Nhắc Lại định Nghĩa, Tính Chất Cơ Bản Của Bất đẳng Thức

Nhắc lại định nghĩa, tính chất cơ bản của bất đẳng thức

Ở bài viết này Timgiasuhanoi.com nhắc lại định nghĩa, tính chất cơ bản của bất đẳng thức để các em học sinh ghi nhớ áp dụng cho sau này.

Kiến thức tuy cơ bản nhưng các em bắt buộc phải nhớ.

1) Định nghĩa bất đẳng thức

Cho a và b là hai số thực. Khi đó: a nhỏ hơn b, kí hiệu a < b nếu a – b < 0 a lớn hơn b, kí hiệu a > b nếu a – b > 0 a nhỏ hơn hoặc bằng b, kí hiệu a ≤ b nếu a – b ≤ 0 a lớn hơn hoặc bằng b, kí hiệu a ≥ b nếu a – b ≥ 0 Ta gọi hệ thức dạng a < b (hay dạng a < b, a ≤ b, a ≥ b) là bất đẳng thức và a gọi là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức.

2) Các tính chất cơ bản của bất đẳng thức

* Tính chất 1: Tính chất phản xứng a  > b ⇔ b < a * Tính chất 2: Tính chất bắc cầu. a > b , b > c ⇒ a > c * Tính chất 3: Tính chất cộng với cùng một số. a > b ⇔ a + c > b + c Hệ quả: a + c > b ⇔ a > b – c * Tính chất 4: Tính chất cộng hai BĐT cùng chiều. a > c, b > d ⇒ a + b > c + d * Tính chất 5: Tính chất nhân với cùng một số khác 0 a > b, c > 0 ⇒ ac > bc a > b, c < 0 ⇒ ac < bc * Tính chất 6: Tính chất nhân hai BĐT cùng chiều. a > b ≥ 0 , c > d ≥ 0 ⇒ ac > bd * Tính chất 7: Các tính chất về luỹ thừa a > b ⇒ an > bn a > b ⇔ an > bn  với n lẻ. |a| > |b| ⇔ an > bn  với n chẵn.

Ôn thi Toán vào lớp 10 - Tags: bất đẳng thức, bđt
  • Dạng 5: Bài tập Hình tổng hợp

  • Dạng 4: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

  • Dạng 3: Phương trình và hệ phương trình

  • Dạng 2: Đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai

  • Dạng 1: Rút gọn biểu thức

  • Các dạng phương trình nghiệm nguyên và cách giải

  • Sử dụng phương pháp hình học để tìm GTLN, GTNN

Từ khóa » Tính Chất Bdt