Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Rối loạn thần kinh thực vật có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì các biểu hiện khó nhận diện và chẩn đoán. Bệnh gây ảnh hưởng tới nhiều chức năng trong cơ thể. Do đó việc nhận diện triệu chứng để tìm ra cách xử lý là rất quan trọng.
5/5 - (143 bình chọn)- 1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
- 2. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
- 3. Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật
- 4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
- 5. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
- 6. Chẩn đoán
- 7. Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
- 7.1. Thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- 7.2. Xoa bóp bấm huyệt
- 7.3. Châm cứu
- 7.4. Liệu pháp tâm lý
- 8. Biện pháp phòng tránh
1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật (hay còn gọi là hệ thần kinh tự động, tự chủ) hoạt động độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Nó có chức năng chỉ huy, kiểm soát hoạt động vô thức của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi của cơ thể…
Hệ này bao gồm thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Chúng hoạt động đối lập nhau nhưng ở trạng thái cân bằng động. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Từ đó gây ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, tuyến mồ hôi, hệ tiêu hóa…
2. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng của bệnh đôi khi sẽ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thậm chí có trường hợp các dấu hiệu chỉ xuất hiện thoáng qua khiến người bệnh chủ quan. Các biểu hiện có thể giúp nhận diện bệnh là:
- Đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng
- Rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở, hụt hơi
- Chóng mặt, choáng váng, đứng không vững
- Đau, nóng rát vùng ngực
- Mất ngủ, mệt mỏi
- Rối loạn thần kinh thực vật run tay, chân và đổ mồ hôi nhiều
- Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, đại tiện khi căng thẳng
- Tiểu khó, tiểu tiện không tự chủ
- Rối loạn kinh nguyệt
- Khó duy trì sự cương cứng
- Rụng tóc, da khô
Rối loạn tiêu hóa là gì? Cách nhận biết và xử lý
3. Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là hệ quả của các bệnh lý khác:
- Bệnh lý tự miễn: hội chứng Sjogren, Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp
- Bệnh ung thư: do hệ miễn dịch bị tấn công
- Tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị
- Tiểu đường
- Rối loạn di truyền
- Sự tấn công của một số loại virus, vi khuẩn như HIV
- Tác dụng phụ của thuốc: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị ung thư…
4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng nhiều đối tượng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn:
- Người bị các vấn đề về tâm lý: stress kéo dài, rối loạn lưỡng cực, loạn thần
- Người mắc bệnh mạn tính: Parkinson
- Bệnh nhân tiểu đường
- Người mắc các bệnh tự miễn
- Người nghiện rượu
- Người trong độ tuổi chuyển tiếp: dậy thì, tiền mãn kinh, mãn dục. Do đó mà xuất hiện rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em.
- Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai và sau sinh
5. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Bệnh ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sống và tâm lý của người bệnh. Nếu bệnh kéo dài dai dẳng sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi trầm trọng, trầm cảm, thậm chí có xu hướng tự tử.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Liệu, bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến đổi tại các cơ quan trong cơ thể. Từ đó sẽ gây ra một số bệnh khác, cụ thể là:
- Bệnh Raynaud: Mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân co thắt lại khi tiếp xúc với môi trường lạnh. Từ đó gây tím tái.
- Chứng đỏ đau đầu chi: Các đầu ngón tay, ngón chân sẽ bị đau, bỏng rát. Cơ đau tăng khi vận động hoặc gặp nhiệt độ nóng, giảm khi gặp lạnh.
- Bệnh cứng bì: Xuất hiện tổn thương ở động mạch, mao mạch nhỏ. Từ đó làm xơ cứng, tác nghẽn mạch máu ở da, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và các cơ quan khác. Trên cơ thể xuất hiện các mảng da bị xơ cứng, tẹo lại và hình thành sẹo với các dạng tròn, bầu dục, giọt nước, băng dài.
6. Chẩn đoán
Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ xem xét tới các yếu tố bệnh lý khác mà người bệnh đang gặp phải. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và có thể chỉ định:
- Test thần kinh thực vật
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện
- Phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng bàng quang
- Test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính
- Siêu âm
7. Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Mục tiêu điều trị là tái lập trạng thái cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Đối với những trường hợp nhẹ việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất và giữ tâm trạng thoải mái sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, các sĩ sẽ kết hợp điều trị triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây bệnh.
7.1. Thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật uống gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tùy vào mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp. Đó có thể bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: amitriptylin, nortriptylin, venlafaxin…
- Thuốc an thần
- Thuốc kiểm soát nhịp tim: thuốc chẹn beta
- Thuốc hạ huyết áp: fludrocortison, midodrine…
- Thuốc điều chỉnh nhu động ruột
- Thuốc nhuận tràng
- Thuốc giảm tiết mồ hôi: glycopyrrolate, botulinum toxin…
- Thuốc chống suy nhược cơ thể
- Vitamin nhóm B
Lưu ý là người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
7.2. Xoa bóp bấm huyệt
Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, khá an toàn với bệnh nhân. Việc tạo ra các tác động trực tiếp lên huyệt vị sẽ giúp đem lại sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
7.3. Châm cứu
Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Trong đó có châm cứu giúp điều hòa chức năng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng. Từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh.
7.4. Liệu pháp tâm lý
Bác sĩ trị liệu sẽ giúp giải tỏa tâm lý cho người bệnh. Từ đó, bệnh nhân sẽ giảm bớt lo lắng, nâng cao tinh thần, suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh.
8. Biện pháp phòng tránh
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung rau quả, cá béo vào thực đơn. Hạn chế thức ăn mặn. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước trà đặc, thuốc lá. Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Luôn sống vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng. Có nhiều cách giúp bạn giảm stress như: nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè, ngồi thiền, tập thể dục…
- Tập luyện thể thao đều đặn. Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để luyện tập. Các môn thể thao bạn có thể lựa chọn là: yoga, dưỡng sinh, thiền, đi bộ, bài tập thể dục.
- Tập trung điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây rối loạn thần kinh tự động. Khám sức khỏe định kỳ
Rối loạn thần kinh thực vật là một thuật ngữ còn khá xa lạ nhưng bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao và xuất hiện các dấu hiệu dù là mơ hồ hãy đi khám bác sĩ ngay. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bạn, hãy chat trực tiếp.
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Chữa được Không? - Vinmec
-
Nhận Biết Các Biểu Hiện Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | TCI Hospital
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ...
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Khó Thở - Những điều Cần Lưu Tâm
-
Giải đáp Thắc Mắc Về Bệnh Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Medlatec
-
Nhận Biết Và Phòng Ngừa Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Tìm Hiểu để Biết Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Phải Là Bệnh Nguy Hiểm?
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - DoctorTuan
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Tuổi Trẻ Online
-
Trị Dứt điểm Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật được Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG ...
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Bệnh Gì? Có Chữa được Không?