Xẹp Phổi Liệu Có Phải Là Một Bệnh Lý Nguy Hiểm? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Xẹp phổi là gì?
  • Các loại xẹp phổi
  • Xẹp phổi có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân nào có thể làm cho phổi bị xẹp?
  • Những yếu tố nguy cơ làm cho phổi có thể bị xẹp
  • Những triệu chứng của tình trạng phổi bị xẹp
  • Biến chứng
  • Chẩn đoán xẹp phổi như thế nào?
  • Điều trị

Phổi là một cơ quan rất quan trọng của hệ hô hấp, có chức năng trao đổi khí. Bất kỳ bệnh lý nào tại phổi đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, thậm chí là suy hô hấp và tử vong. Những bệnh lý tại phổi có thể gây ra nhiều biến chứng và một trong những biến chứng rất nặng là xẹp phổi. Vậy biến chứng này nguy hiểm như thế nào? Có thể chữa được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang.

Xẹp phổi là gì?

Xẹp phổi là một bất thường tại phổi, xảy ra khi đường thở hoặc các túi nhỏ ở cuối của chúng không giãn nở theo cách chúng cần khi con người thở. Khi chúng ta hít vào và thở ra, phổi của chúng ta sẽ phồng lên và xẹp xuống tương tự những quả bóng bay.

 Xẹp phổi là một tình trạng bất thường tại phổi
Xẹp phổi là một tình trạng bất thường tại phổi

Tuy nhiên, nếu đường thở của một người bị tắc nghẽn hoặc có thứ gì đó gây áp lực lên phổi, phổi sẽ không phồng lên như bình thường. Các bác sĩ gọi tình trạng đó là xẹp phổi. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng ở trẻ em hoặc những người có vấn đề về phổi khác.

Xẹp phổi là tình trạng xẹp hoàn toàn hoặc một phần của toàn bộ phổi hoặc khu vực (thùy) của phổi. Nó xảy ra khi các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp xuống, hoặc có thể chứa đầy dịch phế nang.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Hô hấp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Các loại xẹp phổi

Có hai loại xẹp phổi chính là xẹp tắc nghẽn và xẹp không tắc nghẽn. Xẹp tắc nghẽn xảy ra khi có một yếu tố nào đó chặn sự lưu thông của đường thở. Chẳng hạn như dị vật, nút nhầy, khối u,…

Các loại xẹp không tắc nghẽn bao gồm:

1. Xẹp giãn hoặc nén

Lớp niêm mạc của thành ngực và bề mặt của phổi thường tiếp xúc chặt chẽ với nhau, giúp phổi của bạn được mở rộng. Nhưng nếu chất lỏng hoặc không khí tích tụ và phân tách chúng, phổi của bạn có thể kéo vào trong và các phế nang có thể mất không khí. Tùy thuộc vào nơi điều này xảy ra trong phổi của bạn, đó là xẹp giãn hoặc nén.

2. Dày dính

Chất lỏng bao quanh các phế nang trong phổi của bạn có một chất được gọi là chất hoạt động bề mặt phổi. Nó hỗ trợ phổi của bạn theo một số cách, bao gồm giữ cho các phế nang ổn định và có thể hoạt động.

 Thiếu chất Surfactant có thể làm các phế nang xẹp xuống
Thiếu chất Surfactant có thể làm các phế nang xẹp xuống

Nếu có vấn đề với chất liệu này (chẳng hạn như nếu cơ thể bạn không tạo đủ), các phế nang có thể xẹp xuống. Khi điều đó xảy ra, nó được gọi là phổi xẹp do dính. Nó có thể được gây ra bởi các vấn đề nghiêm trọng về phổi như hội chứng suy hô hấp hoặc phổi bị tràn máu.

3. Sẹo phổi

Loại xẹp phổi này là khi mô tạo nên phổi của bạn có những vết sẹo khiến chúng không thể giữ được nhiều không khí như bình thường. Sẹo này có thể xảy ra do một số tình trạng phổi nghiêm trọng như bệnh sarcoidosis.

 Bệnh sarcoidosis
Bệnh sarcoidosis

4. Xẹp do thay thế

Đây là khi các phế nang của bạn bị lấp đầy bởi một khối u. Điều đó làm xẹp một vùng phổi của bạn.

5. Xẹp do tăng tốc

Khi phi công máy bay phản lực bay thẳng lên rất nhanh (từ 5 đến 9 lực G), gia tốc có thể đóng đường dẫn khí trong phổi của họ, dẫn đến loại xẹp phổi này. Nó có thể khiến bạn khó thở, đau ngực và ho.

