Nhựa PE Là Gì Và ứng Dụng Của Nhựa PE Trong Cuộc Sống
Có thể bạn quan tâm
Có bao nhiêu loại nhựa PE?
Dựa vào các yếu tố như: khối lượng phân tử, độ kết tinh, mức độ khâu mạch, tỷ trọng mà có thể chia nhựa PE thành 8 loại khác nhau: LDPE, MDPE, UHMWPE, HDXLPE, VLDPE, LLDPE, HDPE, PEX , XLPE. Xét về tỷ trọng từ thấp đến cao, ta có:
- VLDPE: Tỷ trọng chỉ 0,880 đến 0,915 g/cm3. Đây là loại nhựa PE đạt giải “quán quân” về độ dai, độ mềm dẻo.
- LDPE: Tỷ trọng từ 0,910 đến khoảng 0,925 g/cm3. Mặc dù tỷ trọng này cao hơn so với loại VLDPE nhưng nhìn chung chỉ số này còn khá thấp.
- LLDPE: Chỉ số tỷ trọng của loại nhựa LLDPE dao động từ 0,915 – 0,925 g/cm3. Con số này không quá chênh lệch với LDPE.
- MDPE: Tỷ trọng của loại này ở mức trung bình, chứa từ 0,926 – 0,940 g/cm³. So với LLDPE và LDPE chênh lệch không quá nhiều.
- HDPE: Là loại có tỷ trọng khá cao từ 0.941 – 0,965 g/cm³. Để tạo ra HDPE, nhà sản xuất sẽ tạo áp suất thấp kết hợp với các hệ xúc tác khác.
- UHMWPE: Chứa khối lượng phân tử cao nhất trong các loại, từ 3,1 đến 5,67 triệu 0,935 – 0,930 g/cm³. Nhựa UHMWPE có tính cứng nên thường được sử dụng để sản xuất các loại tấm lót thùng đạn.
- PEX hay XLPE khâu mạch: Được chế tạo bằng cách cho thêm các peroxit hữu cơ, ứng dụng chủ yếu trong quá trình làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
- HDXLPE: Là loại có tỷ trọng và khâu mạch cao, thường được sử dụng để sản xuất màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
Ứng dụng của nhựa PE trong đời sống
Nhựa PE nhẹ, bền, có tính mềm dẻo nhất định và giá thành phải chăng, vì thế dòng nhựa này được tin dùng và ứng dụng trong nhiều ngành nghề, sản phẩm khác nhau. Mời bạn cùng An Ca điểm qua một vài ứng dụng thực tiễn của hạt nhựa PE trong đời sống hàng ngày nhé
Nhựa PE được sử dụng trong ngành in ấn
Nhựa PP và nhựa PE là hai loại nhựa được sử dụng nhiều trong in ấn. Trong ngành này, nhựa PE thường ưu tiên được dùng để in ấn nhiều hơn bởi đặc tính nổi trội của nó. Nhờ tính nhẹ, ít thấm nước nên nhựa PE được tin tưởng để in tem nhãn decal nhựa.
Nhựa PE được dùng trong đóng gói
Nhựa PE bền, chịu được va đập nên được dùng để sản xuất các loại chai, nắp chai, khay hoặc các loại màng, túi nhựa, một số loại khay đóng gói thực phẩm. Ngoài ra, nhờ vào tỷ trọng của hạt nhựa PE dao động chỉ từ 0,880 – 0,965 g/cm3 nên giúp việc vận chuyển tiết kiệm công sức và dễ dàng hơn.
Nhựa PE dùng sản xuất các loại ống và phụ kiện khác
HDPE (1 trong 8 loại thuộc nhựa PE) có khả năng chống các tác động từ hóa chất và thủy phân nên được tin dùng để sản xuất các loại ống dẫn khí, ống nước, phụ kiện,…LDPE so với HDPE có độ dẻo thấp hơn nên thường được dùng để làm ống dẫn nước và ống mềm.
Nhựa PE dùng trong ngành điện
Nhựa PE có khả năng cách điện, cách nhiệt tốt nên được sử dụng trong ngành điện, giúp cách điện cho cáp đồng trục và vỏ cáp. Chất liệu này có giá hợp lý lại có tính ứng dụng cao nên được sử dụng rất rộng rãi.
