Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình đỏ Mặt - Bệnh Viện Từ Dũ
Có thể bạn quan tâm
Hỏi - 08/08/2015
Thưa bác sĩ em bé nhà tôi đươc 14 ngày tuổi. Bé bú mẹ và thêm 2 lần bú sữa ngoài một ngày. Bé bú và ngủ tốt nhưng thi thoảng bé hay vặn mình và rặn đỏ hết mặt. Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì để bé nhà tôi hết triệu chứng trên. Cám ơn bác sĩ nhiều.Trả lời
Chào bạn,Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra bé vẫn biểu hiện bình thường, không khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt.
Triệu chứng này rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non do hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện. Đôi khi chúng ta có thể gặp ở 1 số trẻ bị thiếu canxi, thiếu vitamin D… Bạn cần cho trẻ bú mẹ đầy đủ, mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ cần được tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng trên.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ Các bài viết khác13tháng 083 ngày bé chưa đi ngoàiChào bạn,
Con bạn sinh non 34 tuần nặng 2kg. Trẻ được xếp vào nhóm sinh non nhẹ cân. Ở trẻ sinh non thời gian vàng da sinh lý có thể kéo dài đến 2 tuần. Để biết mức độ vàng da con bạn nhẹ hay nặng, sinh lý hay bệnh lý bạn cần cho trẻ tái khám lại sau xuất viện (3 ngày).
Trẻ chậm đi ngoài sẽ làm tăng khả nặng vàng da do tăng tái hấp thu bilirubin qua chu trình ruột. Trẻ bú mẹ sẽ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng mềm, có hột, bọt, mùi tanh. Trẻ bú bình khó đi ngoài, phân khô, cứng. Trung bình cứ 3 giờ trẻ bú 1 lần. Con bạn bú 40ml 1 cử là đủ, trẻ sẽ tăng cân trung bình 30-50gr/ ngày. Để trẻ tăng cân tốt mẹ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ lượng nước, sữa trong ngày.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ 13tháng 08Vacxin ngừa tiêu chảyChào bạn,
Con bạn 2 tháng 3 ngày cận nặng 6 kg là dinh dưỡng rất tốt. Trẻ có thể uống vaccin ngừa tiêu chảy bắt đầu sau 6 tuần. Tùy loại vaccin mà bạn chọn 2 liều uống trước 6 tháng hay loại 3 liều uống trước 8 tháng. Trẻ uống vaccin càng sớm khả năng bảo vệ trẻ càng cao. Bạn có thể cho trẻ uống tại các trung tâm y tế dự phòng tại địa phương (nếu có thuốc dịch vụ) hoặc tại BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, viện Pasteur, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương…Tùy theo loại vaccin 2 liều hoặc 3 liều, tùy chi phí dịch vụ mỗi cơ sở khác nhau giá cả có thể thay đổi (500.000-750.000đ).
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ13tháng 08Bé bị dư cânChào bạn,
Trẻ 22 tháng tuổi cân nặng trung bình 11.8kg, cao trung bình 86cm theo chuẩn WHO 2014. Vậy con bạn thừa đến 6kg. Ở tuổi này trẻ ăn được cơm nát, cháo hột. Răng mọc vẫn chưa đủ. Trẻ 3 tuổi có thể đạt 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng dưới). Vào tuổi này chế độ ăn trung bình 3 chén cháo hột, 3 cử sữa chính, xen vào đó các cử trái cây, sữa chua. Bạn cần đưa trẻ đến phòng khám dinh dưỡng tại BV Nhi Đồng 1, 2, trung tâm dinh dưỡng để các chuyên gia khám theo dõi tìm nguyên nhân, hướng dẫn chế độ ăn hợp lý hơn và có các bài tập vận động cho trẻ giảm cân.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ13tháng 08Tim bẩm sinhChào bạn,
Con bạn 2 tháng tuổi cân nặng 5.7 kg, lúc sinh 3.7 kg. Tuy trẻ bệnh tim nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt cho thấy bệnh tim này chưa ảnh hưởng nhiểu đến sự phát triển dinh dưỡng trẻ. Tuy nhiên bệnh tim trẻ phức tạp, về lâu dài sẽ ít nhiều bị ành hưởng nên bạn cần làm hồ sơ theo dõi tại khoa tim mạch BV Nhi Đồng. Trẻ < 6 tuổi có chương trình miễn phí. Bạn nên tham khảo tại BV NĐ các BS chuyên khoa tim mạch để biết rõ hơn về thủ tục và chi phí điều trị cho bé.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ13tháng 08Táo bónChào bạn,