Xẹp phổi có nguy hiểm không?

Tiên lượng của tình trạng phổi bị xẹp phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả nguyên nhân gây ra xẹp phổi. Sau khi điều trị, phổi xẹp thường bắt đầu hoạt động trở lại bình thường. Nhưng tình trạng có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn trong một số trường hợp.

Nguyên nhân nào có thể làm cho phổi bị xẹp?

Phổi có thể bị xẹp do nhiều nguyên nhân. Bất kỳ tình trạng nào khiến bạn khó thở sâu hoặc ho đều có thể dẫn đến xẹp phổi. Những nguyên nhân có thể gặp bao gồm:

  • Phẫu thuật là nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người bị xẹp phổi. Phổi bị xẹp có thể xảy ra trong hoặc sau bất kỳ quy trình phẫu thuật nào. Các thủ thuật này thường liên quan đến việc sử dụng thuốc gây mê và máy thở. Sau đó là thuốc giảm đau và thuốc an thần.
  • Tăng áp lực lồng ngực: Áp lực từ bên ngoài phổi có thể khiến bạn khó hít thở bình thường. Có thể do xương bị biến dạng, nẹp chặt hoặc bó bột cơ thể.
  • Tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi.
  • Sẹo phổi còn được gọi là xơ phổi. Bệnh này thường do nhiễm trùng phổi lâu dài, chẳng hạn như bệnh lao. Tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích, bao gồm khói thuốc lá, cũng có thể gây ra bệnh này. Sẹo này là vĩnh viễn và khiến phế nang khó phồng lên.
  • Đường thở bị tắc nghẽn cũng có thể làm cho phổi bị xẹp. Nếu không khí không thể đi qua chỗ tắc nghẽn, phần phổi bị ảnh hưởng có thể bị xẹp. Chất nhầy hoặc dị vật hít vào có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.
v  Đường thở bị tắc nghẽn cũng có thể làm cho phổi bị xẹp
Đường thở bị tắc nghẽn cũng có thể làm cho phổi bị xẹp

Những yếu tố nguy cơ làm cho phổi có thể bị xẹp

Phổi của một số người có thể có nhiều nguy cơ bị xẹp hơn những người khác. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
  • Một bệnh phổi lâu dài, mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Các tình trạng làm tổn thương dây thần kinh và cơ của người bệnh. Chẳng hạn như chấn thương tủy sống hoặc chứng loạn dưỡng cơ.
  • Bệnh tật hoặc chấn thương khiến bệnh nhân khó thở hoặc khó nuốt.
  • Thuốc ảnh hưởng đến hô hấp của bạn (ức chế hô hấp).
  • Béo phì.
  • Sử dụng oxy trong thời gian dài.
  • Nghỉ ngơi dài hạn trên giường.
  • Người cao tuổi.
 Phổi bị xẹp do nằm lâu
Phổi bị xẹp do nằm lâu

Những triệu chứng của tình trạng phổi bị xẹp

Các triệu chứng của xẹp phổi từ không rõ ràng đến rất nghiêm trọng. Tùy thuộc vào mức độ phổi của người bệnh bị ảnh hưởng và tốc độ phát triển của phổi. Nếu chỉ có một vài phế nang bị ảnh hưởng hoặc nó xảy ra từ từ, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.

Khi xẹp phổi liên quan đến nhiều phế nang hoặc diễn ra nhanh chóng, người bệnh sẽ không có đầy đủ oxy cho máu. Hàm lượng oxy trong máu thấp có thể dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Khó thở.
  • Đau tức ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu hoặc ho.
  • Thở nhanh.
  • Tăng nhịp tim.
  • Da, môi, móng tay hoặc móng chân màu xanh tím.
  • Đôi khi, viêm phổi có thể phát triển ở phần phổi bị ảnh hưởng. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể có các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi. Chẳng hạn như ho có đàm, sốt và đau ngực.
 Xẹp phổi không có triệu chứng trừ khi thiếu oxi máu hoặc viêm phổi
Xẹp phổi không có triệu chứng trừ khi thiếu oxi máu hoặc viêm phổi

Biến chứng

Một vùng nhỏ của xẹp phổi, đặc biệt là ở người lớn, thường có thể điều trị được. Các biến chứng sau có thể xảy ra do phổi bị xẹp:

  • Oxy trong máu thấp (giảm oxy máu). Phổi bị xẹp làm cho phổi của người bệnh khó khăn hơn trong việc đưa oxy đến các túi khí (phế nang).
  • Viêm phổi. Nguy cơ mắc bệnh viêm phổi của người bệnh vẫn tiếp tục cho đến khi hết xẹp phổi. Chất nhầy trong phổi bị xẹp có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Suy hô hấp. Mất một thùy hoặc toàn bộ phổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh hoặc người bị bệnh phổi, có thể đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán xẹp phổi như thế nào?

