Nhà Thầu Là Gì? Phân Biệt Nhà Thầu Chính Và Nhà Thầu Phụ - Mogi
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực xây dựng, nhà thầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nhà thầu là gì? Hãy cùng Mogi tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về nhà thầu ngay sau đây nhé.
Nhà thầu là gì?
Muốn biết “nhà thầu là gì?”, chúng ta sẽ nói từ các bộ phận chính chịu trách nhiệm xây dựng một công trình. Đầu tiên là chủ đầu tư, tiếp theo là nhà thầu, sau đó là những bộ phận nhỏ như kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát, nhân viên xây dựng, …
Trong đó, nhà thầu là một tổ chức hoặc đơn vị có đủ kinh nghiệm, năng lực để xây dựng một công trình. Khi đó chủ đầu tư sẽ giao toàn bộ công việc thiết kế, thi công, xây dựng cho nhà thầu chịu trách nhiệm. Nhà thầu lại kết nối các bộ phận nhỏ lại để tạo thành một tổ chức lớn. Vậy có thể nói, nhà thầu có trách nhiệm chính trong việc xây dựng công trình và các dự án có liên quan đến công trình.
Chủ đầu tư và nhà thầu là gì?
Vậy chủ đầu tư và nhà thầu là gì? Nếu đã xem khái niệm trên thì chắc bạn cũng hiểu đây là hai đơn vị khác nhau. Chủ đầu tư là người nắm giữ tài chính để xây dựng công trình. Còn nhà thầu là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn thành quá trình xây dựng công trình đó.
Mối liên hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu là vô cùng chặt chẽ. Vì chủ đầu tư chỉ có thể yên tâm số tiền lớn vào tay một đội ngũ nhà thầu chuyên nghiệp, uy tín để hoàn tất công trình. Còn nhà thầu cũng phải tìm được những chủ đầu tư có dự án tốt.
>>>Tham khảo thêm: Lên kế hoạch xây nhà như thế nào để vẹn toàn nhất?
“Tổng thầu” và “Nhà thầu chính” khác nhau như thế nào?
Nhắc đến những khái niệm liên quan đến nhà thầu còn có “tổng thầu” và “nhà thầu chính”. Đây cũng là hai khái niệm khác nhau mà người làm trong ngành xây dựng không thể nhầm lẫn:
- Tổng thầu là khái niệm chỉ việc tham gia dự thầu xây dựng một công trình. Trong đó nhà thầu có thể chọn một hoặc nhiều gói thầu của dự án. Ví dụ như tổng thầu thiết kế, tổng thầu thi công, tổng thầu cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng, …
- Còn khái niệm nhà thầu chính chỉ việc đơn vị dự thầu không trực tiếp thực hiện thi công mà tiếp tục giao cho một đơn vị khác thực hiện (nhà thầu phụ).
Phân biệt giữa “nhà thầu chính” và “nhà thầu phụ”
Nếu đã xem những thông tin ở trên, vậy có phải bạn cũng muốn hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ của nhà thầu chính và nhà thầu phụ? Vậy Mogi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay sau đây.
Nhà thầu chính là gì?
Về nhà thầu chính, họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc thi công công trình. Nhà thầu chính sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Đồng thời họ cũng là người đứng tên khi dự thầu.
Nhà thầu phụ là gì?
Nhà thầu phụ là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia một hoặc nhiều hạng mục trong công trình. Nhà thầu phụ sẽ ký kết hợp đồng và nhận sự phân công công việc từ nhà thầu chính.
Nhà thầu có trách nhiệm như thế nào với công trình xây dựng?
Có thể thấy nhà thầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thi công công trình. Vậy những trách nhiệm cụ thể của nhà thầu là gì?
Đầu tiên, nhà thầu phải có trách nhiệm với chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng của toàn bộ công trình. Mọi hạng mục phải được hoàn thành đúng theo hợp đồng đã ký kết.
Không chỉ đảm bảo chất lượng mà các phương tiện, biện pháp thi công hay thiết bị sử dụng trong công trình đều do nhà thầu chịu trách nhiệm.
Khi đã trúng thầu, nhà thầu còn phải có trách nhiệm cung cấp đủ nhân công, vật tư theo thoả thuận với chủ đầu tư.