Nhựa PE được dùng để sản xuất đồ chơi, đồ gia dụng
HDPE thường được sử dụng để sản xuất đồ chơi hoặc đồ gia dụng bởi chúng bền, nhẹ, giả cả hợp lý,… Có rất nhiều đồ gia dụng được làm từ nhựa PE như: hộp đựng đá, xô, thùng đựng gạo, các loại giá treo trong nhà bếp, thùng rác,… Nhựa PE có tính bền và dẻo nên không dễ bị giòn sau thời gian dài sử dụng. Vì vậy nếu bạn đang phân vân chọn lựa đồ gia dụng, hãy tham khảo chọn các loại vật dụng được làm từ nhựa PE nhé!
Cách phân biệt nhựa PE và một số loại nhựa phổ biến khác
Sau khi tìm hiểu nhựa PE là gì và ứng dụng từ loại nhựa này, chắc hẳn bạn có thể nhận ra rằng hiện nay các sản phẩm từ nhựa được sản xuất và xuất hiện phổ biến trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm, tính ứng dụng mà mỗi loại nhựa lại có những lưu ý riêng. Vậy làm thế nào để phân biệt nhựa PE và các loại nhựa khác?
CÁC LOẠI NHỰA | ĐẶC TÍNH | ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
Nhựa PE (Polyetylen hoặc Polyethene) | Nhựa PE trong suốt và có ánh mờ, dẻo và phần bề mặt bóng. | PE có khả năng chống thấm nước, chống hơi tốt .Khả năng chịu nhiệt cao, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian khá ngắn. | PE có khả năng chống khí và dầu mỡ kém. Vì có khả năng chống thấm khí kém nên nếu thực phẩm chứa trong bao bì từ nhựa PE thì chính bao bì đó có khả năng sẽ hấp thu và giữ mùi. |
Nhựa PP (Polypropylene) | Có tính cơ học cao, cứng và vững, trong suốt, bề mặt bóng. | Bề mặt bóng nên nếu cần in ấn nét in sẽ rõ và có màu sắc đẹp.Có khả năng chống thấm khí O2, hơi nước, một số loại khí khác và dầu mỡ. Nhựa PP thường được ứng dụng sản xuất các loại bao bì đựng thực phẩm. | Nhựa PP dễ bị nứt, hỏng nếu để lâu ở môi trường bên ngoài. Trong môi trường nhiệt độ thấp, nhựa PP dễ bị phân mảnh, vỡ thành các mảnh nhỏ. |
Nhựa PVC (Polyvinylchloride) | Đặc tính khá giòn, ít mềm dẻo. Nếu dùng PVC trong đóng gói thực phẩm thì chỉ nên dùng cho thực phẩm sống và lưu hành trong thời gian ngắn. So với các loại như PE hay PP thì PVC hiện đang ít được sử dụng hơn. | PVC thường được ứng dụng để sản xuất dây bọc cáp điện, ống thoát nước, áo mưa,.. | Khi sử dụng PVC để làm bao bì, nhà sản xuất cần thêm PE hoặc PP để giúp PVC mềm dẻo hơn. Tuy nhiên sau một thời gian PVC đã qua dẻo hóa vẫn bị biến tính và cứng giòn. PVC giòn nên thời gian sử dụng ngắn, không bền. |
Nhựa PC (Polycarbonate) | Nhựa PC bền, trong suốt, có khả năng chịu mài mòn, không bị tác động bởi các thành phẩm có chứa trong thực phẩm. | Có tính chống thấm khí cao hơn so với PE, PVC Có khả năng chịu nhiệt cao trên 100 độ C nên thường được sử dụng làm bình chứa, chai, nắp nhựa của các sản phẩm tiệt trùng. | So với nhựa PP, PET, nhựa PC có giá thành cao hơn nên thường ít được sử dụng.. |
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) | Bền, chịu được mài mòn, có thể chịu lực khi va chạmNhựa có màu trong suốt | Khi thay đổi nhiệt độ cấu trúc hóa học của nhựa PET vẫn được giữa nguyên, khả năng chống thấm khí hơi của nhựa vẫn được duy trì khi nhiệt ở mức khoảng 100 độ C.Nhựa PET có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống mài mòn cực tốt. | Khả năng chịu nhiệt của nhựa PET kém nên không thể sử dụng loại nhựa này trong môi trường nhiệt độ cao. Nhựa PET dễ bị oxy hóa. |
Các lưu ý cần biết khi sử dụng nhựa PE
Qua bảng so sánh trên đây, có thể thấy được rằng mỗi một loại nhựa có một đặc điểm và tính chất riêng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người sản xuất sẽ cân đối và lựa chọn loại nhựa phù hợp nhất sao cho thành phẩm đạt chất lượng và giá thành tương xứng. Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng của sản phẩm, việc lựa chọn loại nhựa và nguồn gốc xuất xứ của nhựa là vô cùng quan trọng. Bạn có thể nhận biết nhanh sản phẩm đang sử dụng có nguồn gốc từ loại nhựa nào bằng cách xem ký hiệu trên bao bì hoặc dưới đáy sản phẩm.
