Xẹp Phổi Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Medlatec

1. Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi là gì?

Bất kể một cơ quan nào trong cơ thể xảy ra vấn đề thì đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phổi. Đóng vai trò chủ chốt trong việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, phổi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân lạ nên có khả năng cao bị bệnh lý gây tác động đến hệ thống hô hấp. Một trong số những căn bệnh nguy hiểm và đáng chú ý là xẹp phổi với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng.

Khái niệm

Xẹp phổi là hiện tượng bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp khi phổi hoặc các thùy phổi rơi vào tình trạng bị xẹp một phần hay toàn bộ do một nguyên nhân nào đó. Lúc này, các túi nhỏ phế nang sẽ không giãn nở như bình thường khi cơ thể thực hiện động tác hít - thở mà có chiều hướng bị xẹp (giảm thể tích) hoặc chứa đầy dịch.

Sự tắc nghẽn hoặc chèn ép đường hô hấp có thể dẫn đến xẹp nhu mô phổi

Sự tắc nghẽn hoặc chèn ép đường hô hấp có thể dẫn đến xẹp nhu mô phổi

Nguyên nhân

Tình trạng xẹp phổi xảy ra có thể do nguyên nhân từ bên trong đường thở hoặc tác động do áp lực bên ngoài.

  • Các yếu tố bao gồm dịch nhầy, khối u hoặc các vật thể lạ có thể là lý do gây tắc nghẽn đường thở, cản trở quá trình hô hấp và gây ra tình trạng xẹp nhu mô phổi.

  • Sự hình thành và phát triển của bất kỳ một loại khối u nào ở vị trí gần phổi cũng có khả năng tạo ra một áp lực nhất định dẫn đến chèn ép, khi đó, các phế nang buộc phải đầy bớt khí ra ngoài gây ra hiện tượng xẹp phổi.

Ngoài các nguyên nhân chính nói trên thì phổi xẹp có thể do di chứng phẫu thuật ngực và bụng, khả năng hô hấp giảm do tác dụng thuốc mê, an thần hoặc sự chèn ép thụ động do tràn khí, tràn dịch màng phổi. Sự hình thành sẹo do một tổn thương nào đó hoặc bệnh xơ phổi cũng có thể gây ra biến chứng xẹp nhu mô phổi. Trường hợp thiếu hoạt chất bề mặt cũng dễ dẫn đến hiện tượng phổi bị xẹp, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ hoặc em bé mới sinh.

2. Triệu chứng khi bị xẹp phối

Tìm hiểu về triệu chứng khi phổi xảy ra tình trạng xẹp sẽ là dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh lý và từ đó đưa ra phương pháp can thiệp thích hợp. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà những trường hợp phổi bị xẹp thường có các triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Những người chỉ bị xẹp một vài phế nang với mức độ nhẹ và khả năng tiến triển chậm thường không có triệu chứng và có thể tự hồi phục.

  • Tuy nhiên, khi nhiều túi phế nang đồng loạt giảm thể tích ở mức độ nặng với thời gian tiến triển nhanh sẽ có thể dẫn đến tình trạng khó thở, nhịp thở dồn dập, đau tức ngực dữ dội liên tục hoặc từng cơn lúc ho, hít thở mạnh, da, môi, móng chân, tay thâm tím bất thường.

  • Nếu tình trạng phổi bị xẹp đi kèm với hiện tượng viêm nhiễm có thể khiến người bệnh sốt cao, ho nhiều, các cơn đau tức ngực diễn ra với tần suất dày hơn, người mệt mỏi,...

Nhiều túi phế nang giảm thể tích sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau

Nhiều túi phế nang giảm thể tích sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng khác nhau

3. Chẩn đoán và điều trị xẹp phổi

Các triệu chứng hô hấp càng nặng chứng tỏ tình trạng xẹp phổi càng nghiêm trọng và cần phải nhanh chóng can thiệp bằng phương pháp y khoa nhằm hạn chế tối đa khả năng gây nguy hiểm tính mạng. Quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cần được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hay sử dụng phương pháp không chính thống nào.

Chẩn đoán

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định kiểm tra chuyên sâu nhằm xác định chính xác mức độ phổi xẹp và đi đến kết luận khẳng định cuối cùng.

  • Một số kỹ thuật như chụp X - quang hay CT Scan lồng ngực với độ nhạy cao có thể nhìn thấy mức độ phổi bị xẹp là một phần hay hoàn toàn. Bác sĩ còn có thể nhìn thấy được các vật thể lạ qua phim chụp X - quang hoặc khối y được hình thành gần phổi dựa vào hình ảnh chụp CT.

  • Đo độ bão hòa oxy trong máu hoặc nội soi phế quản cũng là biện pháp phổ biến được áp dụng để chẩn đoán các trường hợp bị xẹp phổi.

Phổi bị xẹp được chẩn đoán thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Phổi bị xẹp được chẩn đoán thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Điều trị

Tùy vào nguyên nhân dẫn đến bệnh mà bác sĩ sẽ tiên lượng xẹp phổi có thể điều trị khỏi hay không. Những trường hợp hình thành khối u ở đường thở sẽ thường phải điều trị trong thời gian dài bằng phương pháp loại bỏ hoặc giảm kích thước như phẫu thuật, hóa xạ trị.

  • Những loại thuốc có tác dụng hóa lỏng chất nhầy, mở rộng ống khí quản cho hiệu quả cao trong việc làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh dễ thở hơn.

  • Liệu pháp vật lý trị liệu lồng ngực với các bài tập hít thở, vỗ tay vào thành ngực ở vị trí bị xẹp, định vị cơ thể ở tư thế đầu thấp hơn ngực hoặc bổ sung oxy sẽ giúp giảm bớt tình trạng hô hấp khó khăn cho bệnh nhân.

  • Hút dịch nhầy trong đường thở hoặc nội soi phế quản được áp dụng cho các trường hợp uống thuốc không có hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp điều trị xẹp phổi còn có thủ thuật loại bỏ khối u nhằm mở rộng ống thở, hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.

Việc chẩn đoán và điều trị xẹp phổi có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào địa chỉ thực hiện. Nếu cần kiểm tra tình hình sức khỏe liên quan đến tình trạng phổi xẹp, bạn có đến thăm khám tại chuyên khoa Hô Hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ.

MEDLATEC là địa chỉ uy tín hiện nay thực hiện thăm khám và điều trị phổi bị xẹp

MEDLATEC là địa chỉ uy tín hiện nay thực hiện thăm khám và điều trị phổi bị xẹp

Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại theo công nghệ tiên tiến, với đầy đủ các máy móc hỗ trợ như: máy X-quang, máy chụp MRI, máy chụp CT, máy siêu âm,... đảm bảo mang lại kết quả chẩn đoán hình ảnh xẹp phổi chính xác và nhanh nhất.

Bên cạnh phương pháp chẩn đoán hình ảnh thì bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ chỉ định một thêm số xét nghiệm liên quan để cho kết quả tổng quan và đầy đủ nhất về tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Với 2 chứng chỉ hàng đầu về năng lực phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP thì khách hàng của MEDLATEC có thể yên tâm về kết quả nhận được.

Quý khách có thể gọi về hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Từ khóa » Xơ Xẹp