- Nhớ Rừng - Ông đồ - Quê Hương Nêu Tác Giả Hoàn Cảnh/ Xuất Xứ ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- fhghjhhh
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
10
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 8
- 50 điểm
- fhghjhhh - 13:58:24 20/03/2022
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- asmobile2xpKCr
- Chưa có nhóm
- Trả lời
1141
- Điểm
29219
- Cảm ơn
1699
- asmobile2xpKCr
- Câu trả lời hay nhất!
- 20/03/2022
1) Nhớ rừng:
- Tác giả: Thế Lữ tên thật Nguyễn Thứ Lễ
- Hoàn cảnh: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935
- Nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân.
- Nghệ thuật: Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình. Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.
2) Ông đồ:
- Tác giả: Vũ Đình Liên
- Hoàn cảnh: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
- Nội dung: Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
- Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ. Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.
3) Quê hương:
- Tác giả: Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh
- Hoàn cảnh: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết.
- Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng. Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa. Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật.
#Chúc bạn học tốt#
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy- Cảm ơn 3
- Báo vi phạm
Xem thêm:
- >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
- >> Mời tham gia sự kiện "Nhìn lại năm cũ 2024"
- kimdao44
- Chưa có nhóm
- Trả lời
173
- Điểm
321
- Cảm ơn
72
- kimdao44
- 20/03/2022
Nhớ Rừng1. Tác giả
-Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 - 1945) trong buổi đầu.
- Thế Lữ đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca, đem lại thắng lợi cho Thơ mới.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ - 1935
b, Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d, Thể thơ: 8 chữ
e, Nhan đề bài thơ:
- Tâm trạng nhớ núi rừng hùng vĩ của con hổ khi bị giam vườn bách thú →Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối.
- Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
f. Giá trị nội dung:
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
g. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ 8 chữ hiện đại, dễ dàng bộc lộ cảm xúc
- Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…
- Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ - hiện thực – quá khứ…
B. Tìm hiểu tác phẩm Ông đồ
1. Tác giả
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 1936 khi Hán học, chữ Nho ngày càng suy tàn.
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý
- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
- Phần 3 ( còn lại) : Tình cảm của nhà thơ
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
d, Thể thơ : Ngũ ngôn
e, Giá trị nội dung:
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả
f, Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảmQuê HươngB. Tìm hiểu tác phẩm Quê hương
1. Tác giả
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiênvà rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết.
- Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
b, Bố cục: 4 phần
- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
- 6 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền cá trở về bến.
- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
d, Thể thơ : 8 chữ
e, Giá trị nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
f, Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Nhớ Rừng Quê Hương Thuộc Thể Thơ
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài Nhớ Rừng
-
1. Bài Thơ "Nhớ Rừng" Thuộc Thể Thơ Gì? Nêu đặc điểm Của ... - Hoc24
-
Bài Thơ Nhớ Rừng được Viết Theo Thể Thơ Gì
-
Nhớ Rừng Thuộc Thể Loại Thơ Gì? - Diễm Nguyễn Phương - HOC247
-
Soạn Bài: Nhớ Rừng - Ngữ Văn 8 Tập 2
-
[CHUẨN NHẤT] Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Nhớ Rừng - TopLoigiai
-
Nhớ Rừng - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Qua Bài Thơ Nhớ Rừng, Ông đồ, Quê Hương, Em Nhận Thấy
-
Văn Bản Nhớ Rừng, Quê Hương Thuộc Phong Trào Thơ Nào?
-
Văn Mẫu Lớp 8: Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ Dàn ý ...
-
Đề Số 5 - Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết) - Học Kì 2 - Ngữ Văn 8
-
Qua Bài Thơ Nhớ Rừng, Ông đồ, Quê Hương, Em Nhận Thấy - Tech12h