NHNN Tăng Hệ Số Rủi Ro đối Với Các Khoản Vay Bất động Sản

nhnn tang he so rui ro doi voi cac khoan vay bat dong san

Đã đến lúc NHNN siết giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

nhnn tang he so rui ro doi voi cac khoan vay bat dong san

Chứng khoán được lợi gì khi NHNN giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn?

nhnn tang he so rui ro doi voi cac khoan vay bat dong san

NHNN: Lượng kiều hối năm 2019 vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6 - 8% so với năm ngoái

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 22/2019 qui định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 1/1/2020.

Trong thông tư mới được ban hành, bên cạnh qui định lộ trình giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN còn tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay phục vụ kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

nhnn tang he so rui ro doi voi cac khoan vay bat dong san
Ảnh minh họa

Ngoài ra, NHNN cũng áp dụng hệ số rủi ro từ 50% - 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà.

Theo đó, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay sẽ có hệ số rủi ro 50% khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Thứ nhất là khoản vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ;

Thứ hai, các khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền cho vay/mức cho vay dưới 1,5 tỉ đồng.

Đối với các khoản phải cho vay đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng từ 4 tỉ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.

Theo số liệu của NHNN đến tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.

Tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán lũy kế 8 tháng đầu năm tăng 8,7%, chiếm tỉ trọng 0,4%. Trong khi tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%.

Phân loại tín dụng theo ngành, NHNN cho biết đến tháng 8/2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp tăng 6,76% so với cuối năm 2018, chiếm tỉ trọng 19,61%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,4%, chiếm 14,98%; tín dụng đối với ngành xây dựng tăng 7,61%, chiếm 9,66%. Trong khi đó, tín dụng đối với ngành dịch vụ tăng 9,27%, chiếm 61,8%.

Đối với lĩnh vực ưu tiên, đến tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 24,26% tổng dư nợ nền kinh tế; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%, chiếm 18,67%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,21%, chiếm 3,16%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, chiếm 2,91%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%, chiếm 0,41%.

Từ khóa » Hệ Số Rủi Ro Cho Vay Bđs Là Gì