Nhìn Bụng Đoán Sức Khỏe - Bếp Thực Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Thực tiễn khoa học đã chứng minh sự tồn tại của kinh lạc, đồng thời tiết lộ cho chúng ta biết bí mật về cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh. Trong cơ thể người có một hệ thống kiểm soát chung có tác động to lớn trong việc trị liệu và phục hồi sức khỏe; đó chính là kinh lạc. Vì vậy, hiểu về kinh lạc nghĩa là có khả năng tự quyết định sức khỏe và tuổi thọ của chính mình.
Suy cho cùng, các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, võ thuật, tập thể dục, nhảy múa, ca hát, trị bệnh bằng thực phẩm và Trung dược, giữ nếp sống lành mạnh… sở dĩ đem lại hiệu quả điều trị là do chúng kích thích kinh lạc hoạt động, khiến khí huyết lưu thông, âm dương cân bằng, từ đó cải thiện sức khỏe.
Bụng là nơi khởi phát nhiều chứng bệnh.
Các hòa thượng, đạo sĩ và người tập dưỡng sinh đều chú trọng tập hô hấp sâu bằng bụng. Nhìn chung, những người bị béo phì có vòng bụng lớn thường mắc rất nhiều bệnh. Hơn nữa, việc điều trị cho họ cũng vô cùng khó khăn.
Do đâu mà vòng bụng quan trọng đến thế?
Hoàng Đế Nội Kinh viết: “Ở tay có 3 âm kinh đi từ phủ tạng đến tay và 3 dương kinh đi từ tay lên đầu. Ở chân có 3 dương kinh đi từ đầu xuống chân và 3 âm kinh đi từ chân lên bụng.” Như vậy, các âm kinh giao nhau ở bụng. Theo Trung y, “âm thuộc hàn, hàn ắt ngưng tụ”, nên vùng bụng là nơi dễ bị “hàn ngưng” nhất do có 6 âm Kinh. Đây cũng là lý do khiến chất độc, chất béo dễ tích tụ ở vùng bụng, lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn kinh mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành khí huyết. Cho nên có thể nói, sự tích ứ ở vùng bụng là nguồn gốc của trăm bệnh.
Nghiên cứu cho thấy, khi chất béo tích tụ ở vùng bụng, các tế bào mỡ sẽ theo dòng chảy của máu mang các acid béo đến gan. Khi gan gặp những acid béo này, ngay lập tức nó sẽ sinh ra một loại lipoprotein mật độ thấp. Những lipoprotein nay sẽ phá vỡ hệ thống lọc của gan để theo máu vào mạch máu và nội tạng rồi bám tụ trên các thành mạch gây xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim,… Những căn bệnh phát sinh khi vòng bụng quá lớn sẽ rất khó chữa. Do đó, giảm số đo vòng bụng là cách tốt nhất để giảm béo, giảm cholesterol, hạ đường huyết và huyết áp.
“Điểm sự sống” của con người nằm ở phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam. Đây cũng là nơi khởi nguồn của Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch.
Người xưa gọi “điểm sự sống” là “đan điền”. Vị trí của đan điền chính là huyệt Quan nguyên trên Nhâm mạch. Quan nguyên nghĩa là “ nơi chứa nguyên khí của cơ thể”. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta cũng không được làm tổn hại nguyên khí, bởi một khi đã bị tổn hại, nguyên khí sẽ rất khó phục hồi.
Trong cuộc sống, ta thấy có nhiều người chưa già đã yếu, nhưng cũng có không ít người tuổi cao mà vẫn tráng kiện. Điều này liên quan mật thiết đến việc điều dưỡng đan điền (hay nói khác hơn là vùng bụng) của chúng ta.
Với nhiều tường hợp suy nhược, kiệt sức, stress, thậm chí mất cân bằng nội tiết tố hay mắc bệnh nan y đều có nguyên nhân từ vùng bụng. Bởi vậy, chúng ta cần lưu ý đến 3 vấn đề sau:
Nhiệt độ vùng bụng giảm: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ dùng bụng càng thấp thì cơ thể càng bất ổn. Thông thường nhiệt độ vùng bụng trên 36℃ thì cơ thể khỏe mạnh; 34℃ thì stress, mệt mỏi, kiệt sức; 32℃ thì phát sinh bệnh tật; còn dưới 30℃ thì sinh ra khối u. Đa phần các chúng kinh nguyệt không đều, mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng hay vô sinh ở nữ có liên quan đến hiện tượng hàn tử cụng.
Vùng bụng là nơi dễ hình thành khối u: Vùng bụng là nơi âm kinh quy tụ, nên nếu ta không chú ý bảo vệ, nó sẽ nhanh chóng trở thành nơi tích mỡ và hàn khí, lâu dần sinh ra khối u mỡ, khối u dạng sợi, nốt ruồi son, nốt ruồi đen, dị ứng, nếp nhăn,… khiến khí huyết kinh mạch bị tắc nghẽn.
Vùng bụng càng hàn thì vòng bụng càng lớn: Một khi vùng bụng bị nhiễm hàn, mỡ sẽ tích tụ lại làm tắt nghẽn kinh mạch, khiến cơ thể cứ béo dần, vòng bụng ngày càng to, các khối u di căn ngày càng rộng. Vùng bụng là nơi 9 kinh mạch đi qua, nên nếu tại đây xuất hiện khối u thì các kinh mạch nói trên sẽ bị tắc nghẽn, tạo nên một loạt các phản ứng dây chuyền trong quá trình vận hành khí huyết. Do đó, nhiều bệnh nhân béo phì dù đã uống thuốc giảm cholesterol, hạ đường huyết và huyết áp nhưng vẫn không hiệu quả, bởi mấu chốt cần xử lý là vùng bụng. Một khi số đo vùng bụng giảm, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả.
Trường Đai Thì Đoản Thọ
Giữ ấm vùng bụng để bảo vệ sức khỏe.
Việc giữ ấm vùng bụng rất quan trọng. Sau đây là các phương pháp bảo vệ và chăm sóc vùng bụng:
Hô hấp sâu bằng bụng:
Đây là một trong những phương pháp dưỡng sinh cơ bản nhất.
Bình thường con người không ăn có thể sống được 14 ngày, không uống có thể sống được 7 ngày, nhưng sẽ tử vong chỉ sau 7 phút ngưng hô hấp. Các số liệu trên cho thấy vai trò thiết yếu cua hô hấp đối với sự sống con người.
Khi chức năng hô hấp suy yếu thì lượng oxy hít vào sẽ giảm đi, khiến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy. Điều này làm cho quá trình trao đổi năng lượng của tế bào gặp trở ngại, đồng thời chức năng của các mô và cơ quan suy giảm, khí huyết ngưng trệ, kinh mạch tắc nghẽn, từ đó phát sinh nhiều bệnh tật.
Khác với các loài động vật khác trong tự nhiên, từ khi đứng thẳng và đi bằng 2 chân, con người đã dần chuyển sang hô hấp bằng ngực thay vì bằng bụng. Cách hô hấp này hạn chế lượng khí oxy đưa vào cơ thể; lâu ngày khiến chức năng của phổi suy yếu do không hoạt động hết công suất, còn cơ thể cũng không được cung cấp đầy đủ khí oxy nên tuổi thọ của con người bị rút ngắn.
Thực tiễn cho thấy, việc duy trì khả năng hô hấp bình thường là phương pháp cơ bản nhất để giữ gìn sức khỏe. Chức năng hô hấp của con người bắt đầu suy yếu ở độ tuổi 35. Vì vậy, những người ở độ tuổi này dù đang sức khỏe tốt cũng nên tập hô hấp sâu bằng bụng.
Vùng bụng là nơi có 9 kinh mạch đi qua bao gồm: Vị kinh, Tỳ kinh, Thân kinh, Can kinh đối xứng hai bên và Nhâm mạch kinh ở giữa. Can kinh điều tiết tình cảm, ý chí, có liên quan đến hệ thần kinh cùng trạng thái tinh thần. Vị kinh, Tỳ kinh đảm nhận vai trò tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Thận kinh nuôi dưỡng nguyên khí của thai nhi trong bụng mẹ, chịu trách nhiệm về tinh khí, đại não, nội tiết; còn Nhâm mạch kiểm soát âm khí. Khi ta hô hấp sâu bằng bụng, sự cử động của cơ bụng sẽ kích thích cả 9 kinh mạch, đồng thời đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết, giúp đại não ổn định, các cơ quan cân bằng và cơ thể đạt đến trạng thái thả lỏng, tĩnh lại, tự nhiên. Đây là trạng thái lý tưởng nhất cho kinh lạc vận hành. Nếu bạn thường xuyên đạt trạng thái này sẽ duy trì được sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ.
