Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Trống Bộc | Đọt Chuối Non
Có thể bạn quan tâm
Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Trống Bộc của người Việt/Kinh.
Trống Bộc là nhạc khí màng rung, chi gõ do người Việt/Kinh sáng tạo.
Thể loại Trống Bộc chỉ được bịt da một mặt, đường kính khoảng 10cm, đáy rộng hơn, đường kính khoảng 15cm không bịt da. Tang trống bằng gỗ, cao khoảng 6cm.
Âm thanh tiếng Trống Bộc đục, không vang. Khi diễn tấu, nhạc công dùng một dùi gõ vào mặt trống.
Trống Bộc được dùng để hòa tấu trong Dàn Nhạc Bát Âm.
Bát Âm hay thường gọi là Phường Bát Âm là dàn nhạc thường dùng trong các đám ma, đám rước lễ tại Việt Nam (phân biệt với Bát Âm của Trung Hoa). Theo cổ nhân quan niệm, chịu sự ảnh hưởng của Hán hóa, Bát Âm là tám chất liệu âm thanh gọi chung cho tám chủng loại nhạc cụ khác nhau trong âm nhạc cổ truyền.
Tám loại đó là:
1. Thạch 2. Thổ 3. Kim 4. Mộc 5. Trúc 6. Bào 7. Ti 8. Cách
Tương ứng với Bát quái:
1. Cấn 2. Khôn 3. Đoài 4. Chấn 5. Khảm 6. Tốn 7. Ly 8. Càn
Tuy tên gọi tám loại giống với Trung Hoa nhưng Bát Âm Việt Nam có nhiều khác biệt:
Thạch là các nhạc khí chế tác bằng đá như Đàn Đá, Khánh Đá. Thổ là các nhạc khí làm bằng đất như Trống Đất của dân tộc Cao Lan. Kim là nhạc khí có dây bằng sắt. Mộc là các nhạc khí bằng gỗ như Song Loan, Mõ. Trúc là nhạc khí dùng hơi thổi, chế tác từ cây trúc như Tiêu, Sáo. Bào là nhạc khí làm bằng vỏ quả bầu như Đàn Tính, Đàn Bầu. Ti là dây tơ, dùng cho các loại đàn dây như Đàn Hồ, Đàn Nhị… Cách là da, dùng gọi các loại trống mặt bịt bằng da như Trống Cái, Trống Đế, Trống Bộc, Trống Chầu.
Như vậy, danh từ Bát Âm dùng để phân loại nhạc khí theo chất liệu. Khi nhạc khí ngày một phát triển thì Bát Âm không còn chính xác như quan niệm cổ nữa. Một cây đàn khi gảy lên, âm thanh của nó đã mang tính tổng hợp của nhiều nguyện liệu chế tác.
Trong dân ca có câu:
“Tay tôi dạo năm cung đàn Tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng thiết tha.”
Hình ảnh điêu khắc được chạm nổi xung quanh tảng đá ở chân cột chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh vào đời nhà Lý có dàn bát âm cổ. Những nét chạm miêu tả sinh động các nghệ sĩ đang biểu diễn các nhạc cụ gồm: tiêu, sáo trúc, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, trống, phách.
Dưới đây mình có 3 clips nghệ thuật diễn tấu Trống Bộc để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia & VTT)
oOo
Trống Bộc và dàn nhạc bát âm
Dàn bát âm- Giáo phường ca trù Thăng Long:
Trống Bộc trong Múa Trống Bồng:
Share this:
- More
Related
Từ khóa » Chất Liệu Phường Bát âm
-
Bát âm - Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
-
Bát âm - Người Làm Báo Hưng Yên
-
Top 13 Chất Liệu Phường Bát âm
-
Bát âm – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Bát âm - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Giáo Xứ Trà Cổ - Nhân Dịp Phường Bát Âm Quay Lại đường...
-
CHẤT LIỆU DÙNG ĐỂ CHẾ TÁC NHẠC CỤ TRONG PHƯỜNG BÁT ...
-
Tìm Trống đất Trong Phường Bát âm Xưa - Báo Tuổi Trẻ
-
Phường BÁT ÂM 八音 - Home | Facebook
-
Từ điển Tiếng Việt "phường Bát âm" - Là Gì?
-
Batam
-
Từ Điển - Từ Bát âm Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm