NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ TRONG BẦU CỬ - UBND Huyện A Lưới
Có thể bạn quan tâm
| |||||
Tin tức - Sự kiện Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin tuyên truyền Quy hoạch, chiến lược, KH dài hạn Thông tin dự án Danh bạ cơ quan Lịch công tác ký tự Tiếp nhận ý kiến Menu văn bản ký tự Liên kết website Chính phủCổng TTĐT Chính phủTỉnh ủy, UBND tỉnhTỉnh ủy Thừa Thiên HuếUBND tỉnh Thừa Thiên HuếSở, Ban, Ngành | |||||
Hoạt động HĐND huyệnNGUYÊN TẮC DÂN CHỦ TRONG BẦU CỬ - Yếu tố quyết định thành công bầu cử của Việt NamNgày cập nhật 20/05/2021 Đảng đã có sự lãnh đạo sáng suốt, tập trung, thống nhất trong việc thực hiện triệt để nguyên tắc dân chủ trong bầu cử. Có thể khẳng định, nguyên tắc dân chủ là yếu tố tiên quyết cho sự thành công, từ đó lựa chọn ra được những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Có thể khẳng định dân chủ là bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước ta. Nguyên tắc dân chủ trong bầu cử ở nước ta thể hiện rõ ở quyền bình đẳng dân tộc của mỗi công dân và ở hình thức, cách thức thực hiện bầu cử. Quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta đã được hiến định rõ tại Hiến pháp qua các thời kỳ khác nhau. Điều 6 Hiến pháp 1946 đã ghi: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị - kinh tế - văn hóa”. Lời nói đầu bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định: "Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới. Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ". Hiến pháp năm 1946 cũng đồng thời xác lập các nguyên tắc quan trọng và rất tiến bộ của công tác bầu cử, đó là chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín (Ðiều 17); nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Ðiều 20). Hiến pháp 2013 hiến định sâu sắc quyền dân chủ trong bầu cử của công dân. Cụ thể, Ðiều 27, Hiến pháp 2013 quy định: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân". Qua đó, mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, vùng miền, nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính đều có quyền bình đẳng như nhau, được tự do tham gia ứng cử nếu trên 21 tuổi và bầu cử nếu trên 18 tuổi. Chỉ những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự mới không được ghi tên vào danh sách cử tri (Ðiều 30, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND năm 2015). Đây là những nền tảng vô cùng quan trọng tạo nên thành công của các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của nước ta suốt 75 năm qua. Trong nhiều khóa Quốc hội trở lại đây, các đại biểu tự ứng cử, các đại biểu là người ngoài Đảng ngày càng có năng lực với nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động lập pháp của Quốc hội. Thậm chí có những đại biểu tự ứng cử 3, 4 nhiệm kỳ mà vẫn đạt số phiếu tín nhiệm cao. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất của tính minh bạch, dân chủ và không cản trở gì người tự ứng cử và người ngoài Đảng ứng cử. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, công tác bầu cử dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được tổ chức khoa học, chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc dân chủ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cả xã hội, cũng như phát huy quyền làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân. Ðể bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong hoạt động bầu cử, vai trò của MTTQ Việt Nam đã phát huy hiệu quả trong việc thực hiện hiệp thương dân chủ. Hiệp thương dân chủ luôn giữ vai trò rất quan trọng, vì chỉ dựa trên cơ sở hiệp thương dân chủ mới tập hợp được ý chí, nguyện vọng của mọi thành viên xã hội, giúp các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước thật sự phát huy vai trò trong cuộc sống. Bốn nguyên tắc bầu cử: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín được thực hiện triệt để. Nguyên tắc phổ thông: Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử bảo đảm mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật), đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử. Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử. Đối với Việt Nam, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định đối với việc bầu cử đại biểu Quốc hội: (1) Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, được Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; (2) Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân; (3) Thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật); (4) Mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri; (5) Danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là 40 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; (6) Danh sách ứng cử viên cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn. Nguyên tắc bình đẳng: Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau, không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo… Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu phù hợp. Nguyên tắc trực tiếp: Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu. Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài đối với việc thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri. Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, các nước thường quy định việc bỏ phiếu kín và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân nước ta quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Việc thực hiện bốn nguyên tắc bầu cử nói trên là một nét ưu việt của chế độ dân chủ trong bầu cử ở nước ta. Qua 14 kỳ bầu cử từ năm 1946 đến nay, nhiều người tự ứng cử đã được lựa chọn, đưa vào danh sách chính thức (như: bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII năm 2011 có 82 người tự ứng cử; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV năm 2016 có 162 người tự ứng cử,...) và nhiều người đã trúng cử. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 23/5/2021. Mỗi người Việt Nam có lương tri và có trách nhiệm cần phát huy nguyên tắc dân chủ trong bầu cử để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./. Theo.hoidongbaucu.quochoi.vn Gửi tin qua email In ấnCác tin khácHướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 (19/05/2021)Chuẩn bị tốt nhất cho ngày bầu cử (17/05/2021)Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch và đảm bảo tiến độ công tác bầu cử (17/05/2021)Cử tri - Lớp sàn lọc tốt nhất lời hứa của người ứng cử (17/05/2021)Phương án phòng chống dịch covid-19 phục vụcông tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (17/05/2021)Tăng cường công tác đảm bảo ANTT bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (17/05/2021)Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện A Lưới đẩy mạnh công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 (17/05/2021)Công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (17/05/2021)A Lưới: Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 -2026 tại huyện A Lưới (12/05/2021)Ứng cử viên Đại biểu HĐND huyện tiếp xúc cử tri vận động bầu cử tại xã A Roàng (12/05/2021)« Trước12345Sau »
| |||||
|
Từ khóa » Nguyên Tắc Phổ Thông đầu Phiếu Là Gì
-
Phổ Thông đầu Phiếu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Tắc Phổ Thông đầu Phiếu Là Gì? - Thành Đoàn
-
Từ điển Tiếng Việt "phổ Thông đầu Phiếu" - Là Gì?
-
Bốn Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Bầu Cử | .vn
-
Bốn Nguyên Tắc Lớn Trong Bầu Cử - Tạp Chí Tòa án
-
Phiếu Phổ Thông Và Phiếu đại Cử Tri Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Hiểu đúng Về Nguyên Tắc Dân Chủ Trong Bầu Cử
-
Các Nguyên Tắc Bầu Cử Và điểm Mới đáng Chú ý Trong Công Tác Bầu ...
-
Bốn Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Bầu Cử - Báo Quảng Bình
-
4 Nguyên Tắc Cơ Bản Quyết định Tính Hợp Pháp Trong Bầu Cử
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Bầu Cử ở Nước Ta Hiện Nay
-
Tính Dân Chủ Trong Nguyên Tắc Phổ Thông, Bình đẳng, Trực Tiếp Và Bỏ ...
-
Tìm Hiểu Nguyên Tắc Bầu Cử Trong Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và ...
-
Ý Nghĩa Từ Những Sắc Lệnh Bầu Cử Của Cuộc Tổng Tuyển Cử đầu Tiên ...