- Trang chủ
- Giới thiệu
- Bản đồ hành chính
- Đơn vị hành chính
- Thành tựu - Tiềm năng phát triển
- Lịch sử - Văn hóa
- Điều kiện tự nhiên - xã hội
- Tin tức - Sự kiện
- Tin tổng hợp
- Chính trị
- Giáo dục
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội
- Lịch làm việc
- Thành ủy
- HĐND - UBND thành phố
- Tổ chức bộ máy
- Các ban - Đơn vị trực thuộc
- Các tổ chức cơ sở Đảng
- Thành ủy
- Hỏi đáp
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Bản đồ hành chính
- Đơn vị hành chính
- Thành tựu - Tiềm năng phát triển
- Lịch sử - Văn hóa
- Điều kiện tự nhiên - xã hội
- Tin tức - Sự kiện
- Tin tổng hợp
- Chính trị
- Giáo dục
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội
- Lịch làm việc
- Thành ủy
- HĐND - UBND thành phố
- Tổ chức bộ máy
- Các ban - Đơn vị trực thuộc
- Các tổ chức cơ sở Đảng
- Thành ủy
- Hỏi đáp
, 24/11/2024 Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 - Bí thư Thành ủy Bắc Ninh Tạ Đăng Đoan tham quan các hoạt động văn hóa đường phố - Hội nghị thông tin báo cáo viên và giao ban tư tưởng tháng 11 - Hội nghị họp đánh giá tiến độ thực hiện các dự án giao đất dân cư dịch vụ trên địa bàn phường Khắc Niệm, Vạn An Ý nghĩa từ những sắc lệnh bầu cử của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội
2022-01-06 15:59:50 Số lượt xem 14218 Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 06/01/1946) là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta. Các sắc lệnh đầu tiên về bầu cử tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa, để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần ngày càng hoàn thiện chế độ bầu cử ở nước ta. Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là tổ chức càng sớm càng hay cuộc tông tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội. Quốc hội đó - là cơ quan có quyền lực tối cao của nhân dân - sẽ cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp dân chủ. Đã hơn 70 năm kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên nhưng ý nghĩa, bài học thành công từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là những quy định của các sắc lệnh đầu tiên về Tổng tuyển cử.
Quy định những nguyên tắc bầu cử tiến bộ, dân chủ Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân cho Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội (Quốc hội). Đây là văn bản pháp luật đầu tiên về bầu cử.
Số báo đặc biệt của Quốc hội ra ngày Tổng tuyển cử (Ảnh tư liệu) Bản Sắc lệnh quy định: trong một thời hạn hai tháng kể từ ngày ký sắc lệnh này sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội. Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường. Số đại biểu của quốc dân đại hổi ấn định là 300 người. Quốc dân đại hội sẽ có toàn quyền ấn định hiến pháp cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Một Uỷ ban để dự thảo thể lệ cuộc tổng tuyển cử sẽ thành lập. Để dự thảo một bản hiến pháp đệ trình Quốc hội, một Uỷ ban khởi thảo hiến pháp 7 người sẽ thành lập. Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền phụ trách thi hành sắc lệnh này. Sắc lệnh số 39-SL ngày 26/9/1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử gồm 9 người, trong đó có đại diện của các ngành, các giới . Ngày 17/10/1945, Sắc lệnh số 51-SL được ban hành ấn định thể lệ tổng tuyển cử. Với các quy định về ngày mở cuộc tổng tuyển cử, quyền bầu cử và ứng cử, vận động tuyển cử, đơn vị tuyển cử, danh sách ứng cử, danh sách bầu cử, tổ chức bầu cử, trường hợp đặc biệt, điểm phiếu, kiểm soát cuộc bầu toàn tỉnh/thành phố, khiếu nại và triệu tập Quốc dân đại hội (Quốc hội ngày nay). Các quy định này quy định tương đối tổng thể, toàn diện như luật bầu cử ngày nay. Sắc lệnh 51 ấn định ngày mở cuộc tổng tuyển cử là 23/12/1945. Sắc lệnh quy định tất cả những công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử. Đơn vị bầu cử là các tỉnh và sáu thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Sài Gòn - Chợ Lớn cũng đứng riêng làm đơn vị tuyển cử như các tỉnh, ấn định số đại biểu được bầu cử tại tỉnh, thành phố (tổng cộng 329 đại biểu). Danh sách ứng cử sẽ do Uỷ ban nhân dân tỉnh (hay thành phố) phụ trách lập lên. Danh sách bầu cử sẽ do Uỷ ban nhân dân làng hay khu phố phụ trách lập nên. Cử tri sẽ bầu bằng phiếu kín. Phải có một phần tư (1/4) số cử tri toàn tỉnh (trong thành phố) có đi bầu thì cuộc bầu cử mới có giá trị. Nếu không sẽ có cuộc bầu cử thứ hai. Những người ứng cử phải được hơn nửa (>1/2) số phiếu bầu hợp lệ thì mới được trúng cử. Kèm theo Sắc lệnh này là Bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Sắc lệnh số 71 ngày 2/12/1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người ứng cử: Vì hoàn cảnh giao thông khó khăn, người ứng cử có thể gửi ngay đơn cho Uỷ ban nhân dân nơi minh cư chú và yêu cầu Uỷ ban ấy điện cho Uỷ ban nhân dân nơi mình xin ứng cử, đơn và giấy chứng thực đủ điều kiện sẽ do Uỷ ban nhân dân nơi mình cư trú chuyên sau cho Uỷ ban nhân dân nơi mình ứng cử. Với những quy định này cho thấy, cuộc Tổng tuyển cử, tuy là lần đầu tiên ở nước ta, nhưng đã thể hiện một cách đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử dân chủ và tiến bộ là nguyên tắc phổ thông (tự do bầu cử, ứng cử của công dân), bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín mà không phải bất kỳ một nước dân chủ nào ngay từ đầu đều có thể làm được. Sắc lệnh số 72 cùng ngày quy định bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu. Để tạo điều kiện cho những người có quyền ứng cử và có nguyện vọng ứng cử có đủ thời gian ứng cử và vận động tuyên cử, ngay 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946. Trước ngày Tổng tuyển cử một ngày, ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã thành công trên phạm vi cả nước. Trong cả nước, có 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, phổ biến là 80%, nhiều nơi đạt 95%. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Quốc hội đã cử ra Chính phủ chính thức, ấn định cho Việt Nam một Hiến pháp dân chủ. Thắng lợi đó là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thế quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ đoàn kết ".
Cử tri bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa I ngày 06/01/1946 (Ảnh tư liệu) Thắng lợi của Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là "kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dùng phần đầu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kê già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc".
Quy định chặt chẽ về tổ chức bầu cử Có thể thấy ngay từ những ngày đầu những nguyên tắc tiến bộ về bầu cử, ứng cử từ đầu của công dân như: không phân biệt trai, gái, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo; bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín... đã được khẳng định trong Hiến pháp, được thể chế hoá trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội sau này. Bên cạnh những nguyên tắc bầu cử tiển bộ, các sắc lệnh đã quy định tương đối chặt chẽ về quy trình, thủ tục bầu cử. Về đơn vị bầu cử, Sắc lệnh quy định đơn vị tuyển cử là tỉnh, nghĩa là dân trong mỗi tỉnh bầu thẳng đại biểu tỉnh mình vào Quốc dân đại hội; số đại biểu một tỉnh (hay thành phố) thì căn cứ vào dân số tỉnh (hay thành phố) ấy mà ấn định, trừ một vài thành phố đặc biệt quan trọng số đại biểu có tăng lên ít. Bảng tổng kê số đại biểu các tỉnh và thành phố có đính theo