Những Biện Pháp Hay Nhằm Duy Trì Sĩ Số Học Sinh
Có thể bạn quan tâm
Những biện pháp hay nhằm duy trì sĩ số học sinh
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá. Hiện đại hoá đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.Là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.Vì thế Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là: “Quốc sách hàng đầu”.
Để đạt được mục tiêu đó,trong luật Giáo dục cũng đã quy định: “ Mọi công dân không phân biệt dân tộc,tôn giáo, tín ngưỡng,nguồn gốc gia đình.Địa vị xã hội,hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Điều 10 luật “Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em” cũng đã quy định: “Trẻ em có quyền học tập…Trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em “Cũng được thể hiện ở điều 28,khoản e”. Có biện pháp khuyến khích việc học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ bỏ học.
Để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số cho học sinh, phòng trừ mọi tệ nạn xã hội có thể xảy ra khi có học sinh bỏ học,thì mỗi chúng ta: Gia đình – Nhà trường – xã hội đều phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được đén trường,góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học đạt kết quả tốt.
Muốn trẻ đến trường được đều đặn thì trách nhiệm trước hết là của gia đình. Nếu mọi bậc phụ huynh đều nhận thức được việc học tập của con em mình là rất quan trọng,là quyền lợi của các em,nó quyết định cho cuộc sống tương lai của đứa trẻ.Có câu châm ngôn trong cuốn: “Cổ học trung hoa” đã nói: “ Lúc nhỏ mà chẳng được học hành thì đến lớn ngu dốt, không làm được việc gì”. Mỗi bậc phụ huynh phải thấy được tầm quan trọng việc học của đứa trẻ,tạo mọi điều kiện cho trẻ đến trường thì trẻ sẽ có cơ hội học tập tốt,lĩnh hội được tri thức khoa học để sau này trở thành con người có ích cho xã hội.Nếu mỗi bậc phụ huynh đều có ý thức giáo dục con em mình học tập như bà mẹ Mạnh Tử trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con” trong cuốn “ Cổ học Trung hoa”,có đoạn viết “Thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi, bà mẹ đang ngồi dệt vải trông thấy liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung cửi mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt”.Từ đó hôm nào Mạnh Tử đi học cũng rất chuyên cần.Bên cạnh một số nhận thức đúng đắn của một số phụ huynh lo cho việc học tập của con trẻ,cũng còn có nhiều bậc phụ huynh nhận thức chưa sâu sắc hoặc do hoàn cảnh kinh tế gặp khó khăn mà bắt con phải nghỉ học,gây ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số của học sinh ở trong trường.
Để giải quyết được yêu cầu thì mỗi gia đình, nhà trường và xã hội đều phải có trách nhiệm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ được tiếp tục đến trường và góp phần nâng cao tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 100%.
Vì thế, chúng tôi muốn tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp đở trẻ được tiếp tục học tập và góp phần vào việc duy trì sĩ số của trường ngày một đạt kết quả cao, để giải quyết vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “những biện pháp hay nhằm duy trì sĩ số học sinh”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Đất nước ngày một phát triển, xã hội ngày một văn minh, thì một người dân cần phải có một trình độ văn hoá tối thiểu. Đặc biệt là thế hệ mầm non của đất nước cần phải có một số vốn về tri thức khoa học.Vậy mà vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học mọi nơi.
Qua quá trình công tác và giảng dạy ở trường tiểu học …., huyện Krông Năng, tỉnh ĐăkLăk. Chúng tôi nhận thấy mặt duy trì sĩ số học sinh của trường chưa năm nào đạt 100%, còn có nhiều học sinh bỏ học giữa chừng do điều kiện kinh tế gặp khó khăn, địa bàn dân cư quá rộng,trẻ đi học quá xa,phần nữa là do nhận thức về việc học của con trẻ chưa cao. Mỗi chúng ta: Gia đình – Nhà trường – Xã hội phải làm gì để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp tục học tập.
3 Đối tượng nghiên cứu.
– Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường TH …….
– Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội phụ huynh của trường.
– Học sinh của trường trong những năm qua.
– Đoàn viên công đoàn nhà trường.
– Các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, nông dân trong thôn trong xã.
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu về thực trạng của học sinh; nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học giữa chừng.
