Nhìn Lại Những “đại án” Của Năm 2021 - Báo Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Dưới sự sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã nhanh chóng hoàn tất quá trình điều tra truy tố để đưa ra xét xử, đem lại niềm tin trong nhân dân cả nước.
Một trong những vụ việc gây chấn động nhất đầu năm 2021 là đưa ra xét xử vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua quá trình xét xử, Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo: Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công thương 11 năm tù; Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương 9 năm tù, cùng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ngoài ra, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh 6 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, cộng với 7 năm tù trong bản án trước đó, bị cáo Tín phải chịu tổng hình phạt chung là 13 năm 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại trong vụ án bị tuyên phạt từ 30 tháng tù cho hưởng án treo đến 5 năm tù giam về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Bản án nêu rõ, Sabeco được giao khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (diện tích 6.080m2) dùng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hằng năm. Nhưng nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các đồng phạm đã có ý kiến chỉ đạo về việc Sabeco góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để thành lập liên doanh Sabeco Pearl đầu tư thực hiện dự án "Xây dựng khách sạn sáu sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" tại khu đất trên. Sau khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư, trong đó có việc bổ sung chức năng officetel (mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn) và căn hộ ở cho dự án, Bộ Công thương chỉ đạo công ty này thoái toàn bộ vốn góp. Các hành vi trên dẫn tới hậu quả quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng bị chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước.
Từ khóa » Những Hành Vi Tham Nhũng ở Việt Nam
-
Tham Nhũng Là Gì? Các Hành Vi Tham Nhũng - Thư Viện Pháp Luật
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
Các Hành Vi Tham Nhũng Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
10 Vụ án Lớn Về Kinh Tế, Tham Nhũng Và Các Vụ án điển Hình được ...
-
Tham Nhũng Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Nhân Và Hình Thức Của Hành Vi Tham Nhũng - Trang Chủ
-
Thách Thức Và Giải Pháp Phòng, Chống Tham Nhũng, Tiêu Cực ở Nước ...
-
Những Vụ án Tham Nhũng Nghiêm Trọng đã Xét Xử Năm 2020
-
[DOC] Mục đích Của Hành Vi Tham Nhũng Là Vụ Lợi
-
Mở Rộng Và Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Với Công Tác Phòng ...
-
Phòng, Chống Tham Nhũng Trong Xây Dựng Chính Sách, Pháp Luật ở ...
-
Hành Vi Tham Nhũng Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Hậu Quả?
-
Phòng, Chống Tham Nhũng: Cái Lớn Nhất Là Củng Cố, Tăng Thêm Niềm ...
-
Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Luật Phòng, Chống Tham Nhũng (Phần I)