Những Vụ án Tham Nhũng Nghiêm Trọng đã Xét Xử Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
- Tổng bí thư: Đẩy nhanh điều tra, xét xử đại án tham nhũng
- Đại án tham nhũng và dấu chấm hết cho một triều đại
Qua các phiên toà cho thấy, các bị cáo đều nhận thức được hành vi sai phạm của mình, bày tỏ thái độ ăn năn, khai báo thành khẩn, xin được hưởng lượng khoan hồng. Hình phạt mà Toà án áp dụng đối với người phạm tội cũng tương xứng với tính chất, mức độ mà họ đã gây ra, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Điều đó cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý mọi cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật là đúng đắn và kịp thời.
1. Ông Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên y án chung thân về tội “Vi phạm quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Nhận hối lộ” vào ngày 23/4/2020 vì có sai phạm nghiêm trọng trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, trong đó ông Nguyễn Bắc Son và đồng phạm nhận số tiền hối lộ đặc biệt lớn.
Ông Nguyễn Bắc Son và đồng phạm. |
Tại phiên phúc thẩm, ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã tuyên. Quá trình thực hiện dự án, vì mục đích tư lợi cá nhân, ông Nguyễn Bắc Son nhiều lần trao đổi với ông Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT AVG) chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án. Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, ông Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ số tiền 3 triệu USD. Trong vụ án này, ông Nguyễn Bắc Son là người có chức vụ quyền hạn cao nhất, có vai trò quyết định trong thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG bất chấp quy định của pháp luật nên đã phải nhận hình phạt cao nhất.
2. Ông Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương- OceanBank) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt thêm 10 năm tù vào ngày 27/4/2020 trong vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng là vụ án thứ 3 mà ông Hà Văn Thắm phải hầu tòa.
Ông Hà Văn Thắm và đồng phạm. |
Trong vụ án này, ông Hà Văn Thắm đã chỉ đạo cấp dưới chi trái quy định số tiền 1.576 tỉ đồng lãi suất ngoài hợp đồng tiền gửi cho khách hàng là các doanh nghiệp. Sau thời gian thực hiện tạm ứng chi lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền với số tiền lớn, không còn nguồn tiền để hoàn ứng, ông Hà Văn Thắm chỉ đạo ấp dưới ký kết, hạch toán, thanh toán 44 hợp đồng khống với 19 đối tác có tổng giá trị hơn 133,8 tỉ đồng. Việc làm của ông Hà Văn Thắm và đồng phạm đã gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 100 tỉ đồng. Trong hai phiên toà trước đó, ông Hà Văn Thắm đã bị tuyên phạt tù chung thân.
3. Ông Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- BIDV) bị tuyên phạt 8 năm tù. Ông Đoàn Ánh Sáng (cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV) bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Ngày 26-10-2020, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án: Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại BIDV, Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Dũng. Hai người có chức vụ cao nhất trong vụ án này “dính chàm” là ông Trần Lục Lang và ông Đoàn Ánh Sáng.
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2011- 2016, do áp lực từ cấp trên là ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV (đã chết), ông Trần Lục Lang và ông Đoàn Ánh Sáng cùng các bị cáo khác đã cho Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Công ty “sân sau” của ông Trần Bắc Hà) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Dũng vay tiền trái quy định của ngành ngân hàng, gây thất thoát số tiền gần 1.700 tỉ đồng. Trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà giữ vai trò chính nhưng do ông Trần Bắc Hà đã chết nên cơ quan tố tụng không xem xét trách nhiệm. Trong số 12 bị cáo còn lại, cơ quan tố tụng xác định, vai trò của ông Trần Lục Lang và ông Đoàn Ánh Sáng cao hơn những bị cáo khác nên Hội đồng xét xử đã áp dụng mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội.
5. Ông Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân) được Toà án Quân sự Trung ương tuyên giảm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vào ngày 10/12/2020.
