Tham Nhũng Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề phổ biến và lan rộng do cơ sở hạ tầng pháp lý còn yếu, các khoản tài chính đột xuất và việc ra các quyết định quan liêu mâu thuẫn và tiêu cực. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi tham nhũng vặt đã giảm nhẹ trên toàn quốc, thì tham nhũng ở các quan chức cấp cao lại gia tăng đáng kể do lạm dụng quyền lực chính trị.[1] Theo khoản 1 điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.[2] Tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quản lý, giáo dục và thực thi pháp luật.

Việt Nam là một quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng tuyên bố rằng tham nhũng đã được đưa lên chương trình nghị sự chính trị trong nước và các khuôn khổ pháp lý về giải quyết tham nhũng. Tuy nhiên, các học giả chính trị đã chỉ ra rằng những nỗ lực như vậy có thể là vỏ bọc cho một cuộc thanh trừng chính trị giữa các phe phái trong đảng.[1]

Thực trạng

Cảnh sát giao thông, một trong ba cơ quan ở mức tham nhũng cao nhất theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương trong cuộc điều tra năm 2005

Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông.[3]

Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (CG) ngày 9 tháng 6 năm 2006, các nhà tài trợ nước ngoài cho rằng tình hình tham nhũng của VN đang ở mức báo động. Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, bà Anna Linstedt, cảnh báo về việc Ngân hàng Thế giới, những nhà tài trợ khác sẽ rút vốn đã cho vay nếu tình hình không được cải thiện.[4]

Theo báo Vietnam Investment Review thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% đầu tư hạ tầng".[5][6]

Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cả đất nước này." [7]

Đánh giá

Trong nước

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: "Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu 'ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng'. Tình trạng tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước."[8]

Về mặt chính quyền thì Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu: "Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người".[9][10] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có..."[11]

Ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an cho biết ý kiến: "Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển." Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du lịch nhận định: "Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao... cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi...chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi..."[12]

Các đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam), đại biểu Nguyễn Thanh Tân (Hà Tĩnh) lo lắng khi người dân sụt giảm niềm tin "cứ thấy cán bộ chạy xe hơi là dân bảo ông này tham nhũng. Họ đồn đại đồng chí này có bao nhiêu tiền, đồng chí kia có con thăng tiến quá nhanh, người nhà đồng chí nọ nắm các ngành kinh tế chủ đạo".[13]

Quốc tế

Chỉ số tham nhũng của Việt Nam Thang điểm: Từ năm 2001 tới 2011: 1-10 Từ năm 2012: 0-100 (Số điểm càng nhỏ tham nhũng càng cao Xếp hạng càng cao tham nhũng càng cao)
Năm Chỉ số Hạng
2001 2.6 75/91[14]
2002 2.4 85/102[15]
2003 2.4 100/133[16]
2004 2.6 102/145[17]
2005 2.6 107/158[18]
2006 2.6 111/163[19]
2007 2.6 123/179[20]
2008 2.7 121/180[21]
2009 2.7 120/180[22]
2010 2.7 116/178[23]
2011 2.9 112/182[24]
2012 31 123/176[25]
2013 31 116/176[26]
2014 31 119/175[27]
2015 31 112/168[28]
2016 33 113/176[29]
2017 35 107/180[30]
2018 33 117/180[31]
2019 37 96/180[32]
2020 36 104/180[33]
2021 39 87/180 [34]
2022 42 77/180 [35]

Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (tức Transparency International), công bố năm 2010 thì Việt Nam được 2.7 trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao). Sang năm 2011 số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam cho thấy tham nhũng vẫn là mối lo ngại chính đối với quốc gia này. So sánh hai năm 2010-2011 thì không có thay đổi đáng kể nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính phủ.[36] Chỉ số của CPI sau năm 2011 thì dùng 0 đến 100 điểm. Số điểm thấp là nhiều tham nhũng. Con số cao là minh bạch, trong sạch.[37] Theo cuộc khảo xét năm 2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31 (thang 100), nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với các quốc gia tiên tiến mà cả với các nước lân bang trong khu vực.[38] Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền.[39]

Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188/197 với 82/100 điểm. Chia thành từng tiêu chí một thì Việt Nam có những nhược điểm vì chồng chéo giữa cơ quan nhà nước và doanh thương, dẫn đến vấn đề "lại quả" và quan liêu trong việc quản lý. Việt Nam cũng kém vì thiếu sự giám sát của các tổ chức dân sự. Kém nhất là tình trạng thiếu minh bạch trong hành chính.[40]