Và nhà thầu cũng phải có trách nhiệm ký kết hợp đồng, quản lý nhà thầu phụ (nếu có).
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Để triển khai một dự án xây dựng, chắc chắn bạn cần biết kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì. Đây là bản kế hoạch được lập ra dựa vào quy định của pháp luật. Dựa vào đó chủ đầu tư sẽ chọn lựa nhà thầu thích hợp và phê duyệt dự án, bắt đầu thi công công trình.
Một số nguyên tắc khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Về nguyên tắc lập kế hoạch, mục đích chính là đảm bảo việc đấu thầu diễn ra cạnh tranh công khai, công bằng, mang lại hiệu quả kinh tế. Vậy nên bản kế hoạch này phải tuân theo 3 nguyên tắc chính là:
- Đây là bản kế hoạch lập ra cho toàn bộ dự án. Hoặc bạn có thể lập kế hoạch cho một hoặc một số gói thầu trong dự án
- Trong kế hoạch phải ghi rõ số lượng gói thầu cũng như nội dung chi tiết
- Đảm bảo phân chia dự án, dự toán mua sắm theo đúng kỹ thuật. Trình tự thực hiện phải đồng bộ trong toàn dự án và phù hợp với quy mô đã được đề ra
>>>Tham khảo thêm: Công thức tính diện tích đất đơn giản và chính xác nhất 2022
Một số quy định về nội dung kế hoạch khi cần lựa chọn nhà thầu
Pháp luật đã quy định rõ ràng về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
- Nêu rõ tên gói thầu
- Giá của gói thầu
- Nêu rõ nguồn vốn và các vấn đề liên quan đến vốn để thanh toán cho nhà thầu
- Hình thức lựa chọn nhà thầu
- Phương thức chọn nhà thầu
- Thời gian tổ chức đấu thầu
- Loại hợp đồng
- Thời gian hợp đồng có hiệu lực
Trong bản kế hoạch phải đảm bảo đầy đủ các nội dung trên mới được coi là một bản kế hoạch lựa chọn nhà thầu hợp pháp.
Một số quy định hiện hành về trình tự lập kế hoạch khi lựa chọn nhà thầu
Để có thể lập nên bản kế hoạch hoàn chỉnh phải trải qua 3 giai đoạn sau:
- Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án cụ thể. Trong đó sẽ bao gồm một số giấy tờ như chứng nhận phê duyệt dự án, chứng nhận đầu tư, nguồn vốn của dự án, điều ước, thoả thuận quốc tế, …
- Giai đoạn hai là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên. Trong đó gồm các nội dung như tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, quyết định mua sắm đã được phê duyệt, nguồn vốn, dự toán khi mua sắm, đề án mua sắm, kết quả thẩm định của cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Và cuối cùng là kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải thực hiện song song hoặc sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm.
Các loại nhà thầu xây dựng phổ biến hiện nay
Muốn lựa chọn được nhà thầu thích hợp cho công trình. Dĩ nhiên chủ đầu tư phải hiểu rõ các loại nhà thầu phổ biến hiện nay. Ngoài ra, bản thân nhà thầu cũng cần hiểu rõ mục đích, đường hướng phát triển của mình.
- Phân loại theo vai trò: Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Cách này sẽ chia nhà thầu thành hai loại là chính và phụ
- Phân loại theo quốc tịch: Cụ thể ở đây là nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài. Hai loại nhà thầu này có sự khác biệt trong việc thành lập và tuân thủ theo pháp luật
- Phân loại theo tư cách: Cách này chia nhà thầu thành hai loại là nhà thầu độc lập và nhà thầu liên doanh
- Phân loại theo chức năng: Bao gồm nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu đánh giá thẩm định, và các nhà thầu khác.
>>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính giá nhân công xây dựng trên 1m2
Trở thành nhà thầu cần đáp ứng điều kiện này
Do sự cạnh tranh trong thị trường xây dựng nên việc các chủ đầu tư tổ chức đấu thầu là sự kiện rất phổ biến. Vậy có nguyên tắc nào để trở thành một nhà thầu uy tín, đáng tin cậy hay không? Đáp án là có và Mogi sẽ cung cấp cho bạn thông tin này ngay bây giờ.
