Nhặt Nhạnh Chữ Nghĩa. - PN-Hiệp
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Trang chủ
- Trang Multiply
- Guest Book
- Photo
Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014
Nhặt nhạnh chữ nghĩa.
Tôi đọc lại một quyển sách của một tác giả khá nổi tiếng hay viết về những vấn đề có liên quan đến chữ nghĩa (sách mới xuất bản năm 2013, tôi sẽ không nêu tên tác giả và sách đọc), quyển sách ông viết về những sai sót trong từ ngữ, câu cú, cách dùng từ... ta thường hay gặp bây giờ trên báo chí, truyền hình... và những cách để sửa chữa từ sai thành đúng. Sách viết hay, có ich cho người đọc, tuy nhiên có một từ sách viết tôi thấy không chính xác. Sách viết: - Hậu quả cho AC Milan thật tai hại: bị UEFA trừ hai điểm đội này lọt xuống cuối bảng, ngoài ra trong hai trận trên sân nhà tiếp theo phải đá trên sân cách xa Milan tới 300km! (b., 23-10-1994). Người ta nói lọt vào bán kết', lọtvào mắt người đẹp'... nhưng không nói 'tụt vào bán kết'. Tụt là đi xuống, nên nói 'tụt hạng', 'tụt dốc', 'tụt hậu',... nghĩa là từ lọt có thể dùng để chỉ một sự kiện tốt đẹp, còn tụt thì không. Vậy cần sửa lại là: 'tụt xuống cuối bảng'. Đây là một đoạn tôi copy lại trong sách khi tác giả nói về việc dùng chữ lọt trong một bản tin trên một tờ báo, theo ý kiến bên trên của tác giả sách thì bài báo viết "lọt xuống cuối bảng" là không đúng vì từ lọt "có thể dùng để chỉ một sự kiện tốt đẹp", (tôi ghi đậm chữ muốn nói), và tác giả sách kết luận, cần phải sửa lại là "tụt xuống cuối bảng". Ý kiến của tác giả sách về cách dùng chữ lọt như trên có đúng không? Trước hết tôi thử xem trong một số câu nói hoặc câu viết thường gặp: - "Hôm qua tôi nằm võng bị lọt xuống sàn", (Hôm qua tôi nằm võng bị rớt xuống sàn), hoặc "Tuần trước tôi về quê chạy xe bị lọt xuống mương", (Tuần trước tôi về quê chạy xe bị rớt xuống mương) rõ ràng từ lọt ở hai câu này có nghĩa là rớt. Một câu khác "Bị lọt vào vòng vây của địch" thì từ lọt dùng ở đây có nghĩa là rơi (rơi vào). Chưa kể chữ lọt được dùng trong những trường hợp khác, tùy theo từng "ngữ cảnh" mà chữ lọt được hiểu theo những nghĩa khác nhau, thí dụ: - "Bóng đã lọt lưới", lọt ở đây là nằm gọn trong lưới. Nhưng khi nói "Con cá đã lọt lưới", thì lại có hai cách hiểu trái ngược nhau, cách hiểu thứ nhất là "con cá đã nằm gọn trong lưới", như "Bóng đã lọt lưới". Cách hiểu thứ nhì ngược lại là "con cá đã chui ra (lọt ra) khỏi lưới". Đấy là những câu ta gặp trong cuộc sống, còn theo sách vở chữ lọt được giải thích: - Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùinh Tịnh Paulus Của (Saigon 1895-1896) giải thích chữ lọt như sau: Lọt: Thâu qua, chun qua, thoát khỏi, sổ sút, rớt xuống, lau chùi. Chữ lọt trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ngoài các nghĩa khác còn có nghĩa là rớt xuống. - Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích: Lọt: Qua được, vào được chỗ hổng, chỗ hở. Nghĩa bóng: vượt qua khỏi những việc khó khăn. Chữ lọt trong Việt Nam Tự Điển không có nghĩa là rơi, rớt xuống. - Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, NXB Khoa Học Xã Hội- Hà Nội 1967 (xuất bản ở miền Bắc trước năm 1975), giải thích từ Lọt: 1. Thổi vào, lùa vào. 2. Rơi qua lỗ xuống dưới. 3. Len lỏi vào. 4. Thấm vào. 5. Qua được. - Tự điển Việt Nam, Ban Tu Thư Khai Trí, Nhà sách Khai Trí-Saigon 1971 (xuất bản ở miền Nam trước năm 1975), giải thích từ Lọt: Qua được lỗ hổng, chỗ hở. Rơi vào. Vượt qua khỏi chỗ khó khăn. - Từ điển Tiếng Việt: Quang Hùng-Khắc Lâm, Viện Ngôn Ngữ-NXB Từ điển Bách Khoa-2007 (xuất bản hiện nay), giải thích chữ Lọt: Rơi từ trên xuống dưới. Qua được chỗ hẹp. Rơi vào chỗ hẹp. Thoát được khó khăn. Tên một thứ bột làm thành sợi. Như vậy ta thấy ngoài những nghĩa khác, từ "lọt" cũng được sử dụng với nghĩa rơi, rớt, rơi xuống dưới, rơi vào, rơi từ trên xuống dưới. Bài báo do tác giả sách trích dẫn bên trên viết "đội này lọt xuống cuối bảng" (đội bóng AC Milan), có nghĩa là "đội AC Milan rơi, rớt (lọt) xuống cuối bảng" (đang từ thứ hạng cao rơi, rớt (lọt) xuống cuối bảng), cách viết này là hoàn toàn đúng, từ lọt dùng xưa nay không phải chỉ có nghĩa "để chỉ một sự kiện tốt đẹp" (lọt vào bán kết), như tác giả sách đã viết, mà còn có nghĩa là rơi, rớt xuống, để nói một sự việc không mấy tốt đẹp (lọt xuống sàn, lọt xuống mương, lọt vào vòng vây của địch chắc chắn là những việc không tốt đẹp), và không cần thiết phải sửa lại theo ý tác giả sách là: "tụt xuống cuối bảng".Bài cùng chủ đề:
14 nhận xét :
- Unknown22:26:00 23 thg 9, 2014
Bác ơi. Con thấy chuyện này giờ nó phổ biến trong đời sống. Nó cũng tương tự như bệnh sổ mũi, nhức đầu thôi. Bị thì khỏi cần thuốc chữa. Đến nhà báo bây giờ, ít nhất là họ cũng có 4 năm ngồi " tập đọc, tập viết" tiếng Việt nhưng mọi thứ "vưỡn" chả đâu vào đâu. Họ làm việc không có cái tâm, cái ý thức nghề nghiệp. Chỉ chăm chăm nhìn cái lợi mà không chịu bồi dưỡng nghiệp vụ.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown14:04:00 24 thg 9, 2014
Bây giờ đa phần là thế, nhưng trong trường hợp này báo lại viết đúng, chuyên gia bắt sai, hìhì!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown14:04:00 24 thg 9, 2014
- Unknown16:32:00 24 thg 9, 2014
Đồng ý với bác H , lọt hố , lọt xuống cống ... thì không thể là "một sự kiện tốt đẹp" được . Nhân đây hỏi thêm bác , từ " tà lọt" là bắt nguồn từ đâu ra vậy bác ? ((-:
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown14:45:00 25 thg 9, 2014
Hihi, từ "tà lọt" là một phương ngữ của miền Nam, thấy dùng từ trước năm 1975, với ý nghĩa là "kẻ đi theo người khác để hầu hạ, điếu đóm". Trong sách vở không thấy nghĩa của từ này. Ở miền Nam có một số từ bắt nguồn từ ngôn ngữ vùng Đông Nam Á, như Xà ích l1 người đàn ông đánh xe ngựa, Mã tà là lính ngày xưa chuyên giữ an ninh trật tự, Chà và là từ chữ Java... Từ "tà lọt" là tiếng Khmer, có nghĩa là "ông Lọt", nhưng không rõ người Khmer có sự tích gì về ông này mà để ví von như thế. Người Nam bộ hay nói "coi chừng Ông tà bắt", Ông tà là một vị thần của người Khmer Nam bộ tương tự như Thổ thần thổ địa của người Việt vậy.
XóaTrả lời- Trả lời
- Nang Tuyet22:29:00 25 thg 9, 2014
.Hihi ...từ nào đến giờ với từ " tà lọt" em cứ nghĩ là khẩu ngữ được lưu truyền trong dân gian ở miền Nam Bộ đó cơ ...
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown10:44:00 26 thg 9, 2014
Đúng đó NangTuyet, từ "tà lọt" chính là khẩu ngữ dân gian Nam bộ, thời trước 1975 trong quân đội hay xài. Sĩ quan cấp tá trở lên thường hay có một người để sai vặt, đấy chính là "tà lọt". Từ này được cho là của người Khmer Nam bộ mà ra.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown14:45:00 25 thg 9, 2014
- hongngoc blog06:11:00 26 thg 9, 2014
Ôi, chữ và nghĩa tiếng Việt! Chừng như nhu cầu “show up” bản thân hoặc động cơ kinh tế nên những tác phẩm dùng cho nghiên cứu lẽ ra phải được rà soát, tham khảo, biên tập kỹ càng trước khi ra mắt công chúng thì lại xuất hiện với nhiều sai sót mà chúng ta đã biết đến rất nhiều kể cả của những người nổi tiếng! Tối hôm qua (25/9) trong chương trình trên VTV1 trước 19h là một ví dụ về sự cẩu thả trong liên kết xuất bản và phát hành. Việc “nhặt nhạnh” của bác NHP thật đáng hoan nghênh. Cám ơn bác.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown10:49:00 26 thg 9, 2014
Bây giờ đọc lại những sách của các học giả ngày trước như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Hoàng Xuân Việt, Vương Hồng Sển, Sơn Nam... ta mới thấy họ viết nghiêm túc. Đa phần họ không có học hàm, học vị cao như bây giờ (như GS. PGS. TS...), họ tự học là chính, nhưng nguyên tắc làm việc của họ thật đáng nể, những gì họ viết ra thường được xem xét, tra khảo kỹ lưỡng.Bây giờ thì... ôi thôi!Hồi này bác HN ít xuất hiện, mới vào đọc bài mới của bác, bác đang ở VN?
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown10:49:00 26 thg 9, 2014
- giaolang10:27:00 27 thg 9, 2014
Nếu có những từ dùng quá sai ý thì ta nên sửa, nhưng có những từ tương đương, người đọc vẫn có thể hiểu đúng ý thì cũng ko cần phải chẻ sợi tóc làm tư, phải ko anh Phạm?
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown12:25:00 27 thg 9, 2014
Đúng đó cô Giáo, nếu chẻ sợi tóc làm tư mà chính xác cũng được, nhưng viết sách xuất bản mà "chẻ" sai thì không nên.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown12:25:00 27 thg 9, 2014
- Vũ Nho Ninh Bình20:56:00 12 thg 10, 2014
Tôi thấy ông tác giả khả kính mà bác Hiệp không gọi tên ra hiểu chữ LỌT rất chi là máy móc. Các cụ có câu : Lọt sàng xuống nia. Như vậy lọt không có ý tốt hay xấu gì cả. Chỉ là rơi từ chỗ cao hơn (cái sàng) xuống chỗ thấp hơn ( cái nia). Tôi ủng hộ lập luận của bác Hiệp!
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown21:31:00 12 thg 10, 2014
Đúng rồi bác Vu Nho, câu thành ngữ "lọt sàng xuống nia", thì chữ "lọt" ở đây chính xác có nghĩa là rơi từ cao xuống thấp, và không có ý nghĩa tốt xấu gì hết.Cám ơn bác Vu Nho đã đồng suy nghĩ.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown21:31:00 12 thg 10, 2014
- Vũ Nho Ninh Bình09:33:00 13 thg 10, 2014
Lại bàn thêm tí với ông tác giả kia vì sao lại là "lọt vào chung kết". Chữ lọt này không có ý nghĩa như ông chỉ ra "nghĩa là từ lọt có thể dùng để chỉ một sự kiện tốt đẹp". Chữ lọt ở đây cũng chỉ có ý nghĩa là qua sàng lọc mà thôi. Bóng đá hay cuộc thi gì đó có một sự sàng lọc qua vòng bảng, vòng sơ khảo. Như là cái sàng để lọc hạt gạo lọt xuống, các hạt thóc ( thô) thì không lọt qua mắt sàng. Đội nào giỏi thì LỌT qua vòng loại để vào vòng trong.Góp thêm với bác Hiệp cho vui. Chữ nghĩa tiếng Việt của chúng ta vốn phong phú, không ai có thể nói rằng chỉ có tôi đúng nhất, kể cả chuyên gia. Chuyên gia nếu sai thì chúng ta có thể sửa cho chuyên gia đúng!
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown09:52:00 13 thg 10, 2014
Cám ơn bác Vu Nho đã bàn tận tình. Qua việc chữ nghĩa này tôi có thể võ đoán, vị tác giả nọ có thể quen việc sử dụng phương ngữ (có thể là môt địa phương nhỏ), chữ "lọt" ông quen dùng chỉ với ý nghĩa "chỉ một sự kiện tốt đẹp", chứ không với nghĩa rộng như ở các nơi khác. Tiếng Việt mình đúng là vốn phong phú (người ngoại quốc nói phức tạp), có những từ ở vùng này hiểu thế này, vùng kia lại hiểu sang nghĩa khác. Khi viết sách có thể ông ấy chỉ viết theo "cảm nhận", không tra cứu kỹ.Vừa rồi trên mạng có nói đến trường hợp của quyển Từ điển học sinh tiếng Việt xuất bản đã lâu, sách viết sai quá xá. Điều đó nói lên việc viết sách, xuất bản ở nước ta còn khá lỏng lẻo.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown09:52:00 13 thg 10, 2014
Chủ đề
- Thủ công
- Tản mạn tôn giáo
- Du lịch
- Hoa trái
- Suy gẫm
- Tản mạn
Hàng xóm
- văn việt Thành thật với tự do - *Thái Hạo* Theo thói quen của mồm, người ta vẫn thường nhắc đến hai chữ “tự do” như một khao khát, một đòi hỏi; nhưng nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy rằng hầ...
- VŨ NHO NINH BÌNH - THÊM MỘT NGƯỜI LÀM THƠ LÀ THÊM MỘT SỰ LƯƠNG THIỆN TRẦN ĐĂNG KHOA I Sự lương thiện ấy có tên là Nguyễn Sỹ Bình. ...
- Giao Blog Công dân mới của Đại Việt - tuyển thủ Nguyễn Xuân Son (Rafaelson, 1997, gốc Brazil) - *Son *có lẽ là lấy từ chữ "son" trong tên gốc Rafaelson. Có Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thay đổi toàn diện ! 183 cm và 93 kg (số đo năm 2018, hồi...
- VanPham Thongdong KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH - Hạ Kim Quế hành hạ Hương Lăng *“KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH” GỒM NHỮNG AI?* Ở hồi thứ năm Hồng Lâu Mộng, Tào Công thông qua giấc mộng của Giả Bảo ...
- VƯƠNG-TRÍ-NHÀN Ngưỡng thấp của văn học - bài của Phạm Xuân Nguyên - https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0RUmBvsR6EWBbFhvC2kD1P9pMAyeE8sCArNeNN2gFx8pKqvFVTTMqKwHiBiEtXYVBl&id=100001402346694 Sau 50 nă...
- TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Bi kịch ở đâu? - Học Viện Quốc Gia Nghệ Thuật Sân Khấu và Điện Ảnh (National Academy of Theatre and Film Arts) ở Sofia (Bun-ga-ri) có hai chuyên ngành bậc tiến sĩ là Sân ...
- Bố susu NHỮNG LÝ DO NÊN MUA VÀ KHÔNG NÊN MUA MÁY CHẠY BỘ - Bình thường Minh tui vẫn chạy bộ vào buổi sáng ngoài bờ kè kênh Nhiêu Lộc gần nhà mình. Dạo gần đây, ở nhà có đứa cháu nó béo tốt lên từng ngày và mất dần ...
- TỄU - BLOG GS. Trần Quốc Vượng: NGUYỄN TRÃI TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA VN - NGUYỄN TRÃI TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA VIỆT NAM *GS Trần Quốc Vượng * I/ Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy ho...
- Minht 8/7/24. Những vần thờ..ơ cóc. Chào đầu tuần. - Chào đầu tuần, ấm áp với mùa Đông Đầu tuần cóc chúc bạn mùa Đông Cạnh nhà tươi rói những cánh hồng Thiên nhiên vui nhỉ, cho dù lạnh Vẫn cứ xanh tươi nh...
- Tuấn Công Thư Phòng “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ? - Gánh nước thuê Ảnh: ST HOÀNG TUẤN CÔNG Độc giả Lê Thanh Hải hỏi: “*Tôi đọc cuốn “Thành ngữ bằng tranh” của Nhà xuất bản Kim Đồng th...
Lưu trữ Blog
Lưu trữ Blog tháng 3 ( 1 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 1 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 10 ( 3 ) tháng 9 ( 2 ) tháng 8 ( 3 ) tháng 7 ( 1 ) tháng 5 ( 2 ) tháng 4 ( 2 ) tháng 3 ( 3 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 3 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 11 ( 5 ) tháng 10 ( 4 ) tháng 9 ( 4 ) tháng 8 ( 5 ) tháng 7 ( 6 ) tháng 6 ( 11 ) tháng 5 ( 8 ) tháng 4 ( 9 ) tháng 3 ( 7 ) tháng 2 ( 8 ) tháng 1 ( 9 ) tháng 12 ( 13 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 13 ) tháng 9 ( 8 ) tháng 8 ( 18 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 9 ) tháng 5 ( 9 ) tháng 4 ( 5 ) tháng 3 ( 13 ) tháng 2 ( 18 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 14 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 7 ) tháng 9 ( 7 ) tháng 8 ( 10 ) tháng 7 ( 13 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 12 ) tháng 4 ( 12 ) tháng 3 ( 11 ) tháng 2 ( 13 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 11 ) tháng 11 ( 10 ) tháng 10 ( 12 ) tháng 9 ( 10 ) tháng 8 ( 13 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 15 ) tháng 4 ( 17 ) tháng 3 ( 14 ) tháng 12 ( 1 ) tháng 11 ( 1 )Khách ghé thăm
Phạm Ngọc Hiệp
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiXem nhiều
- Cồng và Chiêng có khác nhau không? Phụ nữ Mường đánh Chiêng. Ảnh Internet. Trong entry "Tiếng cồng chiêng" mới đây, ông bạn dungNobita (tôi hay gọi là cụ Nô)...
- Một số từ ngữ vay mượn từ tiếng Pháp trong tiếng Việt. Xe lô (xe trắc xông) xưa ở Saigon (xe màu đen phía bên tay phải xe xích lô). Ảnh Internet. Trong entry trước tôi có nói chuyện phiếm v...
- Bánh da lợn. Một ổ bánh da lợn cắt thành từng miếng nhỏ. Ảnh Internet. Để kết thúc loạt bài viết về mấy món bánh ăn chơi dân dã của hai miền Nam - ...
- Banh chành. Sáng nay gặp người quen hỏi: "Banh chành là gì?". Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi này, bởi cái từ "Banh chành" này lâu...
- Tên xưa của một số quốc gia. Ảnh Internet. Đọc bên nhà bác Hồng Ngọc thấy có nói về những cái tên cũ của một số nước mà bây giờ ít thấy ai nói hay viết, Chẳng hạn...
- Phương ngữ miền Bắc trong một vài bài thơ của Nguyễn Bính. Hái chè. Ảnh Internet. Ở bài trước thử bàn về chữ "giầu" và "trầu" là "trầu cau", trong câu thơ "Thô...
- Tiếng cồng chiêng. Ảnh 1: Cồng chiêng và rượu ghè là hai thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người Thiểu số Tây nguyên. Ảnh Internet. Nhắc đến Tây n...
- Gấm vóc lụa là... Áo dài gấm (trong ảnh có ghi chú bên dưới "Gia đình một ông quan"). Ảnh Internet. Tết có dịp ngồi cà phê với mấy người bạ...
- Tiểu thuyết ba xu. Sérénata. Ảnh của NangTuyet. Bây giờ tôi ít khi nghe ai nói đến mấy từ "Tiểu thuyết ba xu", nhưng các bạn nào ở Saigon trướ...
Nhận xét mới
Theo nhau
Từ khóa » Giải Thích Từ Lọt
-
Lọt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Lọt - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "lọt" - Là Gì?
-
Lọt Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Lọt Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ Điển - Từ Lọt Thọt Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Lọt Chọt Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Lọt Vào Bằng Tiếng Việt
-
Nói Ngọt, Lọt đến Xương - Từ điển Thành Ngữ Việt Nam
-
Giải Thích ý Nghĩa đầu Xuôi đuôi Lọt Là Gì?
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'lọt' Trong Từ điển Lạc Việt - Coviet
-
Các Từ Ngữ In đậm Trong Những Câu Sau Có ý Nghĩa Hoán Dụ. Em Hãy ...
-
Tạp Chất Lọt Vào Vắc Xin ở Nhật Bản Từ Dây Chuyền đóng Lọ
-
1. Các Từ Ngữ In đậm Trong Những Câu Sau Có Nghĩa Hoàn Dụ. Em ...