- Nghiên cứu về đời sống tinh thần,vật chất của gia đình học sinh; nghiên cứu về sự nhận thức của phụ huynh học sinh đối với việc học tập của con em; nghiên cứu về địa bàn dân cư ở địa phương.
- Nghiên cứu về phương pháp động viên, khuyến khích thu hút trẻ đến trường của nhà trường.
- Nghiên cứu về sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với phong trào giáo dục xã nhà
– Đề xuất những giải pháp,nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng.
5 Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp sau:
*Phương pháp điều tra.Tôi đã điều tra ở giáo viên chủ nhiệm lớp của các năm học vừa qua về việc duy trì sĩ sô học sinh của từng lớp đầu năm,cuối năm.Đồng thời lấy sô liệu tổng hợp về việc duy trì sĩ số hàng năm của nhà trường.
*Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
*Phương pháp đọc sách,tài liệu
*Phương pháp trò chuyện:Tôi đã trực tiếp trò chuyện với một số phụ huynh học sinh để biết được thêm tình hình học tập của con em trong gia đình họ để bổ sung thêm thông tin cho phương pháp điều tra.
*Phương pháp xử lý số liệu.
Khi nghiên cứu đề tài này nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học và hiểu biết thêm thực trạng về đời sống kinh tế, về sự quan tâm của mỗi bậc phụ huynh đối với con trẻ. Sự gắn bó mật thiết giữa nhà trường và gia đình, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với đời sống kinh tế của nhân dân cũng như phong trào giáo dục của xã nhà, nhằm tạo mọi điều kiện cho trẻ được tiếp tục đến trường,tăng tỷ lệ về việc duy trì sĩ số của trường đạt 100%.Từ đó,đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp giữa nhà trường,Gia đình và xã hội để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp tục đến trường, góp phần nâng cao việc duy trì sĩ số của trường.
PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Đất nước ngày một phát triển, xã hội ngày một văn minh, thì mỗi người dân cần phải có một trình độ văn hóa tối thiểu. Đặc biệt là thế hệ trẻ của đất nước cần phải có một số vốn về tri thức khoa học. Vậy mà vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học mọi lúc mọi nơi. Qua quá trình công tác và giảng dạy ở trường tiêu học ….. chúng tôi nhận thấy rằng việc duy trì sỉ số của học sinh trong trường chưa năm nào đạt 100%. Có nhiều học sinh bỏ học nữa chừng do điều kiện kinh tế gặp khó khăn, địa bàn dân cư quá rộng, trẻ đi học xa , phần nữa là do nhận thức về việc học của học sinh chưa cao. Mỗi chúng ta : Gia đình – Nhà trường – Xã hội phải làm gì để tạo điều kiện cho học sinh được tiếp tục đi học.
Để thực hiện tốt việc duy trì sĩ số cho học sinh, phòng trừ mọi tệ nạn xã hội có thể xảy ra khi có học sinh bỏ học,thì mỗi chúng ta: Gia đình – Nhà trường – Xã hội đều phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được đến trường, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học đạt kết quả tốt.
Muốn trẻ đến trường được đều đặn thì trách nhiệm trước hết là của gia đình và sự quan tâm sâu sát của nhà trường.
Để thực hiện việc duy trì sĩ số cho học sinh đạt kết quả cao thì mỗi gia đình, nhà trường và xã hội đều phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giáo dục để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ được tiếp tục đến trường và góp phần nâng cao tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 100%.
Vì thế, chúng tôi muốn tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp đỡ trẻ được tiếp tục học tập và góp phần vào việc duy trì sỉ số của trường ngày một đạt kết quả cao.
2 Thực trạng.
a.Thuận lợi – khó khăn
Cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ năng nổ nhiệt tình có tâm huyết. Trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn trên 85%.
Hạn chế đời sống kinh tế có nhiều khó khăn thiếu thốn. Đặc biệt đường sá đi lại rất khó khăn nhất là về mùa mưa dẫn đến một số học sinh ở xa đi học hay chậm trễ vì vậy có phần nào ảnh hưởng đến việc học của các em. Cơ sở vật chất còn thiếu.
b.Thành công – Hạn chế.