Loài người đã quen hô hấp bằng ngực, đặc biệt là trong những lúc mệt mỏi, kiệt sức. Do đó, để học được cách hô hấp sâu bằng bụng, chúng ta cần kiên trì tập luyện.
[panel style=”panel-success” title=”Phương pháp tập luyện hô hấp sâu bằng bụng ” footer=””]
Thả lỏng cơ thể: thả lỏng mọi bộ vị trên cơ thể. Nếu muốn thực hiện hiệu quả phương pháp này bạn không nên dùng lực mà phải “thả lỏng gân cốt”.
Ổn định nhịp tim: hãy loại bỏ những suy nghĩ vụn vặt thường ngày và tập trung tư tưởng vào việc tập luyện hô hấp sâu bằng bụng.
Điều hòa hơi thở: tập hít thở sâu.
+ Khi hít vào, giữ yên vùng ngược và thả lỏng cơ bụng, cố gắng căng dưới đồng thời hạ cơ hoành xuống để tăng dung tích phổi sống.
+ Khi thở ra, cơ bụng co lại, cố gắng hóp bụng dưới và nâng cơ hoành lên để đẩy hết khí thải ra ngoài.
+ Phải hít thở sâu, dài, đều đặn, không có tiếng động. Độ chênh lệch của bụng khi căng lên và hạ xuống tốt nhất là trên 10cm.
+ Người bình thường hô hấp bằng ngực khoảng 16 lần/phút. Đối với người hô hấp sâu bằng bụng, ban đầu khoảng 8-6 lần/phút, sau đó giảm dần còn 4 hoặc 2 lần/phút.
+ Khi mới bắt đầu tập hô hấp sâu, tốt nhất ta nên nằm ngửa để tập. Khi đã tạo thành thói quen, bất cứ lúc nào ta cũng nên tập luyện dù đứng hay ngồi, để tạo nền móng vững chắc cho việc dưỡng sinh bằng kinh lạc.
Theo quy luật tự nhiên, động là dương, tĩnh là âm. Khi ta luyện tập hô hấp sâu bằng bụng đến một trình độ nhất định, đan điền sẽ nóng lên khiến cơ thể hồi sinh và tràn đầy sức sống, nhờ đó đẩy lùi bệnh tật. Bởi vậy, hô hấp sâu bằng bụng là yêu cầu cơ bản trong việc trị liệu bằng kinh lạc.
[/panel]
Thường xuyên xoa bóp sẽ giúp tan mỡ bụng: bụng bị hàn sẽ khiến chất thải, chất béo dễ tích tụ. Khi đã dồn ứ đến một mức độ nhất định, chúng sẽ gây tắc nghẽn kinh mạch và làm khí huyết đinh trệ, dẫn đến vùng bụng càng lạnh hơn, cứ như vậy tạo nên một vòng xoắn ốc đi xuống. Lúc này, thường xuyên xoa bóp bụng sẽ giúp tan mỡ tụ và vùng bụng mềm mại hơn.
Giữ ấm vùng bụng là mấu chốt để cơ thể luôn khỏe mạnh. Theo Trung y, nhiệt độ vùng bụng chính là tiêu chuẩn đánh giá mức độ stress và bệnh mãn tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu nhiệt độ trung bình của vùng bụng dưới 34℃ sẽ gây hại cho sức khỏe. Trẻ con được giữ ấm vùng bụng sẽ ít bị bệnh. Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, ta nên chú ý giữ ấm vùng bụng để bảo vệ sức khỏe.
