Nhận Biết Bệnh Tiểu đường Qua Nước Tiểu Và điều Cần Biết! - Nutricare
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay tỉ lệ tử vong của bệnh tiểu đường đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật, chỉ xếp sau tim mạch và ung thư. Vậy làm sao để biết mình bị bệnh? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn cách nhận biết bệnh tiểu đường qua nước tiểu dựa vào mùi, màu và một số dấu hiệu đặc trưng. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
1. Nhận biết qua mùi của nước tiểu
Nếu bạn nhận thấy nước tiểu có mùi ngọt hoặc mùi của trái cây, điều này có nghĩa cơ thể bạn đang thải ra một số hóa chất như glucose, acid amin hay vi khuẩn và có dấu hiệu của sự tăng đường huyết, nhiễm toan ceton và liên quan tới bệnh lý tiểu đường. Việc nhận biết bệnh tiểu đường qua nước tiểu từ mùi gần như phần lớn bệnh nhân đều có thể cảm thấy nhưng đôi khi lại không nghĩ tới căn bệnh này.
1.1. Dấu hiệu tăng đường huyết và bệnh tiểu đường
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao bất thường. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho biết, lượng đường trong máu ở mức độ cho phép là từ 80 đến 130 mg/dL trước khi bạn ăn và <180 mg/dL trong vòng 2 giờ sau ăn [1]. Lượng đường trong máu cao là dấu hiệu nhận biết của cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2.
Khi lượng đường glucose trong máu của bạn quá cao, cơ thể sẽ tự động đào thải bớt qua đường tiết niệu, dẫn tới xuất hiện glucose trong nước tiểu. Khi đó, bạn sẽ ngửi thấy mùi ngọt hay mùi trái cây xuất hiện trong nước tiểu. Đây cũng là một trong dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn còn có thể làm thêm các phân tích nước tiểu hay xét nghiệm đường huyết tại các bệnh viện lớn để xác định bệnh lý và điều trị bệnh hiệu quả.
1.2. Dấu hiệu nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nước tiểu và hơi thở có mùi ngọt có thể là kết quả của nhiễm ceton do đái tháo đường (DKA), là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường. DKA xảy ra khi lượng đường huyết quá cao >1,8g/lít và cơ thể bạn không có đủ insulin để xử lý điều này. Khi đó, cơ thể bắt buộc phải đốt cháy chất béo dự trữ để tạo thành năng lượng. Quá trình đốt cháy chất béo sẽ giải phóng ra ceton, thể ceton này sẽ làm cho nước tiểu có mùi aceton (mùi ngọt hay mùi trái cây) đặc trưng.
Nhiễm toan ceton do tiểu đường thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường type 1 (do những người bệnh ở type 1 không thể tự sản sinh ra insulin), rất hiếm xảy ra ở type 2. Tình trạng này có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng xét nghiệm nước tiểu và que thử ceton huyết thanh.
1.3. Một số dấu hiệu khác không phải bệnh tiểu đường
Nước tiểu có mùi ngọt có thể là do nguyên nhân bệnh lý khác mà không phải bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng tiểu (Nhiễm trùng đường tiết niệu UTIs): là bệnh nhiễm trùng xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn Escherichia coli trong đường tiết niệu, khiến cho cơ thể tạo ra các phản ứng chống lại sự xâm nhập đó. Chính những vi khuẩn E.coli bị đào thải qua đường tiết niệu làm cho nước tiểu có mùi ngọt. Một số triệu chứng khác của bệnh như cảm giác muốn đi tiểu liên tục, tiểu sót….
- Hơi thở viêm gan: là tình trạng xảy ra do tác dụng phụ của bệnh gan, khiến cho hơi thở hoặc nước tiểu có mùi ngọt. Do đó, khi bạn nhận ra nước tiểu của mình có dấu hiệu bất thường, nên tới khám tại các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nước tiểu siro (keto acid niệu): là căn bệnh hiếm gặp ở các bé sơ sinh do rối loạn di truyền. Nước tiểu thường có mùi ngọt như caramen, siro. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn sơ sinh do khám sàng lọc sơ sinh, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm di truyền. Keto Acid niệu ngăn cản cơ thể phá vỡ các acid amin (hoạt động cần thiết để duy trì các chức năng của cơ thể) dẫn tới các bé suy yếu, chậm phát triển, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hôn mê và gây tổn thương não.
Có thể bạn quan tâm: Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không?
2. Nhận biết qua màu nước tiểu
Tiếp theo trong những cách nhận biết bệnh tiểu đường qua nước tiểu là từ màu sắc. Nước tiểu có màu bất thường được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Khi có quá nhiều đường glucose được đào thải ra qua đường tiết niệu, sẽ khiến một lượng đường không kịp đào thải và tích tụ trong nước tiểu gây nên tình trạng nước tiểu có màu đục. Ngoài ra, nước tiểu có màu đục có thể là biến chứng thận hư của bệnh tiểu đường.
2.1. Do quá nhiều đường trong máu
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính do lượng đường huyết tăng cao trong cơ thể. Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất ra hormone insulin giúp điều chỉnh và cân bằng lượng đường huyết. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin hoặc không sử dụng hiệu quả lượng insulin mà nó tạo ra, dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao.
Thận đóng vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải dư thừa, nên khi lượng đường trong máu quá cao sẽ được thận đào thải qua nước tiểu. Đây cũng chính là lý do vì sao nước tiểu của bạn có màu đục.