Nội bộ nhà trường luôn tạo mối đoàn kết, thống nhất cao, luôn giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua trường đều tham gia tốt các hoạt động phong trào có rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm học ….. toàn trường có 65 cán bộ giáo viên trong đó đề nghị các cấp khen thưởng 34 đồng chí. Trường đạt danh hiệu tiên tiến và cơ quan văn hóa cấp huyện trong mấy năm liền
Hạn chế giáo viên còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Đường sá đi lại khó khăn có phần ảnh hưởng đến công tác duy trì sỉ số
3. Giải pháp, biện pháp :
- Mục tiêu của giải pháp, biện pháp :
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh có điều kiện đến trường. Coi trọng việc học tập là mục tiêu cơ bản để các em có ý thức tự giác học tập, biết được ý nghĩa của việc học tập. Từ đó giúp các em có thói quen đi học, đến trường đầy đủ. Đảm bảo học tập tốt hơn.
Trong sự nghiệp trồng người mỗi thầy giáo, cô giáo đều phát huy hết trách nhiệm của mình nêu cao vai trò gương mẫu trong mọi công việc để giáo dục học sinh. Tạo điều kiện thân thiện, gần gũi, mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh. Tạo sự vui vẻ để hứng thú học tập để các em hứng thú đến lớp, đến trường đều đặn.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của việc duy trì sĩ số học sinh. Để có tác động tích cực của gia đình,nhà trường và xã hội.Tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp sau:
* Gia đình phải có trách nhiệm về con em, phải tạo mọi điều kiện để trẻ được theo học. Phải coi việc học của trẻ là hết sức quan trọng. Nếu thấy con em mình không vui hoặc có vấn đề gì khó khăn trong việc học tập của con em thì phải báo ngay với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ.
* Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình,năng nổ phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng ở trong nhà trường đặc biệt là từng em học sinh để lôi cuốn học sinh,học sinh vui vẻ, tự tin trước khi đến trường tạo thêm niềm vui, phấn khởi thực sự để hội cha mẹ học sinh nhận thấy được ở trường là chỗ dựa vững chắc cho phụ huynh tin tưởng từ đó tạo niềm tin cho phụ huynh phấn khởi và xây dựng môi trường thân thiện ở trong nhà trường .
– Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với Đoàn thể, với địa phương ,tạo những điều kiện môi trường giáo dục tốt.
– Phải tạo đoàn kết, thương yêu giúp đỡ học sinh trong lớp qua các phong trào. Tạo cho các em động cơ ham học trong việc uốn nắn các em,giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh,không nóng vội,không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hoà đồng vui vẻ với các em, xem học sinh là con đẻ của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
-Học sinh tiểu học trong độ tuổi biết tự ái, giận hờn, thích được động viên khen thưởng, tuyệt đối không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt không ham thích đến lớp, phải tạo cho các em một niềm tin để các em an tâm học tập và xem giáo viên chủ nhiệm là người mẹ hiền.
-Nên tổ chức vui chơi tập thể trong các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và giáo viên.Trong chương trình giảng dạy nên tổ chức những buổi “Học vui,vui học” dưới hình thức ôn tập.
Việc chuyên cần học tập của học sinh đã quyết định sự tiến bộ của các em,nếu để các em nghỉ học một hai lần với lý do không cần thiết lắm thì các em sẽ thích nghỉ học đi chơi hơn là đến lớp bởi nhiều lý do: Sợ bị phạt, sợ bị chế giễu. Giáo viên nên giải thích tai hại của việc bỏ học và đi học không đầy đủ đẫn đến hậu quả không tốt, ảnh hưởngđến kết quả học tập.
*Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ, bố trí buổi học phù hợp có thể lập Quỹ tình thương để hổ trợ một phần nào cho các em về mặt vật chất, đồng thời cắt cử các em học sinh trong lớp thường xuyên giúp đỡ,đỡ đần bớt các công việc gia đình để bạn có thời gian đến trường.
* Các đoàn thể xã hội như: Phụ nữ, nông dân, phải phối hợp với nhà trường quan tâm, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn. Xây dựng quỹ khuyến học trong từng thôn xã, họ hàng để hỗ trợ thêm cho những em gặp khó khăn trong đời sống kinh tế để giúp các em có thể tiếp tục học tập.