[panel style=”panel-info” title=”Quan sát rốn để biết tình trạng sức khỏe” footer=””]
Các nhà dưỡng sinh cổ đại cho rằng, cơ thể người là một Thái cực đồ vàtrung tâm của nó là rốn. Rốn là nguồn gốc của sự sống trong cơ thể. Vì vậy, những biến đổi về hình dạng của rốn cũng phản ánh tình trạng của kinh lạc, phủ tạng. Thực tế đã chứng minh hình dạng rốn có liên quan rất lớn đến sức khỏe con người.
Về đại thể rốn có các dạng sau:
- Tròn: đường kính các chiều của rốn gần bằng nhau, rốn to và sâu, cuốn rốn chắc, là người có nguyên khí dồi dào, khả năng hấp thu cao, thể chất cường tráng, khỏe mạnh.
- Tròn nhưng nhỏ và nông, đường viền không đều, cuống rốn yếu, là người thiếu nguyên khí, cơ thể hư nhược, dễ mệt mỏi, đoản hơi, ăn uống kém, khả năng tiêu hóa và hấp thu kém.
- Ngang: rốn có hình dạng giống chữ “一” (chữ nhất). Những người có thể chất này đa phần đều có thể chất nóng, dễ bị táo bón. Trường hợp rốn bít chặt đến nức không nhìn thấy lỗ rốn thì càng táo bón nghiêm trọng.
- Dọc: rốn có hình dạng thẳng đứng như số “1”. Những người có dạng rốn này thường có thể chất hư hàn và hay bị tiêu chảy. Nếu rốn bít chặt đến mức không nhìn thấy lỗ rốn thì càng tiêu chảy nghiêm trọng.
- Chữ “T”: là loại rốn kết hợp cả hai dạng ngang và dọc. Những người có dạng rốn này rất dễ bị dị ứng hoặc mất cân bằng nội tiết tố, thậm chí táo bón hay tiêu chảy.
- Lồi: cuống rốn lồi cao hơn mặt phẳng bụng. Đây là loại xấu nhất. Những người có dạng rốn này thường bị thiếu hụt nguyên khí, khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng kém. Rốn lồi ở trẻ con là tín hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang bất ổn. Rốn lồi ở người lớn là triệu chứng của các căn bệnh nan y. Còn nếu kèm theo vùng bụng có gân xanh nổi lên, chứng tỏ cơ thể đã bị xơ gan cổ trướng hoặc ung thư thời kỳ cuối.
[/panel]
Huyệt Thần khuyết nằm giữa rốn, đây là bộ vị trọng yếu trong việc điều tiết sức khỏe con người. Nó là nơi kinh khí hội tụ, và là gốc của lục phủ ngũ tạng.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, mỗi huyệt vị kinh lạc đều có mối quan hệ mật thiết với các đầu dây thần kinh, dặc biệt là huyệt Thần khuyết. Do đó, đây là nơi lý tưởng nhất để kích thích các đầu dây thần kinh dưới rốn, khiến chúng nhạy cảm hơn, nhằm nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng của các mô và cơ quan, để phòng/trị bệnh hiệu quả.
Phương pháp điều dưỡng huyệt Thần khuyết:
- Ngải cứu:
Một số người có thể chất rất đặc biệt, mùa hạ thì sợ nóng và toát mồ hôi, còn mùa đông thì sợ lạnh. Mùa hè năm nọ, khi học châm cứu, y sư Thái Hồng Quang (tác giả cuốn Dưỡng sinh thông kinh lạc) sơ ý châm nhầm một huyệt, ông đột nhiên cảm thấy toàn thân kiệt sức và mồ hôi chảy đầm đìa. Ông liền ngải cứu huyệt Thần khuyết. Lúc này, bụng ông lạnh đến mức để đầu ngải sát vào cũng không thấy nóng. Nhờ tiến hành ngải cứu, ông bớt đổ mồ hôi. Sau đó, vào 1 giờ chiều mỗi ngày, ông tiếp tục ngải cứu huyệt Thần khuyết 30 phút. Bảy ngày sau, ông hoàn toàn bình phục. Tuyệt vời hơn, từ đó ông không bao giờ sợ lạnh nữa.