Ông Nguyễn Văn Hiến tại phiên toà phúc thẩm. |
Tại phiên toà sơ thẩm, Toà án Quân sự Quan chủng Hải quân tuyên phạt ông Nguyễn Văn Hiến 4 năm tù. Trong giai đoạn 2006-2010, các bị cáo thuộc Quân chủng Hải quân và Công ty Hải Thành (thuộc Quân chủng Hải quân) đã chuyển đổi 3 khu đất quốc phòng ở TP Hồ Chí Minh sang đất kinh tế trong 49 năm không đúng quy định, sai chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thời gian này, ông Đinh Ngọc Hệ là Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) đã thành lập Công ty Yên Khánh (công ty tư nhân của ông Hệ) rồi đề nghị Quân chủng Hải quân cho Công ty Yên Khánh liên doanh với Công ty Hải Thành để xây cao ốc trên khu đất quốc phòng số 7 - 9 đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Được đồng ý liên doanh, ông Hệ dù không góp vốn nhưng vẫn chuyển khu đất số 7 - 9 từ sở hữu của Quân chủng Hải quân sang đất liên doanh Công ty Yên Khánh và Công ty Hải Thành. Sau đó, bị cáo Hệ chỉ đạo nhân viên lấy “sổ đỏ” khu đất này đem đi thế chấp tại Ngân hàng BIDV để các doanh nghiệp riêng của ông Hệ vay tiền. Trong vụ án này, ông Nguyễn Văn Hiến được xác định, thiếu trách nhiệm, không kiểm tra sát sao… dẫn tới mất đất.
5. Ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” vào ngày 11/12/2020. Ông Nguyễn Đức Chung được cơ quan tố tụng xác định có vai trò chủ mưu, chỉ đạo và nhiều lần nhận tài liệu về vụ án Nhật Cường thông qua ông Phạm Quang Dũng. Tại tòa, ông Nguyễn Đức Chung thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, thành khẩn khai báo và có thái độ ăn năn. Ông Nguyễn Đức Chung có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên tòa án tuyên mức hình phạt dưới khung so với cáo trạng truy tố.
6. Ông Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội- CDC Hà Nội) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù vào ngày 12/12/2020 vì phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc nâng khống giá máy xét nghiệm. Cơ quan tố tụng xác định, với động cơ vụ lợi từ tình hình dịch COVID-19, từ đầu tháng 2/2020, ông Nguyễn Nhật Cảm đã câu kết với các bị cáo đồng phạm thuộc các công ty tư nhân kinh doanh vật tư y tế để thỏa thuận mua bán các máy, thiết bị y tế thuộc gói thầu số 15 cho CDC Hà Nội trước khi thực hiện các quy trình, thủ tục chỉ định thầu thông thường đã gian lận, hợp thức thủ tục thẩm định gói thầu số 15 theo đúng giá do CDC Hà Nội yêu cầu.
Sau đó, ông Nguyễn Nhật Cảm chỉ đạo và giao cho các nhân viên dưới quyền thuộc CDC Hà Nội hợp thức hóa toàn bộ quy trình chỉ định thầu thông thường để Công ty MST trúng thầu theo đúng giá thỏa thuận từ trước, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 5,4 tỷ đồng, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội.
Từ khóa » Những Hành Vi Tham Nhũng ở Việt Nam
-
Tham Nhũng Là Gì? Các Hành Vi Tham Nhũng - Thư Viện Pháp Luật
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
Các Hành Vi Tham Nhũng Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
10 Vụ án Lớn Về Kinh Tế, Tham Nhũng Và Các Vụ án điển Hình được ...
-
Tham Nhũng Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Nhân Và Hình Thức Của Hành Vi Tham Nhũng - Trang Chủ
-
Nhìn Lại Những “đại án” Của Năm 2021 - Báo Nhân Dân
-
Thách Thức Và Giải Pháp Phòng, Chống Tham Nhũng, Tiêu Cực ở Nước ...
-
[DOC] Mục đích Của Hành Vi Tham Nhũng Là Vụ Lợi
-
Mở Rộng Và Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Với Công Tác Phòng ...
-
Phòng, Chống Tham Nhũng Trong Xây Dựng Chính Sách, Pháp Luật ở ...
-
Hành Vi Tham Nhũng Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Hậu Quả?
-
Phòng, Chống Tham Nhũng: Cái Lớn Nhất Là Củng Cố, Tăng Thêm Niềm ...
-
Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Luật Phòng, Chống Tham Nhũng (Phần I)