*Chính quyền địa phương phải có kế hoạch bố trí dân cư hợp lý để tạo điều kiện cho các em đi học gần.Đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những hộ gia đình nghèo, đông con và gặp khó khăn về kinh tế.
Công đoàn nhà trường xây dựng quỹ khuyến học, quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ những học sinh có điều kiện khó khăn về vật chất và tinh thần để các em đi học đầy đủ.
Giải pháp quan trọng nhất là Nhà trường,Gia đình và xã hội phải phối hợp chặt chẻ với nhau,để cùng nhau giúp đỡ về mọi mặt,tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp tục đến trường.Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm.
4 . Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Mặc dù các em rất hiếu học và được sự quan tâm tận tình của giáo viên chủ nhiệm cũng như Ban giám hiệu nhà trường,nhưng kết quả duy trì sĩ sô hàng năm đạt chưa cao.
Sau khi xác định được mục đích, nhiệm vụ về đề tài nghiên cứu, Tôi đã xây dựng hệ thống các nội dung nghiên cứu, nắm bắt số liệu duy trì sĩ số học sinh từ năm học của trường. Để bổ sung và tin cậy số liệu trên,chúng tôi đã gặp gỡ một số giáo viên chủ nhiệm lớp Năm để hỏi thêm việc duy trì sĩ số hàng năm ở trong lớp,đồng thời gặp gỡ những gia đình có con em bỏ học để tìm hiểu thực tế.Qua quá trình điều tra,tôi đã thu thập được các số liệu về duy trì sĩ số học sinh qua các năm học; cụ thể như sau:
Qua nội dung nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc duy trì sĩ số học sinh của trường đạt kết quả rất cao. Tình hình học sinh bỏ học nửa chừng không còn nữa.
Qua theo dõi số em học sinh bỏ học thuộc diện đói nghèo, phần lớn đều rất hiếu học nhưng do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, kinh tế eo hẹp nên các em phải nghỉ học để làm phụ thêm cùng gia đình. Một số nữa là do gia đình quá xa trường nên các em theo học nữa chừng rồi cũng bỏ học. Ngoài ra,một số em thuộc diện con em gia đình khá giả,nhưng do ý thức của cha mẹ, quan tâm không thấu đáo, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học cũng cho con mình nghỉ học; Một số em vì học yếu, hoang nghịch, thường xuyên bị thầy cô và các bạn bè khiển trách,sự giáo dục của gia đình không đến nơi đến chốn và cuói cùng cũng bỏ học đi chơi lêu lổng,thành phần này có thể gây ra nhiều tác hại,ảnh hưởng xấu đối với xã hội như: Kết bè đảng, đánh bậy,trộm cắp…
Việc duy trì sĩ số hàng năm không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc thi đua của nhà trường.Các giáo viên chủ nhiệm cũng bị khiển trách; song những vấn đề chưa quan trọng và đều nhức nhối mà mỗi chúng ta đều phải quan tâm suy nghĩ là: Những em học sinh bỏ học rồi đây rồi sẽ ra sao? Tương lai của các em sau này sẽ như thế nào? khi trình độ học vấn của các em chưa hết bậc tiểu học? Liệu sau này các em sẽ giúp ích được gì cho đời,cho xã hội…
Đất nước ngày một phát triển,xã hội ngày một văn minh,khoa học kỹ thuật đòi hỏi ngày càng cao: với trình độ chưa hết bậc tiểu học sẽ không đáp ứng nổi mọi nhu cầu của xã hội. Sẽ làm trì trệ sự phát triển của xã hội, sự phát triển đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá của đất nước sẽ gặp không ít khó khăn.Vì vậy, mỗi chúng ta:Gia đình,Nhà trường và xã hội phải hết sức quan tâm,chú trọng tìm ra nhữnggiải pháp phù hợp,hữu ích để giúp trẻ được đến trường.
*Một số nguyên nhân dẫn đến việc duy trì sĩ số học sinh không đảm bảo là:
– Do điều kiện đời sống kinh tế của một số gia đình gặp nhiều khó khăn,không thể tiếp tục cho con em tới trường học tập.
– Do địa bàn dân cư quá thưa thớt,trường học quá xa,học sinh đi lại quá khó khăn.