2.2. Dấu hiệu của bệnh thận mãn tính do tiểu đường
Trong một thời gian dài, thận phải làm việc quá sức do quá nhiều đường trong máu, điều này có thể dẫn tới bệnh thận mãn tính. Những người bị bệnh thận thường có nguyên nhân do màng lọc cầu thận bị tổn thương, khi đó, các phân tử có kích thước lớn như protein có thể chui lọt qua màng thận và xuất hiện ở nước tiểu. Chính sự xuất hiện của protein trong nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đục.
Theo thống kê của National Kidney Foundation, khoảng 30% tiểu đường type 1 và 10 – 40% tiểu đường type 2 sẽ bị bệnh suy thận [2].
2.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu do bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây tăng sự nhiễm trùng ở hệ tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hệ miễn dịch sẽ cử ra các tế bào bạch cầu đi tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Những tế bào bạch cầu bị chết đi sẽ được cơ thể bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu, gây nên màu đục của nước tiểu.
Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng, các tế bào sẽ tăng tiết dịch nhầy mủ (thỉnh thoảng có máu), đây cũng là một nguyên nhân khiến nước tiểu của nhiễm trùng đường tiết niệu có màu đục.
2.4. Một số nguyên nhân khác không phải bệnh tiểu đường
Nước tiểu có màu đục có thể do nguyên nhân khác, không phải bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như:
- Mất nước: Khi bạn bị mất nước, cơ thể sẽ giữ lại lượng nước tối đa nhất và hạn chế đào thải ra ngoài. Điều này sẽ làm cho nước tiểu ít đi, dễ bị cô đặc và gây kết tinh, dẫn đến có màu đục và sẫm màu hơn so với nước tiểu thường. Để tránh mất nước bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Viêm âm đạo: Là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do sự tấn công của một số vi khuẩn hay nấm gây ra. Nước tiểu có màu đục là do sự hiện diện của các tế bào bạch cầu mà cơ thể thải ra để chống lại nhiễm trùng. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới.
- Sỏi thận: Những viên sỏi thận được tích tụ từ muối và các chất khoáng bên trong cơ thể. Thông thường, chúng sẽ được đào thải qua đường tiết niệu. Nhưng khi quá to, viên sỏi sẽ gây tắc nghẽn và xây sát đường tiết niệu, từ đó gây nhiễm trùng và hình thành các dịch mủ gây nên hiện tượng nước tiểu đục.
- Ăn kiêng: Việc bạn uống nhiều sữa và ăn nhiều các thực phẩm giàu protein trong quá trình ăn kiêng cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu bạn có màu đục. Các thực phẩm giàu protein như thịt, đậu hay sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng photpho cao hơn so với các thực phẩm khác. Nhiều phosphatase có trong nước tiểu sẽ khiến nước tiểu của bạn bị đục
- Tuyến tiền liệt có vấn đề: Tuyến tiền liệt là tuyến nằm phía dưới bàng quang ở nam giới. Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng bị viêm hoặc nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt. Sự giải phóng các tế bào bạch cầu chữa thương, mủ hay dịch do dương vật tiết ra là nguyên nhân gây đục nước tiểu.
Tìm hiểu thêm thông tin bệnh nhân tiểu đường kiêng ăn gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Khám bệnh tiểu đường ở đâu?
3. Khát nước và đi vệ sinh nhiều – dấu hiệu bệnh tiểu đường
Cuối cùng trong danh sách những cách nhận biết bệnh tiểu đường qua nước tiểu là việc khát nước và đi vệ sinh nhiều. Khát nước và đi vệ sinh nhiều cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tại sao lại như vậy?
Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng vẫn khát. Ở những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu luôn tăng cao, do đó, có thể sẽ tự động lấy nước từ các tế bào nội mô đưa trực tiếp vào máu để pha loãng được lượng đường bị dư. Lúc này, các tế bào nội mô bị thiếu nước sẽ báo về trung ương thần kinh, gây kích thích não và báo hiệu ra ngoài cảm giác khát nước liên tục.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao sẽ gây áp lực lên thận, khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải bớt lượng đường ra ngoài, gây nên tình trạng đi vệ sinh nhiều. Nếu số lượng đi tiểu của bạn >10 lần/ngày, có thể bạn đã bị tiểu đường. Nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác bệnh lý và điều trị hiệu quả.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích tới bạn, giúp bạn nhận biết bệnh tiểu đường qua nước tiểu cùng các dấu hiệu bất thường về màu và mùi nước tiểu. Hãy ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để liên tục cập nhật những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe bạn nhé.
Từ khóa » Xet Nghiem Nuoc Tieu Co Biet Tieu Duong Khong
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Nói Gì Về Bệnh Tiểu đường? | Vinmec
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu Trong Bệnh Tiểu đường - Hello Bacsi
-
6 Xét Nghiệm để Chẩn đoán Phát Hiện đái Tháo đường.
-
Xét Nghiệm Glucose Niệu Có Hỗ Trợ Chẩn đoán Bệnh Tiểu đường Hay ...
-
Kiến Bu Nước Tiểu Có Phải Bị Bệnh Tiểu đường? Vì Sao?
-
Những Xét Nghiệm Tiểu đường Cơ Bản Giúp Dự đoán Sớm Bệnh
-
Các Dấu Hiệu để Nhận Biết Bệnh đái Tháo đường - Sở Y Tế Hà Giang
-
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU - ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Cẩm Nang Về Các Xét Nghiệm Bệnh Tiểu đường | TCI Hospital
-
Xét Nghiệm Tiểu đường Thai Kỳ Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu - DYM
-
Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số
-
Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Như Thế Nào? - Diag
-
Lượng đường Trong Máu, Lượng đường Trong Nước Tiểu, HbA1c Là Gì?