Nhận Thức Về Con Người Tự Nhiên

Nhận thức về con người tự nhiên

Bởi lẽ cuộc sống của con người nông nghiệp gắn bó mật thiết với thiên nhiên, cho nên con người và vũ trụ được xem là nằm trong một thể thống nhất (thiên địa vạn vật nhất thể), cho nên vũ trụ làm sao, con người làm vậy – con người là một “tiểu vũ trụ”, từ đó suy ra rằng các mô hình nhận thức đúng với vũ trụ cũng sẽ đúng cho lĩnh vực con người.

4.1.1. Trong vũ trụ có âm dương, con người cũng vậy: Theo quan hệ trên dưới, từ ngực trở lên là phần dương, từ bụng trở xuống là phần âm; trán là dương, cằm là âm; mu bàn tay, mu bàn chân là dương; lòng bàn tay, lòng bàn chân là âm. Theo quan hệ trước sau, bụng là phần âm, lưng là phần dương; mặt trước cẳng chân là dương, bụng chân phía sau là âm. Cứ như vậy, có thể phân biệt âm dương tới từng bộ phận cơ thể.

Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành, con người cũng thế: 5 tạng, 5 phủ, 5 giác quan, 5 chất cấu tạo nên cơ thể đều hoạt động theo nguyên lí Ngũ hành (xem bảng 2.6).

Với NGŨ TẠNG (tạng = tàng chứa), nhiều người thường hiểu: thận = quả cật, tâm = quả tim, can = lá gan, phế: phổi, tì = lá lách. Song đó chỉ là một cách hiểu đơn giản và thô thiển. Thực ra, các tạng, cũng như các hành, là những khái niệm vừa cụ thể, vừa trừu tượng, chúng rất động: đó không phải là những cơ quan cụ thể trong cơ thể con người mà là những nhóm chức năng: Thận chủ về nước, là nơi chứa tinh (thận tàng tinh), trông coi sự phát dục; quả cật chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó.

Tâm chủ về huyết mạch, là nơi chứa thần minh (tâm tàng thần) – tâm huyết kém thì thần chí suy, sinh mất ngủ, mê sảng, lo âu, hay quên, quả tim chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Can có chức năng tàng trữ máu, điều tiết huyết, giữ gân cơ ổn định, chủ về mưu lự; gan chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Phế chủ về khí và hô hấp; phổi chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó. Tì chủ về dinh dưỡng và vận hành thức ăn; lá lách chỉ là một đại diện tiêu biểu của nó.

STT

 Lĩnh vực

 THUỶ

 HOẢ

 MỘC

 KIM

 THỔ

1

 Số Hà Đồ

 1

 2

 3

 4

 5

2

 Hành được sinh

 Mộc

 Thổ

 Hoả

 Thuỷ

 Kim

3

 Hành bị khắc

 Hoả

 Kim

 Thổ

 Mộc

 Thuỷ

1

 Ngũ tạng

 Thận

 Tâm

 Can

 Phế

 Tì

2

 Ngũ phủ

 Bàng quan

 Tiểu tràng

 Đởm

 Đại tràng

 Vị

3

 Ngũ quan

 Tai

 Lưỡi

 Mắt

 Mũi

 Miệng

4

 Ngũ chất

 Xương tuỷ

 Huyết mạch

 Gân

 Da lông

 Thịt

Bảng 2.6: Ngũ hành trong cơ thể con người

Với 5 PHỦ (phủ = vùng) cũng vậy, không phải hoàn toàn là bàng quang = bọng đái, tiểu từng = ruột non, đốm: mật, đại tràng = ruột già, vị = dạ dày (bao tử). Bàng quang là kho chứa nước, biến nó thành tân dịch (nước miếng, mồ hôi,…) và chủ về tiểu tiện. Tiểu tràng (trường) chủ về hóa vật, chứa đựng đồ ăn từ vị (dạ dày), biến nó thành một thứ nước mầu dẫn lên tim để hóa ra máu đi nuôi cơ thể. Đởm (đảm) chủ về sự quyết đoán. Đại tràng (trường) làm tiếp nhiệm vụ của tiểu tràng, chủ về bài tiết. Vị là biển chứa thủy cốc và chủ về việc xử lí nó.

Người ta thường nói đến “lục phủ”. Phủ thứ sáu là tam tiêu – đây là một phủ khác hẳn 5 phủ kia, nó bao gồm ba khu vực chỉ ra mối quan hệ giữa các tạng phủ trên dưới với nhau: Thượng tiêu là khu vực từ miệng đến ngực (đại diện là các tạng tâm và phế); Trung tiêu là khu vực từ ngực đến bụng (đại diện là tì); Hạ tiêu là khu vực từ bụng đến hậu môn (đại diện là thận và can). Tam tiêu là phủ bao trùm lên các phủ, cho nên nó không ứng vời một hành cụ thể nào, không thể đứng ngang hàng vời 5 phủ còn lại được.

4.1.2. Với cơ chế Ngũ hành tài tình, bảng 2.6 cho phép ta nhìn thay, một mặt là các quan hệ hàng ngang giữa các yếu tố cùng loại qua luật tương sinh – tương khắc, mặt khác là quan hệ hàng dọc giữa các yếu tố khác loại nằm trong cùng một cột, ứng với cùng một hành. Những mối liên hệ hệ thống ấy chính là cơ sở của cách chẩn đoán và chữa bệnh Đông y.

Lấy ví dụ hiện tượng đau dạ dày. Dạ dày thuộc vị (phủ), có liên hệ với tạng tì và ứng với hành thổ. Dạ dày đau là vì tì bị can (hành mộc) khắc quá mạnh. Muốn chữa phải bình can (hạ bớt hưng phấn của can) và kiện ti (nâng cao khả năng hoạt động của tì). Hoặc các bệnh về mắt. Mắt liên quan đến tạng can. Vì vậy can hỏa thịnh bốc lên thì sinh ra đau mắt đô cấp tính; can huyết hư thì sinh ra mắt mờ, hoa mắt, quáng gà.

Nói sâu xa hơn thì, mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương mà sinh ra. Trong con người quan trọng nhất là các tạng, và trong các tạng thì quan trọng nhất là tâm (dương tính, thuộc hỏa, ở vùng ngực) và thận (âm tính, thuộc thủy, ở vùng bụng). Như vậy, tâm là dương ở trong dương, thận là âm ở trong âm.

4.1.3. Đối với hai tạng tâm-thận này, y học Việt Nam coi trọng nhất là tạng thận. Theo Hai Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhà y học Việt Nam thiên tài thế kỉ 18 (1729-1791), thì khi con người mới sinh ra, tạng thận hình thành trước hết, trong thận có nguồn năng lượng khởi thủy vô hình mà ông gọi là Mệnh Môn (cánh cửa của sinh mệnh); Mệnh Môn hỏa là hỏa tiên thiên, nó chi phối con người từ khi mới hình thành trong bào thai cho đến lúc ra đời chi phối cả hỏa ở tạng tâm, cả quá trình phát dục và tình trạng sức khỏe con người cho đến lúc chết. Cho nên trong con người, theo cụ Hải Thượng, “bách bệnh đều gốc ở tạng thận”.

Quan niệm coi trọng trục tâm-thận, trong đó thận (chứa mệnh môn) là trung tâm này làm cho y học Việt Nam khác hẳn y học phương Tây. Thận và bụng đều mang tính tĩnh, âm (đặc trưng của văn hóa nông nghiệp). Văn hóa nông nghiệp coi trọng sự quân bình âm dương (tâm-thận); trong đó cái âm làm cho cái dương, cái tĩnh làm chủ cái động (thận làm chủ tâm); cái vô hình làm chủ cái hữu hình (tạng, mệnh môn làm chủ cơ thể).

Với nhận thức về tầm quan trọng của vùng bụng (chứa thận) đối với cơ thể và cuộc sống, người Việt Nam đã lấy lòng làm biểu tượng của tình yêu (phải lòng nhau; rốn làm biểu tượng của trung tâm (cái rốn của vũ trụ); thậm chí lấy trung tâm thể xác làm trung tâm lí trí (sáng dạ, tồi dạ, nghĩ bụng, bụng bảo dạ, suy bụng ta ra bụng người…).

4.2. Cách nhìn cổ truyền về con người xã hội

4.2.1. Xuất phát từ sự gắn bó mật thiết của con người nông nghiệp với thiên nhiên, từ tư tưởng coi con người và vũ trụ nằm trong một thể thống nhất (thiên địa vạn vật nhất thể), người xưa đã áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc lí giải không chỉ cấu tạo và hoạt động của con người sinh vật, mà cả cho lĩnh vực con người xã hội.

Trên nguyên tắc, cũng như mọi vật trong vũ trụ hoặc các thành phần của một bộ phận trên cơ thể, mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể được đặc trưng bởi một trong 5 hành. Nhưng việc quy hành cho từng thành phần, từng cá nhân sẽ được tiến hành trên cơ sở nào? Đối với các thành phần của một bộ phận trên cơ thể (ví dụ như các khu vực trên khuôn mặt, các ngón tay trên một bàn tay) việc quy hành được thực hiện dựa vào vị trí, đặc điểm của chúng (xem hình 2.10).

Đối với các cá nhân trong xã hội, việc quy hành được thực hiện dựa vào mối dây liên hệ dễ thấy là thời điểm ra đời (tuổi) của mỗi con người xác định theo hệ can chi. Trên cơ sở đó: (a) những đặc trưng của mỗi hành sẽ được gán cho thành phần, cá nhân ứng với nó; (b) mối quan hệ giữa thành phần, cá nhân đó với thành phần, cá nhân khác sẽ được xác định theo các quy luật tương tác (tương sinh. tương khắc) giữa các hành.

Thậm chí không cần đợi quy về hành, các quy luật tương sinh tháng khắc đã được phổ hiến cho ngay cả nội bộ các chi, các can với các luật “tam hợp”, “tứ xung” để áp dụng vào việc xem xét mối quan hệ giữa những người ứng với các can, chi, hành ấy trong quan hệ bè bạn, hôn nhân, v.v. Và, tương tự như ở Ngũ hành, hệ thống 12 chi cũng xác định được cho các thành phần của một bộ phận trên cơ thể (các khu vực trên khuôn mặt, các bộ phận trên một bàn tay, xem hình 2.11).

Cũng dựa vào can chi, Ngũ hành, là thuật xem Tử vi. Đây là một lối đoán số khá thịnh hành ở Việt Nam, gốc từ Trung Hoa, do trần Đoàn (tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di) đời Tống soạn ra.

Trong hệ thống Tử vi, toàn bộ các mặt quan hệ, hoạt động của con người được chia thành 12 cung (ứng với 12 chi), họp thành 2 nhóm: a) cá nhân: bản thân, tiền kiếp, bệnh tật, nhà cửa, của cải, sự nghiệp, đi lại; b) quan hệ xã hội: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cài, bè bạn.

Để lập lá số, cần tiến hành an sao, tức là dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh mà xếp 110 sao (thực chất là một hệ thống 110 mô hình tính cách, hình dáng, đặc điểm con người) theo 12 cung – đây là một công việc phức tạp nhưng tuân theo những quy tắc rất chặt chẽ. Khó khăn hơn là việc giải đoán: tùy thuộc vào những người với khả năng giải đoán khác nhau mà kết quả giải đoán có thể sẽ có mức độ sai đúng rất khác nhau.

4.2.2. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của dự đoán học và dự đoán xã hội. Lĩnh vực này đang ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Để đưa ra được các dự đoán đúng, điều quan trọng là phải xây dựng được các mô hình đúng. Muốn xây dựng được mô hình đúng thì phải có đầy đủ dữ kiện. Con người tồn tại trong không gian, thời gian và thừa hưởng các tính cách, đặc điểm di truyền; vì vậy một hệ thống dự đoán về con người trong xã hội tối thiểu phải mô hình hóa được 3 bình diện đó.

Từ cách nhìn tổng thể này, có thể thấy rằng ngay một cách đoán số thịnh hành nhất là tử vi cũng còn rất nhiều khiếm khuyết: Nó chỉ mới mô hình hóa được một thông số duy nhất là thời gian. Chính vì vậy mà hiệu quả giải đoán theo tử vi nhìn chung còn rất thấp; những người có khả năng giải đoán cao đều do đã kết hợp tử vi với việc dùng một vốn tri thức tổng hợp (Dịch học và những tri thức xã hội khác), thậm chí không nhất thiết phải dùng đến tử vi.

Truyền thống tư duy tổng hợp phản ánh cả trong cách đào tạo con người: các cụ ngày xưa không học thì thôi, đã học thì đồng thời sẽ biết cả bốn khoa: NHO-Y-LÍ-SỐ; không giỏi thì thôi, đã giỏi một khoa thì thường cũng khá cả mấy khoa kia.

Vào thời mình, khi chưa hề có tử vi, Khổng Tử đã từng bảo học trò: Không những việc 10 đời, mà việc 100 đời dau cũng có thể suy đoán mà biết được (Luận gữ). Sử sách còn truyền lại những lời tiên tri, sấm kí của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – người tương truyền là biết trước việc xảy ra “500 năm sau”, người mà vua Quang Trung từng ca ngợi là bậc có tài “huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được bộ máy huyền vi, xen vào công việc của tạo hóa).

4.2.3. Do nhìn thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên (vũ trụ), người xưa không chỉ đưa những kết quả nhận thức về vũ trụ áp dụng vào xem xét con người, mà còn ngược lại, lấy con người làm trung tâm để xem xét đánh giá tự nhiên. Con người là hành Thổ trong Ngũ hành, là trung tâm của vũ trụ.

Xu hướng này trước hết thể hiện ở việc dùng những kích cỡ của chính mình để đo đạc tự nhiên và vũ trụ. Người Việt đo chiều dài bằng đơn vị cơ bản là thước (sau này thường gọi là thước ta để phân biệt với thước mét của phương Tây, thước Tây): Một thước bằng 2 gang tay (≈ 40 cm). Khi làm nhà, người Việt dùng công cụ tính toán là cái thước tầm (hay rui mực) hình thành trên cơ sở đơn vị đo cơ bản là đốt gốc ngón tay út của người chủ nhà (xem §V – §4). Khi định vị các huyệt trên cơ thể con người để châm cứu, thầy thuốc Đông y dùng thước đo là thốn – một thốn bằng một đốt giữa ngón tay giữa của người bệnh.

Việc dùng kích cỡ của con người để đo đạc tự nhiên này thể hiện rõ hàng loạt đặc tính của lối tư duy biên chứng (động) của văn hóa nông nghiệp: linh hoạt (việc đo đạc có thể thực hiện bất cứ lú(nào ở bất cứ đâu rất đơn giản và dễ dàng), chủ quan (đo đạc sự vật bằng kích cỡ nằm ngay trong mình), và do vậy mà tương đối (thước của mỗi người mỗi khác, khi đo lại có thể du di ít nhiều). Cái thước mét hay bản vẽ thiết kế phương Tây thì khác hẳn: nó nguyên tắc máy móc (không có dụng cụ không đo được), khách quan (quan sát đo đạc bằng kích cỡ nằm ngoài con người), và do vậy mà tuyệt đối (mọi người đều thấy kết quả như nhau).

So sánh ngay cái cân (tay) của ta và cái cân (bàn) của phương Tây cũng thấy rất rõ những khác biệt mang tính loại hình văn hóa vừa nêu: Cái cân ta có điểm tựa treo trên tay dinh hoạt mềm dẻo), việc cân tiến hành bằng cách chuyển dịch (động) một quả cân có trọng lượng cố định trên cán cân, điểm dừng của nó (ứng với khoảng cách dài ngắn trên cán cân tính từ quả cân đến điểm tựa) cho biết kết quả (lối tư duy biện chứng suy luận từ khoảng cách ra trọng lượng); kết quả này chỉ có người cân mới quan sát được dễ đàng (chủ quan) và do vậy mà có thể du di ít nhiều (tương đối).

Còn cái cân bàn phương Tây với điểm tựa cố định phải có một mặt phẳng để đặt (nguyên tắc máy móc), việc cân tiến hành bằng cách thêm bớt những quả cân khác nhau có trọng lượng cố định, tổng trọng lượng của các quả cân này cho ta kết quả (lối tư duy phân tích, trọng yếu tố) kết quả này cả người cân lẫn người ngoài đều có thể quan sát được dễ dàng (khách quan), và do vậy mà không thể du di (tuyệt đối).

Lối đo đạc của truyền thống nông nghiệp là linh hoạt, chủ quan, tương đối, nhưng không hẳn là sai. Chính vì linh hoạt cho nên nó luôn cho phép đáp ứng mọi nhu cầu của con người: cần du di có thể du di, cần chính xác có thể chính xác. Thậm chí có trường hợp, loại thước đo dường như hoàn toàn tương đối này lại là duy nhất đúng. Chẳng hạn, để xác định các huyệt trên cơ thể thì chỉ có dùng thốn mới luôn bảo đảm chính xác, bởi một lẽ đơn giản là mỗi người cao thấp béo gày (mập ốm) khác nhau cho nên vị trí các huyệt chỉ có thể xác định bằng kích thước của chính mình.

Từ khóa » Ví Dụ Về Văn Hoá Nhận Thức