Theo khuyến cáo chương trình nuôi con sữa mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ không được uống bất cứ loại nước gì khác ngoài sữa mẹ. Lợi ích của sữa mẹ hầu như tất cả các bà mẹ đều biết rõ, ngoài ra trẻ bú mẹ sẽ dễ tiêu, dễ đi ngoài, phân mềm, lỏng. Con bạn bú sữa bình hậu quả nhiều ngày mới đi ngoài, mỗi lần đi rất khó khăn, trẻ đau đớn, phải rặn đỏ mặt tía tai, thậm chí khóc thét thật tội nghiệp! Bạn cần cho trẻ ngậm vú mẹ thường xuyên, nhiều lần trong ngày sẽ giúp bạn duy trì đủ sữa mẹ cho bé. Mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tránh bị stress. Có như thế mới mong cải thiện được vấn đề khó đi ngoài của trẻ.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ13tháng 08Bé 3 tháng đi phân sống, tăng cân chậmChào bạn,
Trẻ sơ sinh lúc 3 tháng tuổi cân nặng trung bình gấp đôi lúc sinh. Tính trung bình mỗi tháng tăng trung bình 1 kg. Con bạn 6.6 kg tức tăng 3 kg trong 2 tháng 7 ngày là tương đối bình thường mặc dù những ngày sau bé biếng bú, thời gian bú mỗi cử kéo dài 1 giờ. Trong thư bạn không nhắc đến trẻ có nôn trớ? Nôn trớ là 1 trong những nguyên nhân làm lưỡi trẻ dơ, biếng bú, khò khè. Ngoài ra trẻ bú bình lưỡi thường dơ, đẹn. Con bạn lưỡi dơ và đi phân sống nhiều khả năng trẻ bị nấm miệng do bú bình. Bạn cần rơ lưỡi sạch thì trẻ bú tốt. Để khác phục tình trạng này bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều, chính sữa mẹ sẽ giúp trẻ khắc phục các vấn đề trên. Nếu không thể bú mẹ được, bạn cần cho trẻ khám BS nhi để xác định chính xác con bạn bị bệnh gì, không nên tự ý mua men tiêu hóa cho trẻ uống để phòng tránh gây loạn khuẩn ruột ở trẻ.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ13tháng 08Không thấy cấp sổ sức khỏe em bé sau khi sinhChào bạn,
Trong thư bạn không cho biết bạn sinh mổ hay sinh thường, hộ khẩu tại tỉnh hay thành phố. Theo qui định của trung tâm y tế dự phòng tất cả trẻ sinh mổ tại BV Từ Dũ có hộ khẩu tại thành phố khi sanh tại BV Từ Dũ sẽ được cấp sổ theo dõi sức khỏe. Trẻ có hộ khẩu tỉnh, và sanh thường sẽ về địa phương nhận sổ sức khỏe. Bạn có thể liên hệ tại cơ sở y tế địa phương để được nhận sổ và tái khám chích ngừa cho bé hàng tháng tại đó.
Thân mến,
BS. Chung Thị Mộng ThúyKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ12tháng 08Tan máu bẩm sinhChào bạn,
Kết quả TPTTB máu cho thấy con bạn có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Bạn nên đưa con đi khám tại các bệnh viện nhi khoa hoặc bệnh viện Truyền máu - Huyết học để được khám và tìm nguyên nhân nhé.
Thân mến,
Bs. Huỳnh Thị Thanh ThảoKhoa sanh - BV Từ Dũ12tháng 08Bộ phận sinh dục bé gái có mùiChào em,
Bé gái nhà em 30 tháng tuổi, có tiết dịch nâu, có mùi. Em cần đưa bé đi khám xem có: bé mặc quần áo có bó sát, nhiễm trùng tiểu, nhiễm giun, viêm nhiễm âm hộ, hay dị vật kèm theo hay không.
Thân mến,
Bs. Lương Thanh HàKhoa Cấp cứu - BV Từ Dũ12tháng 08bé sinh nonChào em,
Tại BVTD, tất cả các trường hợp bé sau sinh đều được lấy máu ở gót chân để thực hiên sàng lọc 3 bệnh: thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (sản phụ không cần phải yêu cầu). Xét nghiệm này không được trả nếu là bình thường. Trong trường hợp có bất thường, bệnh viện sẽ liên hệ với thân nhân của bé để tham vấn về tình trạng bệnh. Trẻ sinh non cần phải khám mắt khi: tuổi thai < 32 tuần, < 1500gr, < 2000gr bị ngạt sau sinh... con của em không thuộc đối tượng phải khám mắt sau sinh. Tuy nhiên, em cần đưa bé đi khám lúc tròn 1 tháng tuổi để được tham vấn về: lịch tiêm chủng, dinh dưỡng... tại các cơ sở như: BV nhi đồng I, II, khoa sơ sinh BV Từ Dũ...
Thân mến,
Bs. Lê Anh ThưKhoa hậu Phẫu - BV Từ Dũ12tháng 08Ngực trái bé có cục cứng cứng ở vúChào em,
Em nên cho bé khám chuyên khoa nhé.
Thân mến,
Bs. Nguyễn Phương ThảoKhoa Sản A - BV Từ Dũ 12tháng 08Bé 8 tháng tuổi chưa mọc răngChào em,
Bé 8 tháng tuổi ngồi vững, chưa mọc răng là bình thường. Triệu chứng khó ngủ, đổ mồ hôi đầu có thể do thiếu canxi, em cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và điều trị em nhé!