Vào mùa đông, để cải thiện chứng sợ lạnh, ta có thể ngải cứu huyệt Thần khuyết lúc 1-3 giờ chiều mỗi ngày. Đặc biệt, nếu ta thực hiện việc này vào các tiết lạnh nhất của mùa đông như Đông chí (21-23/12), Tiểu hàn (5-7/1), Đại hàn (20-21/1) thì mùa hạ sẽ bớt đổ mồ hôi, còn nếu thực hiện vào các tiết nóng mất của mùa hạ như Tiểu thử (6-8/7), Đại thử (22-24/7) Xử thử (22-24/8) thì mùa đông sẽ không còn sợ lạnh.
Dán miếng ngải lên rốn cũng là một cách điều dưỡng huyệt Thần khuyết. Đặc biệt, cách này còn giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do nước, khí hậu hay ăn uống mất vệ sinh gây ra, nên rất thuận tiện mỗi khi đi xa.
Phù hợp với người mắc chứng sợ nóng và đổ mồ hôi vào mùa hè hoặc sợ lạnh vào mùa đông. Bằng cách dùng ngải, vật liệu dễ cháy hay dược liệu để đốt, hun, đắp lên huyệt vị. Kích thích nhiệt hoặc hóa học lên huyệt vị kinh lạc, giúp thúc đẩy vận hành khí huyết nhằm đạt hiệu quả trị liệu. Ngày nay, có thể sử dụng điếu ngải nguyên chất, điếu ngải pha thuốc, hoặc ngải cứu không khói bằng tia hông ngoại xa với các phương pháp: hơ ngải điếu, ngải cứu cách muối, ngải cứu dạng hộp.
- Giác hơi:
Giác hơi ở huyệt Thần khuyết sẽ cho hiệu quả thức thời với các chứng dị ứng da, tiêu hóa kém, đau bụng kinh,…
Mỗi lần giác nên kéo dài khoảng 10-30 phút, hoặc cho đến khi giữa rốn xuất hiện màu đỏ. Cách này công hiệu đối với các chứng đau bụng kinh, tiêu chảy, đau bụng,… và thuận tiện ở mọi lúc mọi nơi.
Với dụng cụ là ống giác, giác hơi lợi dụng sức nóng hoặc hút chân không để hút hết không khí trong ống, tạo áp suất âm, gây nên hiện tượng ứ máu ở vùng da trong ống nhằm đạt mục đích trị liệu. Thông qua áp suất âm, liêu pháp giác hơi tác động lên các kinh lạc, huyệt vị hoặc ổ bệnh,. Bằng phương pháp Giác hơi cục bộ, Giác hơi kết hợp vơi trích máu, Giác hơi di động giúp loại bỏ tà khí, điều chỉnh khí huyết, phục hồi sự cân bằng cho hệ thần kinh, với dụng cụ: ống giác hơi thủy tinh, bằng tre hay ống giác hơi chân không.
Trích “Cẩm nang Dưỡng Sinh Thông Kinh Lạc” – Thái Hồng Quang
Nhìn Phân Đoán Sức Khỏe
Từ khóa » Tích Hàn ẩm
-
Bài Thuốc Trị Bệnh Phát Sinh Từ Chứng Thủy ẩm
-
Tích Tụ Hàn ẩm Là Gì Và Mẹo Bài Trừ Hàn ẩm - StudyTiengAnh
-
Tích Tụ Hàn ẩm Là Gì - Hàng Hiệu
-
Trong Cơ Thể Của Bạn 'hàn' Như Thế, Không Béo Mới Lạ! - DKN News
-
Chứng Thủy ẩm ứ đọng Trong, Lương Y ...
-
Cơ Thể Bạn Thuộc Thể Hàn Hay Nhiệt? - Tạp Chí Đẹp
-
Liệu Pháp Dương Bài Phong - Phù Dương Bài Hàn ẩm Trong Đông Y
-
Chứng Vị Hàn Trong đông Y | Vinmec
-
Thuốc ôn Lý Trừ Hàn - Health Việt Nam
-
THIÊN 11: Trị Bệnh Ngũ Tạng Phong Hàn Tích Tụ - Phúc Tâm Đường
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Hàn Cước Khí - Tin Tổng Hợp - Bộ Y Tế
-
Chẩn đoán Bát Cương - Health Việt Nam
-
Nếu Thuộc Thể Hàn, Bạn Không Nên Bỏ Qua Những Thực Phẩm Này