Để chẩn đoán phổi xảy ra tình trạng bị xẹp, bác sĩ bắt đầu bằng cách hỏi bệnh sử của bệnh nhân. Họ tìm kiếm mọi tình trạng phổi trước đây mà người bệnh đã từng mắc phải. Hoặc bất kỳ cuộc phẫu thuật nào trong khoảng thời gian gần đây.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ cố gắng thăm khám kỹ hơn về việc phổi của người bệnh đang hoạt động như thế nào. Để làm điều này, bác sĩ chuyên khoa có thể:

  • Kiểm tra nồng độ oxy trong máu của người bệnh bằng máy đo oxy, một thiết bị nhỏ vừa vặn ở đầu ngón tay.
  • Lấy máu từ động mạch, thường là ở cổ tay và kiểm tra nồng độ oxy, carbon dioxide và hóa học máu bằng xét nghiệm khí máu.
  • Chụp X Quang phổi.
  • Chụp CT để kiểm tra nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn, chẳng hạn như khối u trong phổi hoặc đường thở của người bệnh.
  • Thực hiện nội soi phế quản. Bao gồm việc đưa một máy ảnh, nằm ở đầu của một ống mềm, mỏng, qua mũi hoặc miệng và vào phổi của người bệnh.
 Hình ảnh phổi bị xẹp trên X Quang
Hình ảnh phổi bị xẹp trên X Quang

Điều trị

Điều trị xẹp phổi phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn.

1. Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp phổi bị xẹp không cần phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị sau:

Vật lý trị liệu lồng ngực

Điều này liên quan đến việc di chuyển cơ thể của bạn sang các vị trí khác nhau. Đồng thời sử dụng chuyển động gõ, rung hoặc mặc áo rung để giúp nới lỏng và thoát chất nhờn. Nó thường được sử dụng cho tình trạng phổi bị xẹp do tắc nghẽn hoặc sau phẫu thuật. Phương pháp điều trị này cũng thường được sử dụng ở những người bị xơ phổi.

Nội soi phế quản

Bác sĩ có thể đưa một ống nhỏ qua mũi hoặc miệng vào phổi của người bệnh để loại bỏ dị vật hoặc làm sạch nút nhầy. Điều này cũng có thể được sử dụng để loại bỏ một dị vật khỏi đường thở.

 Nội soi phế quản
Nội soi phế quản

Bài tập thở

Các bài tập hoặc thiết bị, chẳng hạn như một máy đo phế dung, buộc bạn phải hít thở sâu và giúp mở ra các phế nang. Điều này đặc biệt hữu ích cho phổi bị xẹp sau phẫu thuật.

Dẫn lưu

Nếu phổi của người bệnh bị xẹp là do tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể cần dẫn lưu khí hoặc chất lỏng từ phổi của người bệnh. Để loại bỏ chất lỏng, họ có thể sẽ đâm một cây kim qua lưng, giữa các xương sườn của người bệnh vào nơi tràn dịch.

 Dẫn lưu tràn dịch màng phổi
Dẫn lưu tràn dịch màng phổi

Để loại bỏ không khí, bác sĩ có thể cần phải chèn một ống nhựa, được gọi là ống ngực, để loại bỏ không khí hoặc chất lỏng thừa. Có thể phải để ống dẫn lưu ngực trong vài ngày trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

2. Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp ít gặp, bạn có thể phải cắt bỏ một vùng nhỏ hoặc thùy phổi của mình. Điều này thường chỉ được thực hiện sau khi thử tất cả các phương án khác hoặc trong trường hợp liên quan đến phổi bị sẹo vĩnh viễn.

Xẹp phổi không phải là một bệnh là một hậu quả của nhiều bất thường ở phổi. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả phức tạp. Để hạn chế nguy cơ phổi bị xẹp, bạn nên bỏ thuốc lá. Đồng thời đi khám để được điều trị kịp thời những bệnh lý về phổi.

Từ khóa » Xơ Xẹp