Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Phải Là Bệnh Nguy Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
- Tại sao lại bị rối loạn hệ thần kinh thực vật?
- Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
- Phát hiện dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
- Bệnh có nguy hiểm không?
- Điều trị bệnh thế nào?
- Lời khuyên của bác sĩ
- Nghi ngờ bị rối loạn thần kinh thực vật, nên khám ở đâu?
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn gặp phải ở trẻ em. Vậy rối loạn thần kinh thực vật là gì, dấu hiệu ra sao và bệnh có nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết sau của Dược sĩ Trần Thị Thùy Linh.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật là một phần của hệ thần kinh giúp kiểm soát những hoạt động vô thức của con người. Ví dụ nhịp đập của trái tim, việc hô hấp, tiêu hóa, tiết mồ hôi,… Hệ thần kinh này hoạt động độc lập với ý muốn của con người. Khi ta ngủ say thì hệ này vẫn làm việc chăm chỉ để tim đập, phổi thở, dạ dày co bóp tiêu hóa, tiết mồ hôi…
Hệ thần kinh thực vật có thể bị rối loạn do nhiều nguyên nhân. Từ đò dẫn đến những biểu hiện bất thường của cơ thể như hồi hộp, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết mồ hôi, tiểu tiện,…
Tại sao lại bị rối loạn hệ thần kinh thực vật?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc rối loạn hệ thần kinh thực vật. Có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
- Do di truyền;
- Một số virut, vi khuẩn;
- Mắc bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ,…
- Bệnh lý gây thoái hóa thần kinh, ví dụ như bệnh Parkinson.
- Chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, phẫu thuật vùng cổ hoặc do xạ trị.
- Bệnh tiểu đường: là một trong những nguyên nhân phổ biến của rối loạn thần kinh thực vật. Người bị tiểu đường lâu năm khiến các dây thần kinh bị tổn thương.
- Rối loạn tâm sinh lý: các sang chấn tinh thần, stress, thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ…
- Những tư thế không tốt của cơ thể, lâu ngày gây ra áp lực với dây thần kinh quan trọng của cơ thể.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc tim mạch.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng, thay đổi tùy theo từng người. Có những người cảm thấy cuộc sống vẫn bình thường nhưng có những người cảm thấy cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp bao gồm:
- Cảm thấy đầu óc choáng váng hoặc hoa mắt, chóng mặt;
- Ra mồ hôi quá nhiều;
- Ăn mau no;
- Nhạy cảm quá mức với ánh sáng, tiếng ồn;
- Rối loạn giấc ngủ, thường là mất ngủ;
- Dễ hồi hộp, đánh trống ngực, tim nhanh;
- Hay đi đái dắt, tiểu tiện nhiều, kể cả ban ngày hay ban đêm;
- Nam giới có thể bị rối loạn cương dương;
- Da nổi mẩn đỏ;
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn nao ở bụng;
- Cảm giác lo âu hoặc hoảng hốt sợ hãi, thở ngắn;
- Tụt huyết áp tư thế, đôi khi có thể dẫn đến ngã đột ngột;
- Đau dây thần kinh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cùng tìm hiểu về đau dây thần kinh tọa
Phát hiện dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em
Hệ thần kinh trung ương và não bộ ở trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì thế dễ có tổn thương. Các bậc phụ huynh cần quan tâm khi thấy con xuất hiện những triệu chứng bất thường kéo dài như:
- Lo âu, giảm trí nhớ: Trẻ thường kêu đau đầu, chóng mặt. Trẻ có thể khó tập trung, trí nhớ không được tốt bằng các bạn khác, cảm giác lo âu, buồn bực vô cớ.
- Tim mạch: Những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thường bị choáng khi đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim đập nhanh hoặc chậm. Nhịp tim của của trẻ không thay đổi kịp thời để đáp ứng hoạt động thể lực hoặc thể dục.
- Hệ tiêu hóa: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Hiện tượng này gây đầy hơi, buồn nôn, ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Hệ tiết niệu: Trẻ đi tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và khi tiểu thì không hết nước tiểu.
- Hệ hô hấp: thường xuyên cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực hoặc ngạt mũi.
- Tăng tiết mồ hôi: hay ra mồ hôi tay chân hoặc cả cơ thể. Làm trẻ cảm thấy khó chịu mỗi khi viết hay cầm nắm các vật dụng.
Phụ huynh khi thấy các dấu hiệu trên nên đưa trẻ đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì và từ đó có giải đáp điều trị thích hợp.
Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên nó có thể làm hạn chế những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
Tùy vào nguyên nhân và mức độ rối loạn, bệnh có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh có thể là biểu hiện của một bệnh lý sâu xa nào khác. Do đó, khi có các biểu hiện nghi ngờ, cần lập tức đi khám nhằm phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Điều trị bệnh thế nào?
Nếu phát hiện đúng nguyên nhân thì có thể điều trị khỏi tận gốc. Tuy nhiên, việc tìm ra đúng nguyên nhân đôi khi khó khăn vì không có hình ảnh, xét nghiệm nào giúp nhìn ra được chính xác rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đối với rối loạn chưa tìm được nguyên nhân thì chủ yếu là tập trung điều trị triệu chứng bằng cách uống thuốc.
Các thuốc thường dùng gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ, thuốc điều chỉnh nhu động ruột, thuốc điều chỉnh rối loạn tiểu tiện; thuốc tim mạch; thuốc điều trị rối loạn cương dương ở nam giới và thuốc bôi trơn âm đạo cho phụ nữ…
Ngoài ra, kết hợp phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp tăng hiệu quả điều trị và nhanh khỏi hơn.
Có thể bạn quan tâm: Hé lộ công dụng của thuốc bổ não Ginkgo Biloba
Lời khuyên của bác sĩ
- Suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và lối sống lành mạnh
- Tập hít thở sâu mỗi ngày; xoa vùng trên rốn hàng ngày có giá trị lớn trong phòng và điều trị rối loạn thần kinh thực vật
- Tránh các sang chấn tinh thần; không nên thủ dâm quá nhiều…
- Nhiễm một số virut và vi khuẩn cũng gây rối loạn thần kinh thực vật nên cần rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng; luôn thực hiện ăn chín uống sôi.
- Bệnh nhân và người khỏe mạnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nghi ngờ bị rối loạn thần kinh thực vật, nên khám ở đâu?
Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh khó phát hiện vì các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Nếu không tìm đúng nguyên nhân, tình trạng rối loạn có thể kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng cuộc sống.
Là bệnh liên quan tới hệ thần kinh và tâm lý, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh hoặc Tâm thần. Đầu tiên, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh (để xác định rõ tổn thương thực thế). Rối loạn thần kinh thực vật chỉ có một vài trường hợp thuộc chuyên khoa Tâm thần.
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Có Chữa được Không? - Vinmec
-
Nhận Biết Các Biểu Hiện Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | TCI Hospital
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ...
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Khó Thở - Những điều Cần Lưu Tâm
-
Giải đáp Thắc Mắc Về Bệnh Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Medlatec
-
Nhận Biết Và Phòng Ngừa Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Tìm Hiểu để Biết Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - DoctorTuan
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Tuổi Trẻ Online
-
Trị Dứt điểm Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật được Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG ...
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Là Bệnh Gì? Có Chữa được Không?