Theo thông tấn xã Reuters, tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của chính quyền Việt Nam, bên cạnh các vấn đề như thiếu giải trình, thiếu minh bạch, và guồng máy hành chính quan liêu cồng kềnh. Hiện nay, tiến trình cải tổ kinh tế Việt Nam cũng như chính sách cải tạo các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu năng, có nguy cơ bị các nhóm bảo thủ và đặc quyền đặc lợi phá hoại nhất là khi chính quyền đặt trọng tâm nhiều hơn đến khía cạnh an ninh. Mặt khác, theo một số nhà phân tích chính trị, trong thời gian từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011, các cuộc đấu đá nội bộ có thể làm cho tiến trình cải tổ bị tê liệt phần nào.[41]

So sánh trong khu vực

So sánh với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, chỉ số tham nhũng năm 2022 như sau (hạng càng cao tham nhũng càng cao):[35]

Quốc gia Chỉ số (2021) Hạng
Singapore 83 5/180
Malaysia 47 61/180
Trung Quốc 45 65/180
Đông Timor 42 77/180
Việt Nam 42 77/180
Thái Lan 36 101/180
Indonesia 34 110/180
Philippines 33 116/180
Lào 31 126/180
Cambodia 24 150/180

Chống tham nhũng

Hệ thống phòng chống tham nhũng ở Việt Nam khá đồng bộ và phức tạp. Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Chính phủ có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra chính phủ đứng đầu. Hầu như tất cả các Bộ ngành, Ủy ban Nhân dân đều có cơ quan phòng chống tham nhũng. Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương nói: "tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả của công tác phòng, chống vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi."[42]

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đại biểu quốc hội Nguyễn Đăng Trừng ví rằng: "Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ." [43]

Ngày 23 tháng 12 năm 2018, Quốc hội thông qua "Luật Phòng chống tham nhũng" sửa đổi. Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trước kia do Thủ tướng điều hành thì nay sẽ giao cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ vì Ban Chỉ đạo đã không thi hành được nhiệm vụ này.[44]

Năm 2015, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9% còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít (0,3%).[45]

Ngày 12-7-2016, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng. Phó thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình nhận định, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ... "Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên trong đó có những người được giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc." [46]

Theo kết quả khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng Việt Nam 2019 của Tổ chức Hướng tới Minh bạch thì người dân cho rằng tham nhũng đã giảm trong những năm gần đây dù vẫn còn nghiêm trọng.[47][48]

Tương đồng với Trung Quốc

Theo một nghiên cứu của Ban Nội Chính Trung Ương, chống tham nhũng ở Việt Nam có một số điểm tương đồng với Trung Quốc.[49]

Ảnh hưởng

Kinh tế

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói trong buổi Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/8: "Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải mất 1,02 đồng cho "bôi trơn". Có nghĩa, nếu tham nhũng ở nước ta giảm đi 50% thì đã làm tăng được 50% lợi nhuận của doanh nghiệp rồi. Đây là một trong những điều giải thích nhận xét của tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có xu hướng li ti hóa, tức là nhỏ đi so với trước!" Cho nên tuy đã tham gia ASEAN 20 năm, nhưng Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar).[50]

Một số vụ tham nhũng nổi tiếng

  • Vụ EPCO - Minh Phụng
  • Vụ PMU18
  • Vụ tham nhũng PCI
  • Vụ tham nhũng Đề án 112
  • Vụ Nexus Technologies công ty Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam [51]
  • Vụ Công ty của Úc Securency hối lộ in tiền Polyme ở Việt Nam[52]
  • Vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng [53][54]
  • Vụ Vinashin
  • Vụ Vinalines, nhân vật chính là cục trưởng cục hàng hải Dương Chí Dũng
  • Vụ Việt Á

Xem thêm

  • Ông lớn (chính trị học)
  • Tham nhũng
  • Những vụ đào tẩu của lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
  • Chiến dịch đốt lò
  • Lợi ích nhóm
  • Danh sách các vụ bê bối chính trị ở Việt Nam
  • Danh sách quan chức Việt Nam bị kỷ luật

