Nhận Biết HCl, H2SO4, HNO3 Bằng Phương Pháp Hóa Học?
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Nhận biết HCl, H2SO4, HNO3 bằng phương pháp hóa học?
Trả lời:
Cho dung dịch Ba(OH)2 vào hỗn hợp trên :
- Nếu có kết tủa trắng xuất hiện , chứng tỏ có H2SO4
Phương trình hóa học: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Thêm dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử :
- Nếu có kết tủa trắng , chứng tỏ có HCl
Phương trình phản ứng hóa học:
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Cho Mg vào hỗn hợp :
- Nếu Mg tan , xuất hiện khí không màu hóa nâu trong không khí , chứng tỏ có HNO3
Phương trình hóa học:
3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về tính chất hóa học Axit nhé!
Mục lục nội dung 1. Axit là gì?2. Có những loại axit nào? Phân loại axit3. Cách xác định độ mạnh, yếu của axit4. Những tính chất của axit5. Một số ứng dụng quan trọng của axit trong cuộc sống1. Axit là gì?
Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại.
Ngoài ra, còn một cách định nghĩa axit là gì khác như sau “ axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo”.
2. Có những loại axit nào? Phân loại axit
Axit được phân loại dự vào một số tiêu chí như sau:
2.1. Dựa vào tính chất hóa học của axit
Axit mạnh: Axit clohydric HCl, axit sulfuric H2SO4, axit nitric HNO3,…
Axit yếu: Hydro sunfua H2S, axit cacbonic H2CO3,…
2.2. Dựa vào nguyên tử oxy
Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…
Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…
2.3. Phân loại khác
Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…
Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…
3. Cách xác định độ mạnh, yếu của axit
+ Dựa vào sự linh động của nguyên tử Hydro trong axit đó. Nếu H càng linh động, tính axit càng mạnh và ngược lại.
+ Với những axit có oxy trong cùng một nguyên tố, càng ít oxy, axit càng yếu
HClO4 > HClO3> HClO2> HClO
+ Với những axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất, nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu.
HClO4> H2SO4> H3PO4
Với axit của nguyên tố cùng nhóm A
+ Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HbrO4< HClO4
+ Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF
Với axit hữu cơ RCOOH
+ Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm
HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH.
+ Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính axit sẽ mạnh
4. Những tính chất của axit
4.1 Tính chất vật lý của axit
+ Tan trong nước, có vị chua.
+ Khi tiếp xúc với axit mạnh, có cảm giác đau nhói.
+ Là chất điện li nên có thể dẫn điện.
4.2 Tính chất hóa học của axit
Làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, giấy chỉ thị pH, dung dịch phenol phtalein).
Tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng hydro. Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2 (H2SO4) hoặc nito dioxit NO2 (HNO3)
HCl + Fe -> FeCl2 + H2
2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
Tác dụng với bazo tạo thành muối và nước
Cu(OH)2 + H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O
Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối + nước
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới
4.3 Điều kiện xảy ra phản ứng
+ Muối phản ứng là muối tan.
+ Muối mới không tan trong axit mới.
+ Sản phẩm có chứa một chất kết tủa hoặc bay hơi.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (axit cacbonic phân hủy ra nước và khí cacbonic)
5. Một số ứng dụng quan trọng của axit trong cuộc sống
+ Loại bỏ gỉ sắt cũng như những sự ăn mòn khác từ kim loại.
+ Axit sulfuric được dùng làm chất điện phân trong pin xe hơi.
+ Axit mạnh được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp hóa chất.
+ Trong khai thác dầu, Axit clohydric được sử dụng để bơm vào trong tầng đá của giếng dầu nhằm hòa tan một phần đá hay còn gọi là “rửa giếng”, từ đó tạo ra các lỗ rỗng lớn hơn.
+ Hòa tan vàng và bạch kim bằng cách trộn axit HCl và HNO3 đặc với tỷ lệ 3:1.
+ Dùng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản đồ uống, thực phẩm.
+ Axit nitric tác dụng với ammoniac để tạo ra phân bón amoni nitrat, một phân bón.
+ Axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este.
Trong y học
+ Axit acetylsalicylic (Aspirin) được sử dụng như một thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt.
+ Axit boric dùng làm chất khử trùng các vết bỏng hoặc vết cắt nhỏ. Khi pha loãng sẽ được dung dịch rửa mắt. Đồng thời, nó cũng là chất chống vi khuẩn được sử dụng để điều trị bệnh mụn trứng cá, bệnh phồng chân ở vận động viên và làm chất bảo quản chai mẫu nước tiểu trong các thí nghiệm.
+ Axit clohydric có trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
+ Amino axit được dùng để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển của sinh vật và sửa chữa các mô cơ thể.
+ Các axit nucleic rất cần thiết cho việc sản xuất ADN, ARN và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen.
+ Axit cacbonic cần thiết để duy trì sự cân bằng độ pH trong cơ thể.
Từ khóa » Nhận Biết H2so4 Hno3 Naoh
-
Nêu Cách Phân Biệt HCl, H2SO4, HNO3, Ca(OH)2, NaOH? - Hoc247
-
Nhận Biết Các Chất: NaOH,, Ca(OH)2, HCl, H2SO4, HNO3 Câu Hỏi ...
-
Nhận Biết Các Dung Dịch Mất Nhãn: H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4 ...
-
Nhận Biết Các Dung Dịch Mất Nhãn Sau: H2SO4; HCl; NaOH; Na2SO4
-
Bài 4 Nhận Biết Các Dung Dịch Mất Nhãn :A) H2So4,Hcl,Naoh ...
-
Trình Bày Phương Pháp Hóa Học Nhận Biết Các Chất HNO3, NaOH ...
-
Nêu Cách Nhận Biết: A. HCl, H2SO4, Na2SO4 B. HNO3, K2SO4 ...
-
Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, HNO3 [đã Giải] - Học Hóa Online
-
Nhận Biết Các Dung Dịch Mất Nhãn : A) H2SO4,HCL,NaOH,Na2SO4 ...
-
Nếu Cách Nhận Biết 3 Dung Dịch Sau Bằng Phương Pháp Hóa Học ...
-
Bằng Phương Pháp Hóa Học, Hãy Nhận Biết Các Dung Dịch A ...
-
Có 4 Dung Dịch Là: NaOH, H2SO4, HNO3, Na2CO3. Chỉ Dùng Thêm ...