Nhận Diện Bóc Lột Trong điều Kiện Mới - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
TS Nguyễn Sĩ Dũng |
Bóc lột nghĩa là khai thác
Bóc lột hay đúng hơn là sự ám ảnh của nó đang làm tê liệt khả năng phản ứng của xã hội ta đối với những nhu cầu của cuộc sống và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nếu đổi mới là sự nghiệp giải phóng thì việc giải phóng khỏi một khái niệm xưa cũ và trói buộc phải là một phần tất yếu của sự nghiệp này.
Trước tiên, chúng ta phải khẳng định rằng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã hoàn toàn thất bại - trên đất nước ta và trong phạm vi toàn thế giới. Nền kinh tế mà chúng ta đang theo đuổi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay là nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa vào việc bán và mua các hàng hóa và dịch vụ.
Dịch vụ về bản chất kinh tế cũng là hàng hóa. Hàng hóa thì dồi dào vô kể, trong đó có cả sức lao động và chất xám. Tất cả những gì bán được thì đều có thể trở thành hàng hóa. Tuy nhiên, sức lao động và chất xám là những thứ hàng hóa tương đối đặc biệt: chúng gắn với con người. Mua bán chúng nghĩa là mua bán thời gian khai thác năng lực cơ bắp hoặc năng lực trí não của con người.
Thế khai thác và bóc lột thì khác gì nhau? Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, khai thác và bóc lột là khái niệm tương đồng và chỉ diễn đạt được bằng một từ chung (ví dụ từ “exploit” trong tiếng Anh chẳng hạn). Như vậy, bóc lột thật ra chỉ là một cấp độ của khai thác. Nếu thiên nhiên bị khai thác đến mức không thể tự tái tạo được thì đó là sự bóc lột thiên nhiên.
Đối với con người cũng nên được hiểu như vậy. Mà như vậy thì trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, con người vẫn có thể bị bóc lột. Đặc biệt là khi lương và các nhu yếu phẩm không được cung cấp đủ để người đó có thể tái sản xuất sức lao động và nòi giống của mình.
Thế nhưng trong một nền kinh tế thị trường, giá trị và giá cả là những thứ khác nhau. Giá trị cao chưa chắc đã có giá cả cao và ngược lại. Bạn có thể bỏ ra hàng ngàn giờ công lao động để sản xuất ra một chiếc ôtô nhưng chẳng một ai thèm mua nó cả.
Trong trường hợp này, bạn đã tạo ra một núi giá trị (kể cả giá trị sử dụng và giá trị thặng dư), nhưng về mặt kinh tế bạn chẳng tạo một cái gì ngoài sự lãng phí công sức, tiền bạc và vật liệu. Vấn đề cơ bản là trên thị trường nhu cầu về một chiếc ôtô “vô danh tiểu tốt” như vậy hoàn toàn không có.
Hàng hóa có thứ tốt, thứ xấu, có lúc thiếu, lúc thừa. Giá cả của chúng vì vậy có lúc xuống, lúc lên, có lúc cao, lúc thấp. Lao động, chất xám và giá cả của chúng cũng biến đổi bất tận như vậy. Giống như nước thủy triều lên xuống phụ thuộc sức hút của Mặt trăng, giá cả lên xuống phụ thuộc sự tác động của qui luật cung cầu.
Trên thực tế, tìm cách mua hàng hóa với giá rẻ hơn của thiên hạ là không dễ. Vì khi quyền tự do lựa chọn được bảo đảm, thì ai dại gì mà bán sức lao động cho những người trả giá thấp hơn?! Tuy nhiên, vẫn có người sẽ làm như vậy vì mục đích từ thiện, hoặc vì sự hỗ trợ một công việc mà họ cho là cao đẹp. Trong trường hợp này, đặt vấn đề bóc lột có thể chưa chắc đã hợp lý. Như vậy, thiếu yếu tố cưỡng bức chắc chắn khó có thể cấu thành sự bóc lột. |
Xét về mặt kinh tế, giá cao chưa hẳn là xấu, mà giá thấp chưa chắc đã tốt. Trước hết, nếu kinh tế là có mua và có bán thì tốt cho người bán chưa chắc đã tốt cho người mua và ngược lại. Ngoài ra, đắt là tín hiệu của sự thiếu hụt về cung và là mời gọi đầu tư khai thác cơ hội hiếm có đó. Rẻ là tín hiệu của sự dư thừa về cung và là lời cảnh báo hãy thận trọng với việc đầu tư.
Tuy nhiên, ở vào một thời điểm bất kỳ, giá cả của hàng hóa, dịch vụ, kể cả giá cả của lao động và chất xám đều có thể xác định được trên một thị trường vận hành tự do và thông suốt.
Vậy thì đó là giá chuẩn. Trên giá chuẩn đó chẳng ai dại gì mà mua. Dưới giá chuẩn đó chẳng ai dại gì mà bán. Thế thì bóc lột dính dáng gì vào cái qui luật cung cầu nhất thành, bất biến này của thị trường?!
Vấn đề của mọi vấn đề là giá cả thường xuyên biến động. Khi bạn đồng ý làm việc với một mức lương nào đó thì đó chỉ là giá chuẩn của một thời điểm. Ngày hôm sau hoặc hôm sau nữa, giá lao động có thể lên và cũng có thể xuống. Người lao động ít khi để ý đến trường hợp giá xuống; người sử dụng lao động lại ít khi để ý đến trường hợp giá lên.
Cả hai vì vậy thường xuyên cảm thấy mình bị thiệt thòi. Những xung đột về quan hệ lao động là rất dễ nảy sinh. Sự anh minh nằm ở khả năng thương lượng và mặc cả, hơn là ở cách cư xử theo kiểu “lành làm gáo, vỡ làm môi”. Vì trên thực tế, người sử dụng lao động và người lao động luôn luôn phụ thuộc nhau.
Hiệp hội những người sử dụng lao động và công đoàn là những công cụ quan trọng để xử lý các tranh chấp lao động. Ngoài ra, văn hóa và tình yêu lẽ phải luôn luôn là những nhân tố cần thiết để xây dựng những mối quan hệ lao động tốt đẹp.
Cuối cùng, nhận diện bóc lột trong điều kiện mới là rất quan trọng để phát triển kinh tế và xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh và tiến bộ. Bởi vì chúng ta nhiều khi sợ ma chủ yếu chỉ vì không biết được nó hiện hữu như thế nào.
Từ khóa » Bóc Lột ý Nghĩa Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Bóc Lột - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Bóc Lột - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bóc Lột" - Là Gì?
-
Bóc Lột Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Điển - Từ Bóc Lột Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Bóc Lột Lao động – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bóc Lột Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Bóc Lột Giá Trị Thặng Dư Là Gì ? Phân Tích Như Thế ... - Luật Minh Khuê
-
[PDF] Thông Tin Hướng Dẫn Về Nạn Bóc Lột Và Buôn Người
-
Phần I. Tư Sản Và Vô Sản - Chu Nghia Mac-Lenin
-
Khái Niệm Bóc Lột | Trần Hải Hạc - Thời Đại Mới
-
Bảo Vệ Những Giá Trị Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Lênin
-
[PDF] Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá độ
-
Thực Trạng Bóc Lột ở Việt Nam Hiện Nay - Người Lao động Nên Làm Gì?
-
Sự Thống Trị Của Thực Dân Pháp Và Cuộc đấu Tranh ... - Tiền Giang
-
“MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ ...