Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Gia Phả-Bạn Có Biết?

  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
      • Đơn vị hành chính
      • Dân số và lao động
      • Bản đồ hành chính
    • Bộ máy tổ chức
      • Tỉnh ủy
      • Ủy ban nhân dân tỉnh
      • Các sở, ban, ngành
      • UBND các huyện, thành phố
    • Hoạt động của Lãnh đạo
    • Thông tin chỉ đạo điều hành
  • Nhà đầu tư
  • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công khai thủ tục hành chính
  • Sản phẩm địa phương

Thứ 5, Ngày 19/12/2024 -

  • Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
  • Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024
  • Lãnh đạo tỉnh thăm các cơ sở tôn giáo, chức sắc tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024
  • Khai giảng lớp tập huấn khởi nghiệp với chủ đề “Siêu hiệu suất cho Khởi nghiệp và Khởi sự kinh doanh”
  • Họp Hội đồng bình chọn và công bố 10 sự kiện nổi bật của tỉnh năm 2024
Tin tức sự kiện Nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6: Gia phả-Bạn có biết? Ngày đăng: 24/06/2010 10:00 Đọc tin bài Xem: 20948 In trang Mặc định Cỡ chữ

 

Gia đình là hai tiếng quen thuộc, thông thường nhất đối với mỗi người Việt Nam. Gia đình có thể chỉ gồm 2 vợ chồng, cũng có thể gồm nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Gia đình là tổ hợp những người cùng máu mủ ruột thịt cùng xum họp, nơi ấp ủ tình thương của cha mẹ, anh em, ông bà, nơi chứa đựng tình nghĩa vợ chồng cùng chung lưng đấu cật nuôi dạy con cái, xây dựng tổ ấm. Gia đình có 5 đời cùng ở chung là Ngũ đại đồng đường, 4 đời là Tứ đại đồng đường, 3 đời là Tam đại đồng đường.

 

Nếu từ bản thân ta tính ngược lên, thì trên ta là cha mẹ, gọi là Phụ Mẫu; trên cha mẹ là ông bà, gọi là Tổ phụ, Tổ mẫu; trên ông bà là cụ ông, cụ bà, gọi là Tằng tổ phụ, Tằng tổ mẫu; trên hai cụ là 2 kỵ, gọi là Cao tổ phụ, Cao tổ mẫu; trên nữa thì gọi chung là Cao cao tổ cho đến Thủy tổ.Từ ta tính xuống là con, chữ là Tử; dưới con là cháu, chữ là Tôn, dưới cháu là chắt, chữ là Tằng tôn, dưới chắt là chút, chữ là Huyền tôn, dưới nữa đều gọi là Viễn tôn.Tính từ Cao tổ đến Huyền tôn là 9 đời - Cửu tộc (khoảng 200 năm). Ngoài cửu tộc,tình máu mủ nhạt dần.   Đất nước ta, từ thuở khai thiên lập quốc, đã luôn phải trải qua thăng trầm ly loạn, việc ghi chép về những người trong gia đình, dòng họ là cực kỳ quan trọng, nó giúp cho những người do hoàn cảnh phải phân tán, thậm chí phải thay tên đổi họ biết tìm về danh tính, cội nguồn đích thực của mình.Việc ghi chép đó gọi chung là Gia phả, Tộc phả. Phả do từ Phổ(chữ Hán) mà ra, có nghĩa là cuốn sách biên chép có thứ tự. Tộc phả ghi chép về Dòng họ, khoảng 10 đời trở lên. Gia phả chép về chi nhánh Dòng họ, khoảng 5 đến 9 đời (trong phạm vi Cửu tộc).   Cuốn gia phả của Lý Thái Tổ(1026)có tên “ Hoàng Triều ngọc điệp” được coi là cuốn gia phả cổ nhất còn truyền lại được ở nước ta.Đời Trần có “Hoàng Tông ngọc điệp”, đời Lê có “ Hoàng Lê ngọc phả”. Không chỉ có các bậc vua chúa cho chép Phả, rất nhiều gia đình từ quan lại đến thứ dân cũng biên chép Tộc phả, Gia phả. Điều đó xuất phát từ quan niệm trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, “ Máu mủ ruột già; Anh em như thể tay chân; Giọt máu đào hơn ao nước lã ”.Tộc phả, Gia phả trước hết là để giúp con cháu nhớ đến ngày giỗ của tiền nhân, bởi ông bà ta có câu: “ Sống tết, chết giỗ ”, sau nữa là để hậu thế biết rõ nguồn gốc tổ tiên từ đâu đến, họ hàng trên dưới xa gần, thân sơ ra sao, là chiếc cầu nối vô hình nhưng hữu hiệu kết nối hết thảy con cháu, nó nhắc nhở con cháu luôn nhớ đến tổ tiên, nhớ đến công lao tổ tiên đã gian nan xây dựng, bồi đắp nên dòng họ.   Lịch sử của mỗi quốc gia gắn với lịch sử hàng triệu triệu gia đình, do đó thông qua Tộc phả, Gia phả, có thể tìm hiểu, làm rõ thêm lịch sử của quốc gia qua từng thời kỳ lịch sử, mà bởi lý do nào đó, chính sử thất lạc hoặc không biên chép.   Vậy cách chép Gia phả, Tộc phả như thế nào?   Các cuốn gia phả các dòng họ ở nước ta được lưu truyền đến ngày nay hầu như không có khuôn mẫu thống nhất cả về hình thức và nội dung, có cuốn quá sơ lược, hầu như chỉ phản ánh thứ thế, chi, nhánh, có cuốn lại quá rườm rà, tản mạn như văn chương, làm người ta nghi ngờ tính xác thực lịch sử, có gia phả lại được viết dưới dạng Diễn ca…   Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tạm đưa ra một mô thức chung cho việc biên chép Gia phả, Tộc phả như sau:   Về hình thức: Nên viết dưới dạng văn xuôi bằng Quốc ngữ cho phổ thông, dễ đọc, dễ hiểu.   Về nội dung: Để bảo đảm tính kế thừa cách biên chép truyền thống, nên có 3 phần: Phả ký, phả hệ, phả đồ.   Phả ký: gồm Lời nói đầu( Lời tựa); quá trình phát sinh, phát triển dòng họ (Nguồn gốc dòng họ); mảnh đất xưa và nay dòng họ đã ở, những di ngôn, giáo huấn của tiền nhân, những tập quán truyền đời của dòng họ.   Phả hệ: Ghi chép các đời trong dòng họ theo thế thứ.   Phả đồ: Thể hiện phả hệ bằng sơ đồ.   Tuy nhiên, khi viết, không nên tách bạch 3 phần mà nên đan xen linh hoạt, có thể theo dàn ý sau:   1.Lời tựa: Nêu mục đích, ý nghĩa của việc biên chép, lưu truyền Tộc phả, Gia phả…( Lưu danh hậu thế, biết rõ cội nguồn tổ tông, giữ gìn gia đạo…)   2.Quá trình phát sinh, phát triển (Nguồn gốc): Ví dụ: “ Họ Nguyễn Xuân…ta xưa có gốc ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc (nay thuộc Việt trì, Phú Thọ). Đến đời cụ Cao cao tổ Nguyễn Xuân Ất, khoảng năm 1450, do loạn lạc binh đao đã dời đến vùng Kinh Bắc.Từ đó dòng họ ta không ngừng phát triển, đã có các chi nhánh Nguyễn Xuân…ở khắp Bắc Bộ, từ Thủy Nguyên Hải Phòng, Kim Thành Hải Dương, Thuận Thành Bắc Ninh đến chi đi xa nhất di dân vào Nam theo chúa Nguyễn, hiện cư ngụ ở vùng Kim Long, Huế, do có công với Triều Nguyễn, đã được Vua cho cải họ theo danh xưng Tôn Thất….”   3.Mảnh đất dòng họ đã ở xưa và nay: Các đời quá xa, nếu không rõ, chỉ ghi sơ lược (Có thể ghi: Theo truyền thuyết, Theo lời kể của tiền nhân.v.v…), có thể nêu truyền thống nghề nghiệp gia truyền…   4.Phả hệ. Đây là phần quan trọng nhất.Ghi từ cao xuống thấp, tức từ Thủy tổ cho đến hiện tại. Nếu coi cụ Thủy tổ là Đời 1, cụ sinh được 3 người con A, B, C thì các ông bà A, B, C là đời thứ 2, các con ông bà A, B, C là đời thứ 3, cháu ông bà A, B, C là đời thứ 4…Đời thứ 4 ghi theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, hết cháu ông A đến cháu ông B, cháu bà C. Về phần từng người, ghi rõ danh tính, ngày sinh, ngày mất, nơi đặt mồ mả, vợ con, chức tước phẩm hàm, công đức, di ngôn giáo huấn (nếu có). Đối với người bình thường chỉ cần ghi: Họ tên, ngày sinh, ngày mất, mồ mả, chức vụ, vợ con.   Ghi tên: Ngày xưa có tên Húy (tên tục, do cha mẹ đặt); tên Hiệu (là những người theo dòng văn thơ tự đặt cho mình với một ý nghĩa nào đó, thường ký dưới tác phẩm, thường gọi là Bút hiệu); tên Tự tức tên chữ do cha mẹ đặt cho hoặc tự mình đặt ra, có xuất xứ từ tên húy hay do bản tính, chí hướng để đặt ra; tên Thụy là tên tự đặt lúc lâm chung (nếu còn minh mẫn), hoặc do con cháu đặt cho, dùng để khấn khi cúng cơm.   Về vợ con, xưa ghi Chính thất, Á thất, nay nên ghi: Vợ cả, vợ hai, vợ kế (khi vợ cả, vợ 2 chết, người vợ thứ 3 gọi là vợ kế).Con vợ cả ghi trước, con vợ hai ghi sau, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.   5.Phả đồ (thường gọi là Cây gia phả).Chú ý ghi thứ tự Thủy tổ ở phía trên, tỏa dần xuống các đời sau là chi, nhánh( ngày nay có Vi tính, rất tiện cho việc vẽ Phả đồ);   6.Truyền thống dòng họ ( Khoa bảng, võ quan, tiết nghĩa, nghề gia truyền.v.v…);   7.Di ngôn, di huấn( Lời dăn dạy lúc sinh thời hoặc lời dặn dò lúc lâm chung của tổ tiên có ý nghĩa như phương châm sống, gia đạo phải giữ gìn, có quan hệ trọng đại đến cả dòng họ, gia tộc).   Lưu ý: Trong biên chép, nên ghi chép kỹ hơn về những người đức cao vọng trọng, đỗ đạt, có biệt tài, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, dòng họ…để làm gương giáo dục con cháu noi theo. Đối với những trường hợp “nghịch tử” làm ô danh dòng họ, nếu có biên chép, chỉ nên ghi hết sức sơ lược, tế nhị để nhắc nhở chung, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến hậu sinh người trong chi, nhánh đó.   Ngày xưa, việc biên chép Tộc phả, Gia phả do người Trưởng tộc, Trưởng chi đảm nhiệm, và nhiều khi được bảo quản hết sức bí mật, chỉ mang ra đọc một lần trong năm cho con cháu nghe vào ngày họp họ, dòng tộc. Ngày nay, việc biên chép có thể giao cho người có năng lực, am hiểu về gia đình, dòng tộc thực hiện, song bản sơ thảo nhất thiết phải thông qua Hội đồng gia tộc bàn bạc, sửa chữa, đồng thuận mới được coi là Tộc phả, Gia phả chính thức của dòng họ, chi, nhánh, sau đó giao cho Tộc trưởng hoặc người có uy tín, đức độ cất giữ. Gia phả, tộc phả được viết tiếp hàng năm để bảo đảm tính liên tục.   Với những ý nghĩa đó, việc biên chép Tộc phả, Gia phả ngày nay vẫn là việc làm hữu ích cho cả hôm nay và con cháu mai sau./.   (Ảnh trong bài: Lễ mừng Thượng thọ cụ bà trong một gia đình Tứ đại đồng đường. )   Tôn Bảo (Biên soạn theo Nguyễn Quang Tiến)   Về trang trước Gửi email

Tin tức liên quan

  • Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024 (19/12/2024)
  • Lãnh đạo tỉnh thăm các cơ sở tôn giáo, chức sắc tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024 (19/12/2024)
  • Họp Hội đồng bình chọn và công bố 10 sự kiện nổi bật của tỉnh năm 2024 (18/12/2024)
  • Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (18/12/2024)
  • Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (18/12/2024)
Giới thiệu
  • Lịch sử hình thành
  • Điều kiện tự nhiên
  • Đơn vị hành chính
  • Dân số và lao động
  • Bản đồ hành chính
Bộ máy tổ chức
  • Tỉnh ủy
  • Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Các sở, ban, ngành
  • UBND các huyện, thành phố
Chính quyền số
  • Hệ thống theo dõi CĐĐH
  • Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
  • Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý VB&ĐH
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thư điện tử công vụ
  • Lịch công tác UBND tỉnh
  • Tài liệu họp
Thông tin báo cáo thống kê
  • Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
  • Báo cáo kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư
  • Dự án hoàn thành
  • Dự án đang triển khai
  • Dự án chuẩn bị đầu tư
  • Dự án kêu gọi đầu tư
  • Đấu thầu, mua sắm công
Quy hoạch & Phát triển
  • Quy hoạch xây dựng, đô thị
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
Chương trình & Đề tài
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Kết quả nghiệm thu
  • Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên kết website Website Tỉnh, Thành phố Tỉnh An Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Cà Mau Tỉnh Cao Bằng Thành phố Hà Nội Thành phố Hải phòng Thành phố Hồ Chí Minh Website Bộ, Ngành Bộ Công thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thanh Tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Văn phòng Chính phủ Liên kết khác Tạp chí Cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Sơ đồ cổng
  • RSS

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn

Đang truy cập: 96 . Tổng lượng truy cập: 98.507.947

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready

Từ khóa » Tộc Phả Là Gì