Nguyên Nhân, Triệu Chứng Xẹp Phổi Và Cách điều Trị | Medlatec
1. Nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi điển hình nhất
Nguyên nhân gây xẹp phổi được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân tắc nghẽn đường thở hoặc nguyên nhân từ áp lực bên ngoài phổi.
Xẹp phổi có nguy cơ tiến triển thành biến chứng suy hô hấp
1.1. Sự tắc nghẽn trong đường thở
Các chất tắc nghẽn có thể dẫn tới tình trạng xẹp phổi bao gồm:
Chất nhầy
Chất nhầy mà cơ thể tiết ra lại chính là chất cản trở đường hô hấp, thường xảy ra trong hoặc sau khi phẫu thuật, đuối nước,… khiến chất nhầy không được tống ra ngoài khi ho. Ngoài ra, thuốc sử dụng trong phẫu thuật cũng khiến phổi phồng ít hơn bình thường, khiến chầy nhầy ứ đọng gây xẹp phổi.
Cần cẩn thận với xẹp phổi do chất nhầy tắc nghẽn ở trẻ em, đặc biệt các trẻ bị xơ nang hoặc trong cơn hen nặng. Nếu không làm thông đường thở, loại bỏ chất nhầy này, trẻ có thể ngừng hô hấp gây tổn thương tim, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.
Khối u đường hô hấp
Sự tăng trưởng tế bào bất thường gần khu vực đường hô hấp chính gây hình thành khối u, đây có thể là nguyên nhân gây hẹp đường hô hấp.
Vật thể lạ
Trẻ em có thể hít hoặc nuốt vào vật thể lạ do chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó. Vật lạ hít vào có thể là đồ chơi nhỏ hay hạt đậu phộng, gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến xẹp phổi.
Xẹp phổi có thể do trẻ hít phải vật thể lạ
1.2. Sự chèn ép từ ngoài vào đường phổi
Có thể kể đến các nguyên nhân như khối u, hạch lympho.
Bất cứ loại khối u nào, lành tính hay ác tính phát triển ở khu vực gần phổi cũng gây áp lực nhất định cho cơ quan này. Khi mức độ chèn ép lớn, phổi sẽ buộc phải đẩy không khí ra khỏi một vài phế nang để giảm áp lực, khiến chúng bị xẹp đi.
1.3. Giảm thở hoặc ho
Nguyên nhân có thể do gây mê, đau hoặc dùng quá liều thuốc an thần.
1.4. Sự chèn ép hoặc xẹp thụ động nhu môi phổi
Có thể gây ra bởi tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
Màng phổi chỉ chứa lượng dịch nhỏ, không chứa khí nhưng khi có tổn thương gây rò rỉ, khí sẽ tích tụ trong lớp màng mỏng này. Nó sẽ làm thay đổi áp suất trong phổi, gây chèn ép mô phổi và dẫn đến xẹp phế nang. Kết quả là tình trạng xẹp phổi.
1.5. Phẫu thuật ngực và bụng
Đây là những nguyên nhân phổ biến. Khi thực hiện phẫu thuật mà bệnh nhân cần sử dụng thuốc mê và máy thở, cùng với tác dụng của thuốc an thần và thuốc giảm đau, phế nang thường ít phồng hơn. Tình trạng thở không sâu hoặc không ho trong thời gian dài này có thể khiến một số phế nang bị xẹp. Vì thế bệnh nhân sau phẫu thuật luôn cần kiểm tra lại chức năng hô hấp.
Tràn khí màng phổi dễ chèn ép gây xẹp phế nang
1.6. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, những nguyên nhân khác dưới đây có thể dẫn đến xẹp phổi nhưng ít gặp hơn.
Sẹo - xơ phổi
Khi các mô phổi bị tổn thương lặp lại và kéo dài sẽ hình thành sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khả năng phồng của phế nang. Vì thế bệnh nhân xơ phổi cần kiểm tra phòng ngừa biến chứng xẹp phổi nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến xơ phổi thường là nhiễm trùng lâu dài, điển hình là bệnh lao phổi cùng các yếu tố tác động như: khói thuốc lá, chất kích thích,…
Thiếu chất hoạt động bề mặt
Túi phổi có thể luôn mở là nhờ đến một chất hoạt động bề mặt đặc biệt. Ở trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh thường xảy ra sự thiếu chất này, khiến phế nang khó phồng hơn, dễ bị xẹp hơn.
2. Triệu chứng xẹp phổi dễ nhận biết
Triệu chứng xẹp phổi xuất hiện nhiều hay ít, mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc rất lớn vào mức độ phổi bị xẹp cũng như diện tích phổi bị xẹp và nguyên nhân gây bệnh. Nhiều bệnh nhân xẹp phổi nhưng chỉ xảy ra ở một vài phế nang, mức độ xẹp nhỏ và tiến triển chậm thì có thể không có triệu chứng nào. Cho đến khi phế nang phổi tự phục hồi, người bệnh cũng không hề phát hiện ra.
Xẹp phổi nhẹ có thể không gây triệu chứng
Ngược lại, khi xẹp phổi xảy ra ở nhiều phế nang, tiến triển nhanh chóng và gây cản trở đến trao đổi không khí, thiếu oxy vào máu thì triệu chứng sẽ rất rõ ràng. Các triệu chứng thiếu oxy có liên quan đến mức độ nghiệm trọng của xẹp phổi, cụ thể:
-
Thở nhanh.
-
Khó thở.
-
Đau ngực dữ dội, đặc biệt khi ho hoặc hít thở sâu.
-
Da môi tím tái, móng tay chân có màu xanh tím bất thường.
-
Nhịp tim nhanh.
Nếu xẹp phổi đi kèm với tình trạng viêm phổi, bệnh nhân cũng xuất hiện những triệu chứng khác như: sốt, ho, đau tức ngực,…
Triệu chứng càng nghiêm trọng càng chứng tỏ mức độ oxy trong máu thấp, bệnh xẹp phổi càng nguy hiểm. Nếu không điều trị tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp gây tử vong.
3. Điều trị xẹp phổi như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Cần xác định được nguyên nhân mới có thể điều trị xẹp phổi hiệu quả và không tái phát. Để chẩn đoán tìm nguyên nhân, ngoài dựa trên triệu chứng xẹp phổi, bác sĩ còn cần thực hiện nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác.
Nguyên tắc điều trị là:
-
Tăng tối đa ho và hít thở sâu.
-
Nếu nghi ngờ tắc nghẽn do khối u, dị vật thì cần nội soi phế quản.
Dưới đây là một số phương pháp dùng trong điều trị xẹp phổi:
3.1. Dùng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng nới lỏng, khiến cho chất nhầy mỏng đi. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng xẹp phổi do chất nhầy tắc nghẽn trong đường thở.
3.2. Vật lý trị liệu hô hấp
Với trường hợp xẹp phổi có thể phục hồi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một vài kỹ thuật thở sâu, ho có điều kiện để mở rộng lại mô phổi bị xẹp. Đôi khi, kỹ thuật này sẽ được thử với bệnh nhân xẹp phổi trước khi quyết định phẫu thuật.
Biện pháp này giúp duy trì sự thông khí và làm sạch dịch tiết.
Bài tập hít thở có thể giúp phục hồi phế nang bị xẹp
3.3. Phẫu thuật
Bằng nội soi phế quản, bác sĩ sẽ loại bỏ các vật cản đường thở dẫn đến xẹp phổi hoặc hút chất nhầy ra ngoài. Nếu nguyên nhân xẹp phổi là khối u, cần điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ hoặc thu hẹp kích thước nhằm đảm bảo hoạt động hô hấp của cơ quan này.
3.4. Điều trị hơi thở
Bệnh nhân xẹp phổi thường gặp khó khăn trong hô hấp, để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu oxy trong máu, bác sĩ có thể xem xét cho sử dụng ống thở.
Trong điều trị xẹp phổi, điều quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân như dị vật, khối u, tràn dịch phổi. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Triệu chứng xẹp phổi càng rõ ràng chứng tỏ mức độ bệnh càng nghiêm trọng. Vì thế không nên chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu bệnh mà cần sớm đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Từ khóa » Xơ Xẹp
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Xẹp Phổi | Vinmec
-
Xẹp Phổi Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Xẹp Phổi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị • Hello ...
-
Xẹp Phổi - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Xẹp Phổi Liệu Có Phải Là Một Bệnh Lý Nguy Hiểm? - YouMed
-
Bệnh Xơ Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Xẹp Phổi
-
Xẹp Phổi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xẹp Phổi Là Bệnh Gì? Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Ai Dễ Mắc Xơ Phổi Hậu COVID, Di Chứng Này Có Nguy Hiểm Không?
-
BỊ XẸP PHỔI VÌ MANG KHỐI U HIẾM GẶP TRONG LỒNG NGỰC
-
Chỉnh Sửa Túi Nước Muối Bị Xẹp, Co Thắt Bao Xơ - Suckhoe123
-
Xổ Số Truyền Thống Trực Tiếp