Xét Nghiệm Glucose Niệu Có Hỗ Trợ Chẩn đoán Bệnh Tiểu đường Hay ...

1. Định nghĩa của xét nghiệm glucose niệu

Để biết xem bản thân có mắc bệnh tiểu đường hay không, chúng ta cần phải làm xét nghiệm glucose niệu, Glucose máu và glucose niệu (1 chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu).

Sự xuất hiện của glucose trong nước tiểu đến từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên chủ yếu do lượng glucose trong máu quá cao, thận quá tải nên dẫn đến nước tiểu có lượng glucose nhất định. Nguyên nhân khác là do thận bị tổn thương, không giữ được glucose nên nó sẽ thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.

Đối với xét nghiệm này, bạn chỉ cần cung cấp mẫu nước tiểu, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng que test nhúng để đo mức glucose. Màu sắc của que nhúng thay đổi theo lượng glucose trong nước tiểu.

Thực tế cho thấy, nếu có nhiều glucose trong cơ thể chứng tỏ sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Bạn cần chú ý giữ sức khỏe, thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm lượng glucose trong cơ thể. Bởi bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến thận, thần kinh.

Xét nghiệm glucose qua nước tiểu để phát hiện bệnh tiểu đường

Xét nghiệm glucose qua nước tiểu để phát hiện bệnh tiểu đường

2. Khi nào thì xét nghiệm glucose niệu?

Trước đây, xét nghiệm glucose niệu dùng nhiều để chẩn đoán bệnh tiểu đường nhưng ngày nay người ta chủ yếu sử dụng bằng phương pháp xét nghiệm máu. Tuy nhiên việc xét nghiệm bằng nước tiểu vẫn sử dụng trong những trường hợp nghi ngờ có liên quan đến thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi khi thận tổn thương bạn sẽ thải ra glucose trong nước tiểu dù lúc này nồng độ glucose trong máu bình thường.

Ở người bình thường lượng glucose trong nước tiểu là không có, phụ nữ mang thai có thể có tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia y tế, bình thường trong nước tiểu không được phép có glucose, tức là glucose niệu âm tính. Nếu xuất hiện glucose niệu thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn.

Hiện nay xét nghiệm này kết hợp cùng xét nghiệm glucose máu, HbA1C là cách để người mắc tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong cơ thể. Từ đó điều chỉnh lối sống, sinh hoạt phù hợp.

Thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, gần đây bệnh tiểu đường gia tăng đáng báo động, hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ ba với gần 5 triệu người mắc bệnh. Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20 - 79. Chi phí điều trị đái tháo đường không phải quá đắt đỏ nhưng cũng không hề rẻ, được ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý tiểu đường là bệnh nếu không được điều trị kịp thời, kiểm soát bệnh tốt sẽ có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, tổn thương mắt, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc không ai muốn có...

Các dấu hiệu cảnh báo như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da.

Những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh là: Người béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang...

Lấy một phần nước tiểu giữa là có thể xét nghiệm glucose

Lấy một phần nước tiểu giữa là có thể xét nghiệm glucose

3. Những điều cần chú ý trước khi xét nghiệm glucose niệu

Để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, không ăn uống trước khi xét nghiệm tối thiểu là 3 giờ đồng hồ.

Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

Nếu có sử dụng bất cứ loại thuốc gì thì bạn nên thông tin đầy đủ cho bác sĩ. Bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh của bạn.

4. Các bước thực hiện xét nghiệm glucose niệu

Trước hết bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của điều dưỡng và kỹ thuật viên trước khi làm xét nghiệm glucose niệu.

Bạn đăng ký khám và làm theo hướng dẫn

Bạn được phát một lọ đựng nước tiểu có nắp, ghi nhãn tên. Bạn nên kiểm tra lại thông tin của mình đối chiếu với biên lai khám bệnh. Nếu phát hiện có sự chưa hợp lý thì cần báo lại ngay cho nhân viên y tế để đối chiếu. Sau đó bạn trực tiếp ký tên trên lọ mẫu được phát.

Bạn vào khu vực dành riêng lấy mẫu.

Rửa sạch tay trước khi lấy mẫu.

Bạn cần phải lau sạch vùng âm hộ (đối với nữ) và đầu dương vật (đối với nam).

Bạn cần làm sạch đường nước tiểu bằng cách tiểu một ít vào bồn vệ sinh. Đến phần nước tiểu giữa thì tiểu một lượng vừa phải (tầm nửa lọ), rồi đậy kín lại.

Lọ đựng nước tiểu sẽ được xếp trên giá lấy bệnh phẩm. Sau đó nhân viên sẽ mang đến phòng xét nghiệm.

Việc của bạn lúc này là ngồi đợi kết quả.

5. Kết quả xét nghiệm glucose niệu nói lên điều gì

Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ đọc kết quả cho bạn và phân tích các yếu tố.

Kết quả bình thường là mẫu nước tiểu cho chỉ số glucose âm tính, tức là không có glucose trong nước tiểu. Mẫu nước tiểu là 0.3 - 7mmol/ngày (đơn vị SI); 50 - 300mg/ngày.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hệ thống máy xét nghiệm hiện đại

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hệ thống máy xét nghiệm hiện đại

Kết quả bất thường là chỉ số glucose trong nước tiểu tăng. Từ chỉ số này, dựa trên sức khỏe bản thân bạn, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem nguyên nhân do đâu: Do bệnh tiểu đường, hay tiểu đường thai kỳ, bệnh thận,…

Cho dù kết quả xét nghiệm glucose niệu là thế nào chăng nữa thì bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt bạn cần chủ động phòng bệnh như: Xây dựng lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, ăn ít tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress,...

6. Làm xét nghiệm glucose niệu ở đâu?

Để biết kết quả chính xác bạn cần chọn cơ sở uy tín mà làm xét nghiệm glucose niệu hay còn gọi là xét nghiệm tiểu đường. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế với bề dày kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

Đặc biệt là hệ thống máy xét nghiệm nhập khẩu từ nước ngoài, cho kết quả nhanh, chính xác.

Ngoài ra Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng cung cấp dịch vụ lấy mẫu tại nhà, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên tận tình, chu đáo, tay nghề cao.

Thủ tục khám, chữa bệnh đơn giản, thuận tiện cho khách hàng.

Kết quả khám bệnh của bạn sẽ được lưu trên hệ thống của Bệnh viện tiện cho việc theo dõi, điều trị bệnh sau này.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh do vậy khi bạn thấy có biểu hiện mệt mỏi, dấu hiệu của bệnh tiểu đường, viêm đường tiết niệu,… thì hãy chủ động làm các xét nghiệm nhằm sàng lọc bệnh trước. Từ đó có phương án điều trị kịp thời. Quan trọng hơn cả là phải luôn giữ tinh thần thoải mái, xây dựng lối sống trong sáng, lành mạnh.

Từ khóa » Xet Nghiem Nuoc Tieu Co Biet Tieu Duong Khong