Nhận Biết Các Biểu Hiện Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn thần kinh thực vật là gì? Làm thế nào để nhận biết các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật? Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
- 2. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
- 2.1 Mệt mỏi – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
- 2.2 Đau ngực
- 2.3 Tim mạch
- 2.4 Hạ huyết áp – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
- 2.5 Hô hấp
- 2.6 Tiêu hóa
- 2.7 Sinh dục
- 2.8 Tiết niệu
- 2.9 Thân nhiệt
- 2.10 Mỏi cơ, mỏi chân tay
- 2.11 Tăng tiết mồ hôi
- 2.12 Rối loạn cảm xúc – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
- 3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, trong hệ thần kinh trung ương được chia thành 2 hệ với 2 chức năng khác nhau là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật.
Hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm chức năng chi phối các hoạt động tự động của cơ thể như: tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, sinh sản, nội tiết, dinh dưỡng,…
Trong hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ là: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hai hệ này luôn được điều hòa nhằm duy trì và điều khiển các hoạt động tự động của cơ thể chúng ta.
Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa 2 hệ: thần kinh giao cảm và phó giao cảm, sẽ khiến cơ thể chúng ta có các biểu hiện không tự chủ được và thường biểu hiện bằng các dấu hiệu của cường giao cảm, được gọi là rối loạn thần kinh thực vật (hay rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn thần kinh tim,…).
2. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nhẹ hay nghiêm trọng, trên từng người bệnh khác nhau sẽ có các biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật:
2.1 Mệt mỏi – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
Người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Tình trạng này kéo dài mà nghỉ ngơi hoặc sử dụng nhiều biện pháp không hết, kể cả sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.
2.2 Đau ngực
Nhiều người bị rối loạn thần kinh thực vật có cảm giác đau nhói ở ngực, cơn đau thường diễn ra từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
2.3 Tim mạch
Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, không gắng sức được hoặc mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục thể thao,… các triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật. Trường hợp này còn được gọi là rối loạn thần kinh chức năng hay rối loạn thần kinh tim.
2.4 Hạ huyết áp – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
Hạ/Tụt huyết áp tư thế gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật, huyết áp khi đứng bị hạ so với khi nằm. Nguyên nhân gây hạ huyết áp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật là do áp lực máu giảm khi cơ thể chúng ta đứng lên. Chính bởi điều này nên nhiều người có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí có thể ngất khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang đứng.
2.5 Hô hấp
Khị bị rối loạn thần kinh thực vật người bệnh sẽ có cảm giác muốn hít thở nhanh và liên tục, cảm giác hụt hơi, khó thở, phải gắng sức khi hít thở sâu.
2.6 Tiêu hóa
Cảm giác khó tiêu hóa, ăn không thấy ngon miệng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), nuốt khó,…
2.7 Sinh dục
Người bị rối loạn thần kinh thực vật thường giảm ham muốn, rối loạn cương dương, di tinh ở nam giới; âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
2.8 Tiết niệu
Viêm đường tiết niệu với một số biểu hiện như tiểu khó, tiểu dắt, … do nhiễm trùng đường tiết niệu của thể gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật.
2.9 Thân nhiệt
Thân nhiệt có thể tăng hoặc giảm nhẹ, hoặc thân nhiệt không đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Người bệnh thường có cảm giác nóng bừng ở mặt, chân tay lạnh vào mùa đông. Có thể sốt nhẹ về chiều, cơn nóng bừng ở người hoặc nóng dọc theo xương sống hoặc lạnh toát sống lưng.
2.10 Mỏi cơ, mỏi chân tay
Phản xạ gân cơ yếu, mất trương lực cơ, mỏi cơ, giảm sức khi lao động, có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc.
2.11 Tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân, vã mồ hôi.
2.12 Rối loạn cảm xúc – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
Hay cáu gắt, lo lắng quá mức, mất ngủ, khó tập trung,… là các biểu hiện mà người bị rối loạn thần kinh thực vật gặp phải.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự dễ gây nhầm lẫn và tư vấn cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Bạn có thể theo dõi nếu thấy các triệu chứng trên vẫn kéo dài dù đã bạn đã thực hiện các phương pháp nghỉ ngơi, thư giãn mà không hồi phục hãy đi thăm khám ngay với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Một số trường hợp các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan.
Nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp, các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật sẽ ổn sau khoảng 3-4 tuần.
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Chữa được Không? - Vinmec
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ...
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Khó Thở - Những điều Cần Lưu Tâm
-
Giải đáp Thắc Mắc Về Bệnh Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Medlatec
-
Nhận Biết Và Phòng Ngừa Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Tìm Hiểu để Biết Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Phải Là Bệnh Nguy Hiểm?
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - DoctorTuan
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Tuổi Trẻ Online
-
Trị Dứt điểm Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật được Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG ...
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Bệnh Gì? Có Chữa được Không?