Mặc dù nhựa PE được đánh giá là loại nhựa an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, nhưng trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Do khả năng hấp thụ mùi khá tốt của nhựa PE, vì thế bạn chỉ nên dùng sản phẩm làm từ nhựa PE trong môi trường không có mùi,
- Mặc dù khả năng chịu nhiệt của nhựa PE lên đến 230 độ C, nhưng tuyệt đối bạn không được sử dụng làm từ nhựa để hâm trong lò vi sóng, hoặc dùng chế biến thực phẩm với nhiệt độ trên 110 độ C.
- Sau khi sử dụng, để không bị ảnh hưởng bởi các tạp chất bên ngoài môi trường và xóa sạch các mùi bám trên sản phẩm từ nhựa PE bạn có thể sử dụng nước rửa chén làm sạch và sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Kết luận
Trong các loại nhựa phổ biến hiện nay thì nhựa PE vẫn được đánh giá là loại nhựa đa năng, tính ứng dụng cao, giá thành hợp lý. Sau bài viết tìm hiểu nhựa PE là gì và ứng dụng của nhựa PE trong đời sống, Diepli.vn hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và giúp bạn dễ dàng lựa chọn các sản phẩm. Nếu bạn đang phân vân và muốn tìm hiểu kỹ hơn về tính chất cũng như ứng dụng trong sản xuất của các loại nhựa nói chung và nhựa PE nói riêng thì hãy liên hệ thêm với Diepli.vn nhé!
—————– CÔNG TY TNHH NHỰA DIỆP LINH Hotline: 0344.887.888 Zalo: 0886.063.249 Fanpage: https://www.facebook.com/dieli.vn Lazada: https://www.lazada.vn/shop/nhua-diep-linh/ Shopee: https://shopee.vn/dieli_official Văn Phòng: 28 Đường số 10, Khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Nhà Máy Sản Xuất: 9/4M, ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCMTừ khóa » đặc Tính Nhựa Pe
-
Đặc Tính Của Nhựa PP, PE, PVC, PC, PA - Nhựa Nam Việt
-
Nhựa PE Là Gì? Ứng Dụng Của Nhựa PE Trong Cuộc Sống - SNP
-
Hạt Nhựa PE Là Gì? Đặc Tính Và Công Dụng Của Hạt Nhựa PE
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Nhựa PE
-
Polietilen Là Gì? Đặc điểm - Ứng Nhựa Polyetilen Trong Thực Tế
-
Đặc Tính Của Nhựa PU, PE, PVC, PC, PP, PET.
-
NHỰA PE CÓ ĐẶC TÍNH NHƯ THẾ NÀO? - Plastic IDO
-
HẠT NHỰA PE LÀ GÌ? SỬ DỤNG NHỰA PE NHƯ NÀO LÀ AN TOÀN?
-
Nhựa PE Là Gì ? Ứng Dụng Của Nhựa PE Trong đời Sống - Tấm Nhựa
-
Nhựa PE Là Gì, Có độc Không? Ứng Dụng Của Nhựa Polyethylen
-
Nhựa PE Là Gì? Có độc Không? Ứng Dụng Nhựa PE? - Sơn Hà
-
Polyethylene Là Gì? Những điều Cần Biết Về Nhựa PE
-
[Kiến Thức] Nhựa PE Và Những điều Không Phải Ai Cũng Biết
-
Hạt Nhựa PE Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và ứng Dụng Của Hạt Nhựa PE