– Do sự quan tâm chưa đúng mức,và sự nhận thức chưa sâu sắc của một số phụ huynh về việc học của con em.
– Do sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương chưa kịp thời đối với những gia đình gặp khó khăn về kinh tế.Chưa tạo điều kiện cho học sinh đi học gần,trường lớp quá xa.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1 Kết luận :
Nhìn chung qua nghiên cứu thực trạng và những biện pháp duy trì sỉ số của học sinh trường tiểu học …. cho chúng ta thấy được hiệu quả rất khích lệ. Công tác phối hợp với các đoàn thể ở trong nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức chính quyền ở địa phương có hiệu quả, số học sinh bỏ học không còn. Nguyên nhân thành công là do sự đoàn kết cao ở trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch về việc duy trì sỉ số chặt chẽ thường xuyên đưa vào các buổi họp, hội đồng nhà trường để bàn bạc thống nhất.
Cho học sinh thấy được việc học là rất quan trọng đối với các em.Giúp cha mẹ học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc học của con trẻ,cho trẻ có được sự học vấn là vốn quý nhất của con người.
Nhà trường phải có nhiều biện pháp thích hợp để tìm hiểu động viên kịp thời khi có trường hợp học sinh bỏ học; tìm hiểu nguyên nhân bỏ học để tạo điều kiện về mặt tinh thần cũng như vật chất; tham mưu với chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn, việc này đối với nhà trường là nhiệm vụ trọng trách có hiệu quả tốt khi có trường hợp học sinh bỏ học.
Các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương cũng phải phối hợp chặt chẽ với nhau để động viên kịp thời khi gặp gia đình có con em bỏ học.Đây cũng là một việc làm hết sức quan trọng tạo điều kiện cho những gia đình gặp khó khăn cũng giúp được phần nào về mặt kinh tế.
Vậy muốn cho việc duy trì sĩ số đạt được kết quả tốt thì mỗi chúng ta: Gia đình – Nhà trường – Xã hội phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng nhau tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp tục đến trường học tập nhằm bảo vệ được quyền học tập của trẻ,góp phần nâng cao tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh của trường đạt kết quả tốt.Sau này lớn lên sẽ có một số vốn kiến thức giup ích cho đời,cho xã hội.
– Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ có vốn kiến thức để sau này giúp ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Nhằm đáp ứng xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Kiến nghị :
Đối với hội cha mẹ học sinh quan tâm nhiều hơn nữa đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đến những em học sinh có đông anh em đi học nhằm động viên kịp thời cho các em học sinh phấn khởi đi học.
Đối với chính quyền địa phương có biện pháp giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và tạo điều kiện cho họ vay vốn để làm kinh tế, từ đó họ có kiều kiện để động viên con em đi học đầy đủ, không bỏ học nửa chừng.
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Giải toán lớp 3 bài 2
- Giáo án Lịch Sử – Địa Lý lớp 4 tuần 7
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững cách đọc, viết số có nhiều chữ số
- Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 3 tuần 27 sách Cánh diều
- Bài giảng Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ (t1)
- Một số biện pháp dạy toán phép chia có dư ở tiểu học
Bài viết cùng chủ đề
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Đạo Đức lớp 5 ở trường Tiểu học
- Một số giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học
- Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để giáo dục nề nếp…
- Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 khi học môn Tiếng Việt
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm
- SKKN Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính lớp 3
Từ khóa » Giải Pháp Duy Trì Sĩ Số Lớp Học
-
Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Công Tác Chủ Nhiệm
-
Một Số Giải Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Lớp Chủ Nhiệm
-
Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Công Tác Chủ Nhiệm
-
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
-
Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Vùng Dân Tộc Thiểu Số - 123doc
-
Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Lớp 5 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đề Tài Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh ở Trường Tiểu Học Y ...
-
Đề Tài Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Lớp 5
-
Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Công Tác Chủ Nhiệm
-
Biện Pháp để Duy Trì Sĩ Số Và đảm Bảo Chuyên Cần Học Sinh Bậc Tiểu ...
-
SKKN: Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Công Tác Chủ ...
-
Bài Tham Luận Về Công Tác Duy Trì Sĩ Số Học Sinh
-
Skkn Một Số Giải Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Trường Tiểu Học
-
Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Trong Công Tác Chủ Nhiệm