Từ Điển - Từ Bóc Lột Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bóc lột

bóc lột đt. Cổi hết quần-áo, nữ-trang // (B) Lấy của-cải người, ăn-gian, cho vay nặng lời (lãi), chận, xén tiền mồ-hôi, nước-mắt người: Bóc-lột kẻ nghèo; chính-sách bóc-lột.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bóc lột - đg. 1 Chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc vào quyền hành, địa vị. Giai cấp bóc lột. Chế độ người bóc lột người. 2 (kng.). Ăn lãi quá đáng; lợi dụng quá đáng. Bị bọn con buôn bóc lột.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bóc lột đgt. 1. Chiếm đoạt thành quả lao động của người khác bằng cách dựa vào quyền tư hữu về tư liệu sản xuất cũng như địa vị, quyền thế chính trị: Địa chủ bóc lột nông dân o đánh độ chế độ người bóc lột ngưòi. 2. Ăn lãi, lợi dụng quá đáng: Con buôn bóc lột người tiêu dùng o bóc lột sức lao động.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bóc lột đgt 1. Dựa vào quyền thế bắt người khác làm việc không công cho mình hoặc chiếm đoạt trâng tráo của cải của người ta: Đâu đâu cũng có những người cùng khổ bị áp bức, bóc lột (VNgGiáp). 2. Bán hàng với giá cắt cổ: Hàng càng hiếm, mụ ấy càng bóc lột khách hàng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bóc lột đt. Ngb. Lấy hết cả của người: Dân-tộc thuộc-địa bị bóc lột.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bóc lột đg. Lấy không sức lao động của người khác vì lợi riêng của mình, bất chấp mọi lẽ phải, tình cảm, đạo đức: Địa chủ bóc lột nông dân.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bóc lột Cổi lấy cả áo quần và những đồ vật ở trong mình người ta. Nghĩa bóng lấy hết cả của người: Đánh bài là cuộc vui, không phải là chủ để bóc lột nhau.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bóc ngắn cắn dài

bóc trần

bóc vỏ bỏ hột

bọc

bọc

* Tham khảo ngữ cảnh

Nay thấy cô chủ ngỏ lời đem bán đi thì ông ta bỗng có cảm tưởng bị ức hiếp , bóc lột .
Về kinh tế , chúng bóc lột dân ta đến xương tủy , khiến cho dân ta nghèo nàn , thiếu thốn , nước ta xơ xác , tiêu điều.
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Quá trưa , rất nhiều người còn đang băn khoăn không hiểu ông biện muốn gì , ám chỉ đe dọa ai , mình ở trong đa số bị bóc lột hay thiểu số cơ hội , thì các trai tráng trật tự đã đến bao vây mười một nhà mới làm giàu nhờ buôn muối , tịch thu tất cả tài sản đem ra chia đều cho những gia đình túng khổ nhất.
Mô thức xã hội mà ông dựng lên ở thung lũng cô lập này , dù lớn dù nhỏ , đúng sai thế nào , nhất định không được bắt chước y guồng máy kềm kẹp và bóc lột dưới kia.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bóc lột

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Bóc Lột ý Nghĩa Là Gì