Sắc lệnh này. Về danh sách ứng cử, Sắc lệnh quy định, người ứng cử được tự do ứng cử nơi mình chọn lấy nhưng chỉ một nơi. Số lượng ứng cử viên cho mỗi đơn vị bầu cử không bị hạn chế. Người ứng cử chỉ cẩn gửi thẳng lên Uỷ ban nhân dân tỉnh (tỉnh nơi mà mình ra ứng cử) (hay thành phố) đơn ứng cử (có ghi rõ địa chỉ) kèm theo một tờ giấy của Uỷ ban nhân dân địa phương (nguyên quán hoặc nơi trú ngụ) chứng nhân là đủ điều kiện ứng cử. Danh sách ứng cử sẽ do Uỷ ban nhân dân tỉnh (hay thành phố) phụ trách lập lên và chậm nhất là 12 ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân tỉnh (hay thành phố) phải niêm yết danh sách những người ứng cử tại các nơi công cộng ở tỉnh lỵ hoặc ở thành phố. Về danh sách cử tri, đây là văn bản ghi nhân quyền bầu cử của công dân và là căn cứ để xác định giá trị của cuộc bầu cử và tính kết quả bầu cử. Sắc lệnh quy định, danh sách bầu cử sẽ do Uỷ ban nhân dân làng hay khu phố phụ trách lập nên. Mỗi cử tri chỉ được đi bầu một nơi hoặc ở nguyên quán, hoặc ở một nơi mà cử tri đã trú ngụ ít nhất là 3 tháng tính đến ngày bầu cử. Chậm nhất là 10 hôm trước ngày bỏ phiếu , Uỷ ban nhân dân làng, tỉnh, lỵ (hay khu phố) phải yết danh sách tất cả các người có quyền đi bầu cử (cử tri) trong làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) ở những nơi công cộng. Sau khi yết danh sách bầu cử, trong hạn 3 ngày, dân làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) có quyền khiếu nại. Chậm nhất là 2 ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) phải cấp cho những người có tên trong danh sách, mỗi người một cái thẻ đi bầu có đóng dấu của Uỷ ban nhân dân. Về tổ chức bầu cử, Sắc lệnh quy định Uỷ ban nhân dân làng , tỉnh lỵ (hay khu phố) sẽ triệu tập một ban phụ trách cuộc bầu cử hai ngày trước ngày bỏ phiếu gồm có một đại biểu của Uỷ ban nhân dân và những đại biểu của các giới trong làng, tỉnh lỵ (hay khu phố) nông dân, công nhân, thương nhân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão v.v... Ban phụ trách cuộc bầu cử biệt lập, chứ không thuộc quyền Uỷ ban nhân dân. Ngày bầu cử, sẽ bỏ phiếu từ 7 giờ đến 18. Nơi bỏ phiếu sẽ là trụ sở Uỷ ban nhân dân làng, tỉnh lỵ, hay khu phố. Mỗi cử tri phải thân hành đi bầu, không được uỷ quyền, cũng không được bầu bằng cách gửi thư. Cử tri sẽ bầu bằng phiếu kín. Về kiểm phiếu và công bố kết quả, Sắc lệnh quy định phiếu bầu sẽ điểm và kiểm soát ngay ở làng, tỉnh lỵ hay khu phố trước công chúng, ngay sau lúc bỏ phiếu xong. Làm bản thống kế các phiếu xong, thì ban phụ trách cuộc bầu cử phải lập biên bản. Năm ngày trước ngày bẩu cử Uỷ ban nhân dân tỉnh (không phải tỉnh lỵ) triệu tập một ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh gồm có một đại biểu của Uỷ ban nhân dân tỉnh và những đại biểu của các giới trong tỉnh (nông dân, công nhân, thương nhân, phụ nữ, phụ lão, thanh niên, v.v...) và là những người không ra ứng cử. Ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh (hay thành phố) cũng biệt lập, không thuộc quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh (hay thành phố). Ban kiểm soát thu thập biên bản các làng hay khu phố gửi tới và làm biên bản tổng thống kê các số phiếu. Phải có một phần tư (1/4) sổ cử tri (người có quyền bầu cử) toàn tỉnh hay thành phố có đi bầu thì cuộc bầu cử mới có giá trị. Nếu không, sẽ có cuộc bầu cử thứ hai. Ban kiểm soát cuộc bầu cử toàn tỉnh hay thành phố tuyên bố kết quả cuộc bầu cả lần thứ nhất ở tỉnh lỵ, ở phủ, huyện, châu và ở các làng. Uỷ ban nhân dân tỉnh hay thành phố báo cáo danh sách những người được trúng cử đại biểu của tỉnh hay thành phố dự vào Quốc dân đại hội, cho yết danh sách ấy ở tỉnh, phủ, huyện, làng và khu phố.