Thân mến,
Bs. Lê Anh ThưKhoa hậu Phẫu - BV Từ Dũ12tháng 08Nước tiểu vàng đậmChào bạn,
Theo bạn mô tả có thể ban đêm bé bú ít nên nước tiểu cô đặc, có màu vàng đậm. Bạn nên cho bé bú đủ 6-7 cử/ngày và chia đều cả ban ngày và ban đêm, mỗi cử 100-120 ml. Tuy nhiên nếu lo lắng quá bạn có thể đưa con đi khám và tư vấn đầy đủ tại các bệnh viện Nhi khoa.
Thân mến,
Bs. Huỳnh Thị Thanh ThảoKhoa sanh - BV Từ Dũ04tháng 08Cho bé uống nước camChào bạn,
Bé của bạn nên được ăn mỗi ngày 2 bữa cháo có đủ rau củ, thịt/cá/lòng đỏ trứng, dầu ăn/mỡ. Chỉ khi nào không thuận tiện mới nên cho bé ăn bột mua sẵn. Bé có thể ăn thêm trái cây, uống nước trái cây, sữa chua, phô-mai.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ04tháng 08Trẻ 4 tháng tuổi hay bị ọc sữaChào bạn,
Nếu mỗi ngày chỉ ọc sữa 1-3 lần, không ảnh hưởng đến việc lên cân của bé thì chỉ là trào ngược sinh lý. Bạn chỉ cần vác đứng bé 20 phút sau khi bú và cho bé nằm nghiêng là được. Bạn nên cho bé uống vitamin D đến khi bé được 2 tuổi hoặc đến khi bé uống được 1000 mL sữa công thức mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ04tháng 08Lác sữa trẻ sơ sinhChào bạn,
Nếu bé không ho thì không phải khò khè. Hơn nữa, khò khè là triệu chứng của viêm phế quản, suyễn là những bệnh không gặp ở trẻ sơ sinh. Con bạn có thể bị nghẹt mũi. Để điều trị bệnh lác sữa, cần dùng loại sữa làm sạch da và loại kem dưỡng ẩm. Bạn nên đưa bé đến phòng khám trẻ em bệnh viện Từ Dũ (227 Cống Quỳnh Q1) để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ04tháng 08Thức ăn chưa được tiêu hóa hếtChào bạn,
Nếu bạn thấy bé ăn món nào khó tiêu thì tạm ngưng món đó lại và nhớ nghiền nát thức ăn trước khi cho bé ăn. Ngoài ra mục tiêu chính của ăn dặm là để bổ sung cho bé chất xơ, tập cho bé quen với thức ăn đặc, không phải là để ăn cho no mà nguồn cung cấp năng lượng chính vẫn là sữa. Vì vậy, bạn không nên ép bé ăn nhiều.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ04tháng 08Hỏi về vacxin ngừa tiêu chảy cấpChào bạn,
Bạn có thể cho bé uống vắc-xin ngừa Rotavirus khi bé được ít nhất 6 tuần tuổi. Trước khi uống hoặc tiêm vắc-xin, bé cần được khám sàng lọc. Sau khi uống hoặc tiêm thì phải ở lại tại chỗ theo dõi 30 phút. Phòng khám trẻ em của bệnh viện nhận tiêm chủng mỗi ngày, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Riêng vắc-xin Quinvaxem chỉ nhận tiêm từ sáng thứ 2 đến sáng thứ 6, nhận bệnh từ 7 giờ đến 10 giờ hoặc đến khi hết số khám bệnh quy định.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ04tháng 08Tiêm phòng sởiChào bạn,
Trong vắc-xin Varicella Vaccine – GCC không có thành phần phòng ngừa bệnh sởi. Bạn nên xem kỹ lại sổ tiêm chủng của bé và hỏi lại cán bộ y tế của phường.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ04tháng 08Dinh dưỡngChào bạn,
Sữa tốt nhất cho bé non tháng là sữa mẹ vì có chứa sẵn các men tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt và thành phần phù hợp với nhu cầu của bé. Bạn cần phải uống mỗi ngày ít nhất 2 ly sữa “bà bầu” (sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú) và ăn thịt bò, trứng, uống mỗi ngày ít nhất 2 lít nước để có đủ sữa cho bé bú. Bạn cũng cần phải cho bé bú thường xuyên mỗi 2-3 giờ, sau khi cho bé bú xong thì vắt hết sữa còn thừa ra. Việc cho bú đều đặn và vắt hết sữa như vậy sẽ kích thích não điều khiển tiết sữa nhiều hơn. Bé cần được uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Chế độ ăn của mẹ không làm bé bị vàng da.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình
-
Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Gồng Mình, Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Gầm Gừ Có Nguy Hiểm Không? - Hunmed
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
Sai Lầm Cha Mẹ Hay Mắc Phải Khi "trị Bệnh" Vặn Mình ở Trẻ
-
TOP 10+ Mẹo HAY Cho Mẹ Bỉm Chữa Vặn Mình, Hay Rướn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, ọc Sữa Thì Có Nguy Hiểm Không?
-
Bé Sơ Sinh Hay Rặn đỏ Mặt, Rướn Người, Khó Có Sao Không?
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và 4 Giải Pháp Hay