Chú thích

  1. ^ a b “Vietnam Corruption Profile”. Business Anti-Corruption Portal. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Luật Phòng, chống Tham nhũng” (PDF). Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  3. ^ Vương Hà (30 tháng 11 năm 2005). “10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất”. Dân trí. Báo điện tử Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2012. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ Phan Anh (10 tháng 6 năm 2006). “Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động”. Dân trí. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2009. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005
  6. ^ “Giáo dục và tham nhũng tại Việt Nam”. BBC Tiếng Việt. 7 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ 'Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy' - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI”. Báo Điện tử Chính phủ. 7 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
  9. ^ “Tìm lại lòng tin đã mất...”. Người Đô thị. 27 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ Vinh Trà (23 tháng 7 năm 2013). “Tham nhũng gia tăng bởi lợi ích nhóm hoành hành”. VOV. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ “Tổng bí thư: "Hết sức sốt ruột" trước tham nhũng, hư hỏng”. VnEconomy. Thời báo Kinh tế Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ Nam Nguyễn (28 tháng 10 năm 2016). “Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình”. RFA.
  13. ^ K.Linh - V.Anh - L.Anh - T.Chung. “'Chạy chức, chạy quyền đã thành 'đấu thầu' cán bộ'?”. Vietnamnet. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2006. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  15. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2011. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  16. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  19. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2011. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  20. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  21. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2011. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  22. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2011. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  23. ^ “Research”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2010. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  24. ^ CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2011 Lưu trữ 2012-08-10 tại Wayback Machine đồng hạng với Ai Cập, Algérie, Kosovo, Moldova, và Senegal
  25. ^ CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2012 Lưu trữ 2013-11-29 tại Wayback Machine đồng hạng với Belarus, Mauritanie, Mozambique, và Sierra Leone, Moldova
  26. ^ CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2013 Lưu trữ 2013-12-03 tại Archive.today đồng hạng với Albania và Nepal
  27. ^ “Transparency International”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2023. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  28. ^ “CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2015 Đồng hạnh với Malawi, Mozambique, Honduras, Mauritania”.
  29. ^ “CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2016 Đồng hạng với Bolivia, Armenia”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
  30. ^ “CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2018.
  31. ^ “CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2018”.
  32. ^ “CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2019”.
  33. ^ “CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX 2020”.
  34. ^ “2021 Corruption Perceptions Index - Explore the results”. Transparency.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  35. ^ a b “2022 Corruption Perceptions Index - Explore the results”. Transparency.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2023.
  36. ^ “Transparency International: Việt Nam không có tiến bộ đáng kể chống tham nhũng”. RFI. RFI Tiếng Việt. 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  37. ^ “2012 Corruption Perceptions Index”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  38. ^ 2012-12-05 (5 tháng 12 năm 2012). “Việt Nam bị mất hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng - VIỆT NAM - RFI”. RFI Tiếng Việt. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  39. ^ “Map: Which country pays the most bribes?”. BBC News. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  40. ^ “Doanh nghiệp 'khổ vì hối lộ' ở VN và Campuchia”. BBC Vietnamese. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  41. ^ Trọng Nghĩa (3 tháng 11 năm 2009). “RFI”. RFI. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2009. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  42. ^ “Tham nhũng tại Việt Nam liên tục giảm trong 3 năm qua”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  43. ^ "Chống tham nhũng ở Việt Nam giống văn học hiện thực phê phán"”. Báo điện tử Dân Trí. 28 tháng 10 năm 2010. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  44. ^ “BBC Vietnamese”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  45. ^ “Tổng Thanh tra CP: Việt Nam nhiều "tham nhũng vặt"”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  46. ^ “10 năm phát hiện gần 60.000 tỉ đồng tham nhũng, thu hồi 5.000 tỉ”. tuoitre. 12 tháng 7 năm 2016.
  47. ^ Một thăm dò dư luận nói tham nhũng ở Việt Nam 'đã giảm',BBC Tiếng Việt, 7 tháng 1 năm 2020
  48. ^ “Việt Nam: Tăng điểm CPI 2019 nhưng tham nhũng vẫn nghiêm trọng”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  49. ^ “Mô hình cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc và giá trị tham khảo với Việt Nam”.
  50. ^ “Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước... không chịu phát triển!”, Infonet, 10.8.2015
  51. ^ “Công ty Mỹ 'nhận đã hối lộ quan chức VN'. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  52. ^ “Úc điều tra vụ tiền polymer dính líu Việt Nam”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  53. ^ “Tòa ra phán quyết vụ Quán Nam”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  54. ^ “Hai phó chủ tịch TP Hải Phòng cũng liên quan”. Báo điện tử Dân Trí. 8 tháng 5 năm 2007. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