Sau tổng tuyển cử, nhân dân đã bầu ra 333 đại biểu (Ảnh tư liệu) Đặc biệt, Sắc lệnh đã có quy định về vận động bầu cử. Theo đó, được tự do vận động những cuộc vận động không được trái với nền Dân chủ cộng hoà. Những cuộc tuyên truyền vận động có tính cách phương hại đến nền độc lập và cuộc trị an đều bị cấm. Quy định này là cơ sở để công tác tuyên truyền, vận động bầu cử, không chỉ đề người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Tổng tuyển cử, các quy định về tổng tuyển cử, động viên nhân dân đi bầu cử, mà còn để cho các ứng viên được tuyên truyền, vận động, cổ động cho mình. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 là sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới; là sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng những quy định trong các sắc lệnh đầu tiên về bầu cử cùng với thực tiễn tổ chức bầu cử đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được chắt lọc, vận dụng vào công tác bầu cử Quốc hội những nhiệm kỳ tiếp theo./.
Bảo Yến Nguồn: Quochoi.vn Tin mới hơn - Lý Tự Trọng - một thanh niên xuất sắc, anh hùng sống mãi trong lòng dân tộc - Hai Bà Trưng - Hải Thượng Lãn Ông: Thân thế – Sự nghiệp – Thành tựu y học - Bài viết đầu tiên của Bác Hồ về Tết trồng cây - Tản mạn Tết xưa, Tết nay - Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930 - Cách mạng Tháng Mười Nga với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 - Ngày 2/9 được gọi là Ngày Quốc khánh từ khi nào? - Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 ra đời như thế nào? Tin cũ hơn - Học tập và noi gương đồng chí Lê Quang Đạo, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại - Đồng chí Nguyễn Văn Linh - người chiến sỹ Cộng sản kiên trung - Tư tưởng của Ph.Ăng-ghen - nền tảng xây dựng xã hội mới - V.I. Lênin – Nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới - Ánh sáng Tháng Mười - Phim tài liệu về CMT10 Nga - PHIM TÀI LIỆU: SỨC SỐNG BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Phim tài liệu: Ngọn đuốc thế kỷ - Phim tài liệu: Hồ Chí Minh Bài ca tự do - Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng và cách mạng Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
Văn bản - Tài liệu
Thành ủy
Các Ban xây dựng Đảng
- Ban Tuyên giáo - Ban Tổ chức - Ban Dân vận - Ủy ban kiểm tra Văn phòng Thành ủy
Trung tâm Chính trị
MTTQ & các đoàn thể nhân dân
Học tập và làm theo lời Bác
Văn bản - chính sách mới
Mô hình - điển hình
Thông tin tuyên truyền
Biển đảo quê hương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Bắc Ninh - Thành phố văn hiến và cách mạng
Thông tin sinh hoạt chi bộ
Hiến pháp và pháp luật
Tư liệu lịch sử
Video Liên kết website Liên kết website Tỉnh ủy Bắc Ninh Website Tỉnh Bắc Ninh Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam Báo điện tử nhân dân Báo điện tử ban tuyên giáo trung ương Cổng thông tin điện tử chính phủ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh Báo điện tử Bắc Ninh Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Ninh Quảng cáo Thống kê truy cập
| Đang online | 29 |
| Tất cả | 3095359 |
Cơ quan chủ quản: Thành ủy Bắc Ninh Địa chỉ: Số 10 đường Nguyên Phi Ỷ Lan, phường Suối Hoa, TP Bắc Ninh ĐT: (0222) 3 821.238; Fax: (0222) 3 874.274 | Chịu trách nhiệm nội dung: Đ/c Nguyễn Đức Hiện - Uỷ viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ, Trưởng Ban Biên tập Cơ quan Thường trực Ban Biên tập: Ban Tuyên giáo Thành ủy ĐT: (0222) 3 870.612 - Email: banbientap.thanhuy@gmail.com |