Những Xét Nghiệm Tiểu đường Cơ Bản Giúp Dự đoán Sớm Bệnh

Những xét nghiệm tiểu đường cơ bản có thể dự báo nguy cơ mắc bệnh trước 20 năm! Vì thế, bất cứ ai cũng có thể chủ động phòng chống căn bệnh “ngọt ngào”, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngày càng nhiều người mắc bệnh tiểu đường

Năm 2021 đánh dấu một cột mốc đáng buồn về lĩnh vực sức khỏe: bệnh tiểu đường đã trở thành đại dịch toàn cầu. Cách đây 100 năm, Insulin – loại thuốc giúp ức chế bệnh tiểu đường – được phát hiện… nhưng cho đến nay, tỷ lệ người cần dùng đến thuốc này vẫn ngày càng gia tăng.

ngày càng nhiều người mắc tiểu đường
Việc thu nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng tăng cao trên toàn thế giới

Theo số liệu do Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, hiện có khoảng 537 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh. Tỷ lệ này đang là 1/10, nghĩa là cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Tổ chức này cũng đưa ra dự đoán, năm 2024, trong 8 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh.

Tại Việt Nam, khoảng hơn 3,5 triệu người đang mắc đái tháo đường. Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Dự kiến số người mắc căn bệnh này ở nước ta sẽ tăng lên gần 6,3 triệu vào năm 2045.

Thống kê cũng cho thấy: hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam có biến chứng, trong đó 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. 

banner tâm anh quận 7 content

Thạc sĩ bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cảnh tỉnh: bệnh tiểu đường để lại nhiều biến chứng, đau tim, suy tim, đột quỵ, suy thận, mu mat, thậm chí tử vong. Đặc biệt, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người mắc bệnh tiểu đường.

Vì thế, việc xét nghiệm sớm để dự đoán trước tương lai mắc bệnh càng trở nên quan trọng.

Dịch COVID-19 làm tăng nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh tiểu đường 

Cả nhân loại vẫn đang gồng mình chống lại tác động tiêu cực về sức khỏe, kinh tế gây ra bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, loại biến chủng Omicron mới có khả năng siêu đột biến “chưa từng có”, tốc độ lây nhiễm mạnh hơn khoảng 500% so với biến thể Delta, thậm chí né tránh miễn dịch và vô hiệu hóa cả vaccine. Tính đến ngày 03/12, số ca tử vong vì đại dịch trên thế giới là 5.234.183; riêng Việt Nam đã hơn 25.658 ca. Phần đông trong số đó là những người không may mắc sẵn các bệnh lý nền. Và, người mắc bệnh tiểu đường là đối tượng nguy cơ khi nhiễm SARS-CoV-2.

Tháng 2/2021, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thống kê: 40% bệnh nhân tử vong do COVID-19 là người mắc bệnh tiểu đường. Chính COVID-19 đã khiến bệnh tiểu đường trở nặng. Chưa dừng lại, căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Đặc biệt, SARS-CoV-2 phát triển mạnh hơn khi lượng đường trong máu cao. Khi bị viêm nhiễm, lượng đường trong máu của người tiểu đường càng tăng cao, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Ngoài nhiễm COVID-19, người bệnh đái tháo đường còn dễ mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng da, lao phổi, nhiễm trùng tiết niệu (nam), nhiễm nấm âm đạo (nữ).

Do đó, tầm soát bệnh định kỳ thông qua các xét nghiệm và phát hiện sớm nguy cơ trước khi xuất hiện các triệu chứng có thể giúp giảm thiểu các biến chứng gây ra.

Các xét nghiệm cơ bản xác định bệnh tiểu đường*

Bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ: “Các xét nghiệm cơ bản để xác định sớm bệnh tiểu đường bao gồm: xét nghiệm đường máu lúc đói, đo HbA1C, kiểm tra dung nạp glucose….”. Do đó, người trên 30 tuổi nếu thừa cân, béo phì nên tầm soát bệnh tiểu đường mỗi năm.

dụng cụ xét nghiệm tiểu đường
Các xét nghiệm cơ bản giúp xác định những dấu hiệu sớm và dự báo trước tương lai mắc bệnh

Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm A1C đo mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng qua. A1C dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7 đến 6,4% cho thấy bạn bị tiền tiểu đường và 6,5% trở lên cho thấy bạn bị tiểu đường. (1)

Xét nghiệm đường máu lúc đói: Thực hiện xét nghiệm đường máu lúc đói tại thời điểm sau ăn 8 giờ, hoặc qua 1 đêm. Kết quả cho ra mức đường huyết lúc đói là 99 mg/ dL hoặc thấp hơn là bình thường, 100 đến 125 mg/ dL là tiền tiểu đường và 126 mg/ dL hoặc cao hơn là đã mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose: Phương pháp này đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ không ăn gì trong đêm trước khi xét nghiệm (khoảng 8 tiếng) để lấy máu xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu từ 140 mg/ dL trở xuống được coi là bình thường, 140 đến 199 mg/ dL là bị tiền tiểu đường và 200 mg/ dL hoặc cao hơn là bị tiểu đường.

Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Phương pháp này đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra. Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần nhịn ăn. Mức đường huyết từ 200 mg/ dL trở lên nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường.

Kết luận HbA1C Xét nghiệm đường máu lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên
Tiểu đường 6.5% trở lên 126 mg/dL trở lên 200 mg/dL trở lên 200 mg/dL trở lên
Tiền tiểu đường 5.7 – 6.4% 100 – 125 mg/dL 140 – 199 mg/dL NA
Bình thường Dưới 5.7% 99 mg/dL trở lên 140 mg/dL trở lên NA

Lưu ý: Kết quả cho bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khác nhau. Hỏi bác sĩ xem kết quả của bạn có ý nghĩa gì nếu bạn kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Nguồn: Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, bạn cũng có thể được xét nghiệm máu để tìm tự kháng thể (chất cho biết cơ thể bạn đang tự tấn công) thường có ở bệnh tiểu đường loại 1 nhưng không có ở người tiểu đường loại 2. Bạn có thể xét nghiệm nước tiểu để tìm xeton (được tạo ra khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng), đây cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường loại 1 thay vì loại 2.

Xét nghiệm sàng lọc glucose: Phương pháp này đo lượng đường trong máu tại thời điểm bạn được kiểm tra. Bạn sẽ uống một chất lỏng có chứa glucose và sau đó 1 giờ, máu của bạn sẽ được lấy để kiểm tra lượng đường trong máu. Kết quả bình thường là 140 mg/ dL hoặc thấp hơn. Nếu cao hơn 140 mg/ dL, bạn sẽ cần phải thực hiện bài kiểm tra dung nạp glucose.

Xét nghiệm máu mới giúp dự đoán bệnh tiểu đường loại 2 sớm đến gần 20 năm

Nếu xét nghiệm sớm giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường thì việc dự báo khả năng mắc bệnh từ trước đó cả gần 20 năm giúp bạn có thể chặn đứng nguy cơ bệnh tiểu đường “ghé thăm”. 

Các nhà khoa học của Đại học Lund (Thụy Điển) vừa tìm ra cách chẩn đoán sớm hơn căn bệnh này, nhất là trong giai đoạn tiền tiểu đường. “Chúng tôi phát hiện ra rằng mức độ cao hơn của protein follistatin lưu thông trong máu có thể dự đoán bệnh tiểu đường loại 2 sớm đến 19 năm trước khi bệnh khởi phát, bất kể các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, chỉ số khối cơ thể (BMI), đường huyết lúc đói, tiến sĩ Yang De Marinis, Phó giáo sư tại Đại học Lund – tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

“Follistatin là một loại protein chủ yếu được tiết ra từ gan và tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa. Follistatin thúc đẩy sự phân hủy chất béo từ mô mỡ, dẫn đến tăng tích tụ lipid trong gan. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường loại 2, theo thời báo Hindustan.

Tiến sĩ Yang De Marinis, Phó giáo sư tại Đại học Lund và là tác giả chính của nghiên cứu, kết luận: “Khám phá này mang đến cơ hội để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu này”.

Với tất cả những nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần và tài chính nếu không may mắc bệnh thì việc thực hiện sớm các xét nghiệm tiểu đường lại càng trở nên cần thiết. Bởi những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường dễ bị bỏ qua, chỉ thông qua các phương pháp xét nghiệm mới phát hiện ra bệnh.

xét nghiệm máu dự đoán tiểu đường
Xét nghiệm sớm nguy cơ mắc bệnh là cách đơn giản giúp phòng bệnh và tiết kiệm chi phí

Để đăng ký khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường, khách hàng có thể thực hiện bằng các cách sau đến khám trực tiếp tại bệnh viện, đăng ký qua số hotline 024 3872 3872 (Hà Nội) – 028 7102 6789 (TP.HCM).

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2. Đồng thời, các dịch vụ xét nghiệm được thực hiện bằng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất thế giới như: Hệ thống máy Sysmex XN1000, Sysmex cs-1600 (Bộ phận Huyết học – Truyền máu); Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Inifity (Bộ phận Hóa sinh – Miễn dịch); Máy cấy máu, Máy định danh – Kháng sinh đồ tự động Vitek II Compact, Máy nhuộm Gram (Bộ phận Vi sinh – Ký sinh trùng), Máy tách chiết, Máy PCR… (Bộ phận Sinh học phân tử).

Từ khóa » Xet Nghiem Nuoc Tieu Co Biet Tieu Duong Khong