Với các nhà thầu cá nhân, bạn cần đáp ứng được:
- Nhà thầy phải có năng lực hành vi dân sự dựa theo đúng quy định của pháp luật.
- Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu đấu thầu.
- Nhà thầu cá nhân phải có đăng ký hoạt động một cách hợp pháp.
- Tại thời điểm đấu thầu bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nhà thầu không nằm trong danh sách bị cấm đấu thầu.
Với các tổ chức, đơn vị dự thầu cần đáp ứng:
- Có đăng ký thành lập tổ chức. Phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về điều này.
- Hạch toán tài chính độc lập.
- Không nằm trong diện giải thể, phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả.
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu hoặc nằm trong danh sách ngắn.
- Bảo đảm tính cạnh tranh công bằng trong đấu thầu.
Một nhà thầu xây dựng có uy tín thương hiệu cần có những gì?
Trong các điều kiện trên, có 2 yếu tố rất quan trọng mà nhà thầu cần lưu ý:
- Đảm bảo về mặt pháp lý: Đây là yêu cầu tiên quyết để bạn và tổ chức có thể tham dự thầu. Giữa các nhà thầu không được cùng một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý. Ngoài ra các nhà thầu không có cổ phần hoặc góp vốn quá 20% của nhau mới được tham dự chung một gói thầu (trong trường hợp đấu thầu hạn chế).
- Độc lập về tài chính: Giữa nhà thầu, chủ đầu và bên gọi thầu không thể nắm giữ quá 30% cổ phần của nhau. Nhà thầu và nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó cũng không được có cổ phần hoặc góp vốn của nhau. Giữa hai bên không cùng có trên 20% cổ phần hoặc góp vốn của một tổ chức hay cá nhân thứ ba.
>>>Tham khảo thêm: Bản vẽ xây dựng là gì? Bản vẽ xây dựng gồm những gì?
Các hình thức thầu xây dựng
Nếu đã tìm hiểu được “nhà thầu là gì?” thì hẳn bạn cũng biết hiện nay có khá nhiều hình thức thầu xây dựng. Trong đó một số hình thức phổ biến đó là:
- Thầu thiết kế công trình
- Thầu thi công công trình đồng thời xây dựng công trình
- Thầu thiết kế đồng thời thi công công trình
- Thầu thiết kế, thi công đồng thời cung cấp các loại thiết bị xây dựng công trình
Tuỳ vào công trình xây dựng cụ thể cũng như quyết định của chủ đầu tư mà công trình sẽ có hình thức đấu thầu khác nhau. Vì vậy nếu đang là nhà thầu hoặc một đơn vị chủ đầu tư tìm kiếm nhà thầu thì bạn cũng hãy nghiên cứu thật kỹ để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé.
Hy vọng rằng những chia sẻ của Mogi đã giúp bạn hiểu rõ hơn “Nhà thầu là gì?”. Đừng quên tiếp tục cập nhật thêm nhiều tin tức bất động sản, xây dựng và kiến trúc hữu ích khác tại Mogi.vn ngay hôm nay.
>>>Xem thêm: Mọi khoản chi phí xây nhà cần biết và cách tính dễ hiểu, chính xác nhất
Từ khóa » Thầu Là Gì
-
Thầu Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Từ điển Tiếng Việt "thầu" - Là Gì?
-
Đấu Thầu Là Gì ? Khái Niệm đấu Thầu được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Đấu Thầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đấu Thầu Là Gì? Đặc điểm, Nguyên Tắc Và Các Phương Thức đấu Thầu?
-
Đấu Thầu Là Gì Những Thông Tin Cần Nắm Khi Tham Gia
-
Từ Thầu Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Nhà Thầu Là Gì? Có Những Loại Nhà Thầu Nào? - Luật Sư X
-
Dự Thầu Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Nhà Thầu Xây Dựng Là Gì? Tìm Hiểu Các Loại Nhà Thầu Trong Xây Dựng
-
Nhà Thầu Chính Là Gì? Một Số Thông Tin Cần Biết Về Nhà Thầu Xây Dựng
-
Nhà Thầu Là Gì? Chủ Thầu Là Gì ? Làm Những Nhiệm Vụ Gì ? - Tìm Việc
-
Đấu Thầu Là Gì - Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn CAF
-
Bên Nhận Thầu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật