Nhiều Người Còn Chưa Biết: Than Củi Có Gây Ung Thư Không | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh ung thư - những điều cần ghi nhớ
1.1. Ung thư là bệnh gì ?
Trong cơ thể con người, cách thức trưởng thành và phát triển của các tế bào là lớn lên và phân chia để tạo thành tế bào mới. Cơ chế này giúp cho tế bào cũ chết đi và tế bào mới ra đời.
Đối với bệnh ung thư thì quy tắc này của tế bào hoàn toàn bị phá vỡ. Theo đó, thay vì lớn lên và chết đi thì các tế bào lại phát triển bất thường, không hề chết đi mà cứ thế sản sinh ra các tế bào bị lỗi khác với tốc độ không thể kiểm soát được và kết quả là khối u hình thành.
Quá trình hình thành tế bào ung thư
Ung thư là loại bệnh mô tả sự phát triển tới mức không kiểm soát được của các tế bào bất thường (tế bào ung thư). Chính sự phát triển ấy gây xâm lấn và phá hủy tới các mô tế bào bình thường.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện tới trên 200 loại bệnh ung thư trong đó có những bệnh khiến cho tế bào phát triển nhanh hơn nhưng lại có loại bệnh làm cho tế bào ung thư chậm phát triển và chậm phân chia. Cũng có những loại ung thư khiến cho khối u tăng trưởng rất rõ và có loại ung thư thì kích thước khối u lại không hề có sự thay đổi.
1.2. Quá trình tiến triển và đặc tính của bệnh ung thư
- Đặc tính của bệnh
+ Xâm lấn: khối u ác tính có khả năng xâm lấn đến các tổ chức xung quanh, làm cho tổ chức lành tính bị phá hủy, sờ nắn không thấy di động.
+ Di căn: các tế bào ung thư có khả năng di chuyển từ nơi này sang nơi khác và tiếp tục tăng trưởng ở vị trí mới và cuối cùng gây tử vong cho người bệnh.
+ Tái phát: ung thư có khả năng tái phát ngay cả khi đã được điều trị triệt để. Tỷ lệ tái phát bệnh tùy thuộc vào từng loại ung thư và giai đoạn của bệnh. Có những tái phát có khả năng điều trị khỏi nhưng cũng có những tái phát khiến cho việc điều trị sau đó trở nên vô cùng khó khăn.
- Quá trình tiến triển
Ung thư là bệnh mạn tính trải qua nhiều giai đoạn. Từ một tế bào ban đầu, trải qua quá trình khởi phát cho đến quá trình biến đổi, nếu tế bào không có sự sửa chữa hoặc đã sửa chữa nhưng không kết quả thì cuối cùng nó sẽ có triệu chứng lâm sàng và gây tử vong. Có thể chia quá trình tiến triển của bệnh ung thư thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền ung thư và tiền lâm sàng: chiếm tới 75% tổng thời gian phát triển của khối u và trước khi có những triệu chứng lâm sàng sẽ có khoảng 30 lần nhân đôi tế bào.
+ Giai đoạn lâm sàng: chiếm 25% tổng thời gian phát triển của khối u với sự xuất hiện rõ ràng của các triệu chứng lâm sàng.
1.3. Triệu chứng cảnh báo sự xuất hiện bệnh ung thư
Hầu hết các loại bệnh ung thư đều nghèo nàn về triệu chứng nên dễ bị bỏ qua, thường phát hiện vào giai đoạn muộn. Những triệu chứng điển hình được gợi ý sau nên cảnh giác với nguy cơ của một số bệnh ung thư:
- Ung thư phế quản: ho trong thời gian dài không khỏi.
- Ung thư cổ tử cung: chảy máu bất thường ở âm đạo mà không phải trong kỳ kinh.
- Ung thư đại trực tràng: đi ngoài có máu và chất nhầy, thay đổi thói quen đi đại tiện.
Rối loạn tiêu hóa dài ngày không khỏi có thể cảnh báo ung thư đường tiêu hóa
- Ung thư vú: có dịch bất thường ở đầu núm vú.
- Ung thư đường tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài.
- Ung thư vòm mũi họng: ù một bên tai, đau đầu.
- Ung thư thực quản: khó nuốt.
- Ung thư thanh quản: nói khó.
- Ung thư hắc tố: nốt ruồi có sự thay đổi về kích thước và tính chất.
2. Liệu than củi có gây ung thư không
2.1. Tác nhân gây ra bệnh ung thư là gì
Trước khi tìm hiểu than củi có gây ung thư không thì trước tiên ta cần biết được các tác nhân gây ra bệnh lý này. Ung thư là kết quả của sự thay đổi diễn ra trong các phân tử mang thông tin di truyền quy định hoạt động của tế bào (DNA). Ngoài ra, nó còn có thể là kết quả của sự tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài như:
- Lối sống: dinh dưỡng, thuốc lá, rượu bia, vận động ít,...
- Phơi nhiễm tự nhiên: khí radon, tia cực tím,...
- Điều trị y tế: hóa trị, bức xạ, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hormone,...
- Phơi nhiễm ở nơi làm việc.
- Phơi nhiễm ở gia đình.
- Môi trường ô nhiễm: đất, nước, không khí,...
Một số tác nhân gây ra bệnh ung thư bằng cách làm biến đổi DNA của tế bào. Một số tác nhân khác sản sinh ung thư theo các cách khác nhau như: làm cho tế bào phân chia với tốc độ rất nhanh từ đó gây ra đột biến gen.
2.2. Khả năng gây ung thư của than củi
Mặc dù trước nay khói thuốc lá vẫn được liệt kê vào danh sách nguyên nhân gần đây gây ra bệnh ung thư phổi nhưng các bằng chứng nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, khói của than của cũng có thể làm tăng nguy cơ đối với ung thư phổi.
Bệnh nhân được bác sĩ giải thích về băn khoăn than củi có gây ung thư không
Thực tế là, kiểm tra hồ sơ bệnh án của 62 người bị ung thư phổi ở Mexico, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có trên 1/3 bệnh nhân thường xuyên hít phải khói than củi. Những bệnh nhân này hầu hết là nữ giới với thói quen nhiều năm đun nấu bằng bếp củi không có ống dẫn khói ra ngoài.
Trong một nghiên cứu ở Braxin cũng tìm thấy nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng ở những người thường xuyên đun bếp củi. Từ kết quả của những nghiên cứu này có thể trả lời được câu hỏi than củi có gây ung thư không đó là: có. Nó chính là hồi chuông cảnh báo đối với những ai đang có thói quen ăn đồ nướng bằng than củi hoặc dùng bếp củi để đun nấu.
Bên cạnh việc dùng than củi để đun nấu thì nướng thực phẩm bằng than củi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Than củi có gây ung thư không trong trường hợp này được lý giải như sau: thực phẩm bị đốt cháy trên than củi sẽ sinh ra hợp chất glycate (AEG) làm cho chúng có màu hấp dẫn hơn nhưng khi đi vào cơ thể nó sẽ làm tổn thương tổ chức mô lành và trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư.
Không những thế, nướng thực phẩm trên than củi còn tạo sự bốc cháy từ đó sinh ra phân tử hydrocarbure thơm đa vòng. Theo đó, chất độc này sẽ thấm qua quần áo và tấn công vào cơ thể, làm tăng nguy cơ với ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi,...
Với những chia sẻ về than củi có gây ung thư không trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc cảnh giác hơn trước thói quen dùng than củi hiện nay. Mặc dù ở nhiều nơi, do điều kiện khó khăn nên chưa thể thay thế nguyên liệu đốt là than củi nhưng khi biết được sự độc hại của nó, hãy tìm cách để khói than củi được thoát ra ngoài. Bên cạnh thói quen ăn đồ nướng từ than củi thì ăn thực phẩm nướng nói chung đều có nguy cơ bị ung thư. Vì thế, hãy cố gắng hạn chế tối đa việc ăn những thực phẩm chế biến theo cách này để bảo vệ sự sống của chính mình.
Từ khóa » Củi Cháy Thành Than Là Hiện Tượng Gì
-
Đốt Cháy Củi Là Hiện Tượng Vật Lí Hay Hóa Học? - Thúy Ngọc - HOC247
-
Đốt Cháy Củi Là Hiện Tượng Vật Lí Hay Hiện Tượng Hóa Học? - Hoc24
-
Hiện Tương Nào Là Vl Hiện Tương Nào Là Hh Củi Cháy Thành ...
-
Hiện Tương Nào Là Vl Hiện Tương Nào Là Hh Củi Cháy Thành Than Than ...
-
Bài Tập 1: Trong Các Quá Trình Sau, Quá Trình Nào Là Hiện Tượng Vật Lí ...
-
Hiện Tương Nào Là Vl Hiện Tương Nào Là Hh Củi Cháy ...
-
Vì Sao đốt Xăng, Cồn Thì Cháy Hết, Còn Khi đốt Gỗ, Than đá Lại Còn Tro?
-
Trong Cuộc Sống Hằng Ngày Em Thương Thấy Có Rất Nhiều Các Hiện ...
-
Phân Biệt Hiện Tượng Hóa Học Với Vật Lý: Đốt Củi Cháy Thành Than
-
LÒ HƠI ĐỐT CỦI- GIẢI PHÁP CHO THỜI KỲ TĂNG GIÁ NHIÊN LIỆU ...
-
Muốn Nhóm Than Cháy Nhanh, Cả Tiếng Vẫn Chưa Tàn Thì Làm Theo Bài ...
-
Sự Cháy: 3 Yếu Tố Tạo Nên Ngọn Lửa
-
Nhiệt độ Cháy Của Gỗ: Củi Trong Bếp, đánh Lửa Bằng Lửa, Bắt Lửa Từ Gỗ
-
Vì Sao Sưởi Than Củi Có Thể Gây Chết Người?