắn, tài lộc cho gia đình

  • Bánh cuốn thịt nướng và rau sống trên lá chuối.

    Mách bạn cách bảo quản nem chua đúng chuẩn giữ trọn vị ngon

  • Người phụ nữ và em bé đang tắm trong bồn tắm.

    5 loại lá tắm cho trẻ giúp mát da, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt

  • Người phụ nữ cười nắm chai nước trên phố.

    10 chất bảo quản thực phẩm mẹ đảm cần bỏ túi, an toàn và hiệu quả

  • Bình trà thuỷ tinh, cốc trà, và hoa atiso vàng trên khay gỗ.

    Mách bạn bí quyết sử dụng trà hoa vàng hiệu quả, tốt cho sức khỏe

  • Đĩa phở cuốn kèm rau sống và ớt, được cầm bằng tay.

    Lòng se điếu là gì? Cách làm sạch và luộc lòng se điếu đúng cách

  • Hai chiếc bánh dẻo trắng và vàng trên đĩa đen với lá xanh.

    Cách làm bánh dẻo chay ngon “hết sảy” mùa Trung Thu

Từ khóa » Em Bé Vặn Mình