  • Bảng xếp hạng minh bạch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Lưu trữ 2018-12-26 tại Wayback Machine Việt Nam xếp 116/178, 2010.
  • So sánh về luật pháp chống Tham Nhũng ở Việt Nam và Singapore[liên kết hỏng]
  • Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng Lưu trữ 2011-03-16 tại Wayback Machine
  • Tác động của tham nhũng ở Việt Nam
  • Chính sách phòng chống tham ô, tham nhũng dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497)
  • Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI Lưu trữ 2017-03-30 tại Wayback Machine
  • Tác hại của Tham Nhũng tại Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Tham nhũng
Tham nhũng trongcác lĩnh vực khác nhau
  • Tội phạm pháp nhân thương mại
  • Corruption in local government
  • Tham nhũng nhóm lợi ích
  • Police corruption
  • Tham nhũng chính trị
Đo lường tham nhũng
  • Chỉ số nhận thức tham nhũng
  • Economics of corruption
Hình thái hoặckhía cạnh tham nhũng
Chung
  • Baksheesh
  • Chợ đen / Chợ xám
  • Hối lộ
  • Collusion
  • Commercial bribery
  • Xung đột lợi ích
  • Công ty
    • Dummy
    • Ma
  • Thủ đoạn tín nhiệm
  • Biển thủ công quỹ
  • Extortion
  • Gian lận
  • Graft (politics)
  • Honest services fraud
  • Kickback
  • Match fixing
  • Rửa tiền
    • Cryptocurrency and crime
    • Hawala and crime
  • Noble cause corruption
  • Professional courtesy
  • Bê bối
  • Quỹ đen
  • Trốn thuế
  • Thiên đường thuế
    • Offshore investment
    • Trung tâm tài chính nước ngoài
Quốc gia
  • Chủ nghĩa bảo trợ
  • Coroneism
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu
  • Chủ nghĩa thân hữu
  • Elite capture
  • Nhà nước thất bại
  • Ghost soldiers
  • Chế độ đạo tặc
  • Mafia state
  • Chủ nghĩa gia đình trị
  • Chế độ tài phiệt
  • Political scandal
  • Lạm quyền điều tiết
  • Trục lợi
    • Rent-setting
  • State capture
  • State crime
Bầu cử
  • Ballot stuffing
  • Gian lận bầu cử
  • Election security
  • Gerrymandering
  • Vote pairing
  • Vote suppression
Đương đầuvới tham nhũng
Quốc tế
  • Toàn vẹn tài chính toàn cầu
  • Global Witness
  • Group of States Against Corruption
  • International Anti-Corruption Academy
  • Mo Ibrahim Foundation
  • Tổ chức Minh bạch Quốc tế
  • UNCAC Coalition of Civil Society Organisations
Quốc gia
  • Oficina Anticorrupción (Argentina)
  • Australian Criminal Intelligence Commission
  • Anti-Corruption Commission (Bangladesh) (Bangladesh)
  • Anti-corruption and Economic Malpractice Observatory (Burundi)
  • National Anti-Corruption Observatory (Cameroon)
  • Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc (Trung Quốc)
    • Independent Commission Against Corruption (Hong Kong)
    • Commission Against Corruption (Macau)
  • USKOK (Croatia)
  • Fiji Independent Commission Against Corruption
  • Central Vigilance Commission (Ấn Độ)
  • KPK (Indonesia)
  • National Anti-Corruption Authority (Ý)
  • Corruption Prevention and Combating Bureau (Latvia)
  • Governance and Economic Management Assistance Program (Liberia)
  • Special Investigation Service of the Republic of Lithuania
  • BIANCO (Madagascar)
  • Malaysian Anti-Corruption Commission
  • Anti-Corruption Commission of Myanmar (Myanmar)
  • Independent Corrupt Practices Commission (Nigeria)
  • National Accountability Bureau (Pakistan)
  • Investigation Task Force Sweep (Papua New Guinea)
  • Central Anticorruption Bureau (Ba Lan)
  • Anti-Corruption General Directorate (Romania)
  • National Anticorruption Directorate (Romania)
  • Investigative Committee of Russia (Nga)
  • Sierra Leone Anti-corruption Commission
  • Corrupt Practices Investigation Bureau (Singapore)
  • Commission for the Prevention of Corruption of the Republic of Slovenia
  • Anti-Corruption and Civil Rights Commission (Hàn Quốc)
  • Servicio de Vigilancia Aduanera (Tây Ban Nha)
  • National Anti-Corruption Bureau of Ukraine (Ukraina)
  • Warioba Commission (Tanzania)
  • Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Việt Nam)
Chống tham nhũng
Luật vàhành pháp
  • Citizen's Charter and Grievance Redressal Bill 2011 (đang chờ)
  • Foreign Corrupt Practices Act
  • Foreign Extortion Prevention Act
  • Freedom of information laws by country
  • The Lokpal and Lokayuktas Act, 2013
  • UK Bribery Act of 2010
  • Bảo vệ người tố giác
Văn bản vànỗ lực quốc tế
  • Công ước chống tham nhũng liên Mỹ
  • International asset recovery
  • International Association of Anti-Corruption Authorities
  • OECD Anti-Bribery Convention
  • Công ước phòng chống tham nhũng
Biểu tìnhphản đối
  • 2011 Azerbaijani protests
  • 2011 Indian anti-corruption movement
  • 2012 Indian anti-corruption movement
  • Anti-austerity movement in Spain
  • Movement for Peace with Justice and Dignity
  • Russian anti-corruption campaign
  • Yo Soy 132
  • 2017–2019 Romanian protests
  • 2017–2018 Russian protests

Từ khóa » Những Hành Vi Tham Nhũng ở Việt Nam